Một từ ngữ có thể mang đến nhiều sắc thái nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và cách chúng được sử dụng trong câu. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ sắc thái nghĩa của từ là gì? bài tập về sắc thái nghĩa của từ mời bạn học cùng tìm hiểu nhé
Mục lục bài viết
1. Sắc thái nghĩa của từ là gì?
Theo định nghĩa được đưa ra trong chương trình Ngữ văn lớp 6 thì nghĩa của từ là nội dung, tính chất, hoạt động, quan hệ,… mà từ đó biểu thị. Hiểu theo cách đơn giản thì nghĩa của từ chính là phần nội dung mà từ đó biểu thị để giúp chúng ta hiểu và nắm bắt được nội dung của từ đó.
Theo sách giá khoa Ngữ văn lớp 8 tập 1 thì sắc thái nghĩa của từ là nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản của từ.
Sắc thái nghĩa của các từ ngữ là các biểu hiện, cảm xúc, hoặc ý nghĩa khác nhau mà từ đó có thể mang đến trong ngữ cảnh khác nhau.
Ví dụ:
– Từ “Cây” có nghĩa là một loại thực vật trong thiên nhiên có các bộ phận thân, rễ, lá.
– Từ “Bâng khuâng” có nghĩa là một tính từ chỉ trạng thái tình cảm không rõ ràng của con người.
– Từ “Ấm áp” là từu chỉ Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo.
– Từ “Học lỏm” là từ chỉ việc Nghe hoặc nhìn rồi làm theo, không có người trực tiếp dạy bảo.
2. Phân biệt sắc thái nghĩa của một số từ:
Dưới đây là sự phân biệt chi tiết giữa một số cặp từ ngữ thường được sử dụng và dễ nhầm lẫn với nhau và ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách sử dụng của chúng:
– Lên tiếng và Cao giọng:
Từ “Lên tiếng” là từ chỉ hành động của việc bắt đầu nói, không mang theo sắc thái cảm xúc. Ví dụ: “Cuối cùng cô ấy cũng lên tiếng đòi lại công bằng đối với những người thấp cổ bé họng.”
Từ “Cao giọng” là cũng chỉ việc nói nhưng nói với âm điệu cao, có thể mang theo sắc thái mỉa mai hoặc châm biếm hoặc ra lệnh. Ví dụ: “Hắn cất cao giọng nói với mọi người rằng: “Ta là kẻ có quyền ở đây”.
– Chậm rãi và Chậm chạp:
Từ “Chậm rãi” là từ chỉ tốc độ hoặc phong thái trong việc thực hiện một hành động một cách cẩn thận hoặc thong thả, mang theo sắc thái tích cực, thoải mái. Ví dụ: “Cậu ấy xử lý tình huống chậm rãi, từ tốn”
Từ “Chậm chạp” là từ chỉ việc thực hiện một hành động một cách mất thời gian hoặc trì hoãn một cách không cần thiết, mang sắc thái tiêu cực. Ví dụ: “Cậu ấy làm gì cũng chậm chạp, khiến tôi nhìn thấy rất khó chịu.”
– Nóng và Nóng bỏng:
Từ “Nóng” chỉ trạng thái nhiệt độ cao hoặc cảm giác do nhiệt độ ca, không mang theo sắc thái cảm xúc. Ví dụ: “Nồi sau khi sử dụng rất nóng.”
Từ “Nóng bỏng” là từ mang sắc thái cảm xúc thường liên quan đến sự quyến rũ hoặc sự kích thích. Ví dụ: “Cô ấy mặc bộ đồ bơi nóng bỏng”
– Không và Không bao giờ:
Từ “Không” là từ mang sắc thái ý nghĩa chỉ sự phủ định, hoặc thể hiện sự không có hoặc thiếu điều gì đó. Ví dụ: “Tôi đnag rất bận và không có thời gian để nói chuyện với bạn.”
Từ “Không bao giờ” là từ chỉ một khoảng thời gian rất dài hoặc mang trạng thái vĩnh viễn. Ví dụ: “Tôi sẽ không bao giờ quên ơn huệ này”.
– Nhẹ nhàng và Nhẫn nhịn:
Từ “Nhẹ nhàng” là từ chỉ một cách làm hoặc cảm xúc một cách êm dịu, tinh tế. Ví dụ: “Tính cách nhẹ nhàng của cô ấy đã cảm hóa anh ấy làm một người lương thiện.”
Từ “Nhẫn nhịn” là từ chỉ khả năng kiểm soát và tự chế trong tình huống khó khăn hoặc khi gặp khó khăn. Ví dụ: “Anh ấy phải nhẫn nhịn mọi sự kích đểu từu người ngoài để giữ được bình tĩnh.”
3. Ý nghĩa sắc thái nghĩa của các từ ngữ:
3.1. Nghĩa tích cực:
Ví dụ:
– Từ “Hạnh phúc” là từ Ám chỉ trạng thái tinh thần tích cực, niềm vui khi có được thứ gì, điều gì đó mà mình mong muốn.
– Từ “Yêu thương” là từ Biểu thị tình cảm tốt đẹp, tình yêu và quan tâm của người đối với người.
– Từ “Thành công” là từ Chỉ sự hoàn thành mục tiêu hoặc đạt được kết quả tích cực theo mục tiêu mà con người đặt ra.
3.2. Nghĩa tiêu cực:
– Từ “Buồn” là từ Thể hiện tâm trạng chán nản, mất niềm tin hoặc tình trạng tinh thần tiêu cực bởi một lý do nào đó tác động đến.
– Từ “Thất bại” là từ chỉ sự không thể đạt được mục tiêu hoặc kết quả mà bản thân không mong muốn.
– Từ “Tức giận” là từ Biểu thị tâm trạng căm phẫn hoặc tình trạng tinh thần tiêu cực khác.
3.3. Nghĩa trung tính:
– Từ “Bình thường” là từ Chỉ tình trạng trung bình, mức ở giữa hoặc không có gì đặc biệt.
– Từ “Hiện tại” là từ chỉ thời điểm hiện tại, đang diễn ra, không mang theo ý tích cực hoặc tiêu cực.
3.4. Nghĩa mỉa mai hoặc châm biếm:
– Từ “Chán” là từ ám chỉ tâm trạng mệt mỏi hoặc không hứng thú.
– Từ “Thiếu thông minh” là từ Thường được dùng để mỉa mai hoặc châm biếm người khác không được thông minh.
3.5. Nghĩa yếu đuối hoặc mạnh mẽ:
– Từ “Mạnh” là từ Biểu thị sức khỏe mạnh mẽ, động viên, hơn người hoặc khả năng vượt qua khó khăn.
– Từ “Yếu” là từ Chỉ sức khỏe yếu đuối, mất sức hoặc thiếu sự mạnh mẽ.
3.6. Nghĩa tương đối:
– Từ “Lớn” là từ Biểu thị sự chênh lệch lớn kích thước, … hơn so với cái khác, không phải lúc nào cũng tích cực tùy thuộc vào từ đi kèm với nó.
– Từ “Nhỏ” là từ Thường chỉ sự nhỏ hơn so với cái khác, nhưng không phải lúc nào cũng tiêu cực tùy thuộc vào từ đi kèm với nó.
4. Bài tập vận dụng:
Câu 1. Tìm một từ đồng nghĩa với từ ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp hơn trong văn cảnh này.
Sông Gâm đôi bờ trắng cát
Đá ngồi dưới bến trông nhau
Non Thần hình như trẻ lại
Xanh lên ngút ngát một màu.
(Mai Liễu, Mai em về Chiêm Hóa)
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với từ “ngút ngát”: bạt ngàn, mênh mông, bát ngát, ngút ngàn,…
– Từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này bởi vì nó có sắc thái biểu cảm phù hợp với câu thơ hơn các từ đồng nghĩa khác.
Câu 2. Tìm các từ trong khổ thơ dưới đây đồng nghĩa với từ đỏ. Sắc thái nghĩa của các từ ấy khác nhau thế nào? Vì sao đó là những từ phù hợp nhất để miêu tả sự vật?
Thúng cắp bên hông, nón đội đầu,
Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu,
Trông u chẳng khác thời con gái
Mắt sáng, môi hồng, má đỏ au.
(Đoàn Văn Cừ, Đường về quê mẹ)
Trả lời:
– Từ đồng nghĩa với từ “đỏ”: thắm, hồng hào,..
– Sắc thái nghĩa của các từ:
+ Đỏ au: đỏ tươi.
+ Thắm: đậm màu.
+ Hồng hào: nhẹ nhàng, đầy sức sống.
=> Từ đỏ hợp với ngữ cảnh hơn, miêu tả đôi má của con người.
Câu 3. Tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây. Chỉ ra nghĩa của mỗi từ láy tìm được. Nêu tác dụng của việc sử dụng các từ láy đó đối với sự thể hiện tâm trạng của tác giả.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
(Lưu Trọng Lư, Nắng mới)
Trả lời:
– Các từ láy trong khổ thơ:
+ Xao xác: Tính từ gợi tả những tiếng như tiếng chim vỗ cánh, tiếng gà gáy, v.v. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.
+ Não nùng: Tính từ chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.
+ Chập chờn: Tính từ chỉ trạng thái nửa ngủ nửa thức, nửa tỉnh nửa mê. Động từ chỉ trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không
=> Tác dụng: miêu tả, nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, làm sâu sắc hơn tâm trạng của tác giả.
Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) về sắc thái nghĩa của từ rượi buồn (buồn rượi) trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư và sự phù hợp của từ đó đối với yêu cầu diễn tả tâm trạng của tác giả so với một số từ đồng nghĩa.
Trả lời:
“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, trong vô vàn những từ ngữ phong phú, có rất nhiều từ ngữ miêu tả cảm xúc vui – buồn của con người, trong đó đặc biệt có từ “rượi buồn” mà tác giả Lưu Trọng Lư đã sử dụng trong bài thơ “Nắng mới” của mình là một từ thể hiện tâm trạng buồn của con người. “Rượi buồn” không chỉ một nỗi buồn ủ rũ và mênh mang, nỗi buồn ấy còn như bao trùm lấy toàn bộ không gian, thời gian và cảnh vật. Gợi ra tâm trạng của người con khi nhớ về người mẹ quá cố. Có rất nhiều từ ngữ thể hiện nỗi buồn nhưng từ “rượi buồn” là phù hợp hơn cả trong việc bộc lộ cảm xúc của tác giả.