Theo quy định của pháp luật, muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm một bộ hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp để gửi lên phía cơ quan chức năng có thẩm quyền. Vậy người dân được rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã nộp được không?
Mục lục bài viết
1. Rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã nộp được không?
Theo quy định của
Muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải làm một bộ hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp để gửi lên phía cơ quan chức năng có thẩm quyền. Có thể nói, hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là những giấy tờ, tài liệu mà người lao động gửi lên Trung tâm dịch vụ việc làm để được giải quyết về nguồn trợ cấp tài chính khi thất nghiệp.
Khi có hồ sơ mà người lao động gửi lên, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét và đưa ra quyết định hưởng trợ cấp cho người lao động (khi hồ sơ hợp lệ).
Một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm liên quan đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, là người lao động có được rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã nộp không?
Trả lời cho câu hỏi này như sau:
– Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trong thời hạn 15 ngày tính theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải trực tiếp nộp đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Lúc này, khi nhận được đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm gửi lại hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động vào ngày trả kết quả theo phiếu hẹn trả kết quả.
Từ nội dung phân tích ở trên, có thể khẳng định, người lao động được phép rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu quá 15 ngày, người lao động sẽ không được rút hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là nội dung phân tích làm rõ vướng mắc về việc rút lại hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp đã nộp được không? Người lao động dựa vào những nội dung này để đưa ra cách thức thực hiện tốt nhất cho mình.
2. Mẫu đơn đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ NGHỊ KHÔNG HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm dịch vụ việc làm ………….
Tên tôi là: …….. Sinh ngày ………./……../………
Số chứng minh nhân dân:…………
Ngày cấp: ………/……../….…. nơi cấp:……
Số sổ BHXH……………..
Nơi thường trú:…………..
Chỗ ở hiện nay:..…….……
Tôi đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp ngày…………../………/……… nhưng hiện nay, tôi không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp vì: ………….
Do đó, tôi đề nghị không hưởng trợ cấp thất nghiệp để bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn.
………., ngày ……. tháng ….. năm …….
Người đề nghị
(Ký và ghi rõ họ tên)
3. Quy định của Nhà nước về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động:
3.1. Điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Theo quy định tại Luật việc làm 2013, người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đảm bảo các điều kiện cụ thể sau đây:
– Người lao động đã chấm dứt
– Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn/không xác định thời hạn; từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
– Kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập trong thời hạn 03 tháng.
– Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Trên đây là các điều kiện mà người lao động cần đảm bảo khi muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Các điều kiện trên được Nhà nước đưa ra dựa trên tính khách quan của hoạt động đóng bảo hiểm xã hội, cũng như lao động thực tiễn của người lao động. Chỉ khi đảm bảo đồng thời tất cả các điều kiện nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới xem xét và đưa ra quyết định cho người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3.2. Hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp:
– Đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Văn bản chấm dứt hợp đồng lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
– Sổ bảo hiểm xã hội đã chốt và rút trước đó.
– Căn cước công dân của người lao động.
Hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ, tài liệu trong bộ hồ sơ nêu trên, người lao động sẽ nộp hồ sơ lên Trung tâm dịch vụ việc làm gần nhất. Lúc này, trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xem xét và giải quyết yêu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Một điểm cần lưu ý rằng, thời hạn nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 3 tháng kể từ ngày nhận được văn bản chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu quá 3 tháng, người lao động không nộp hồ sơ, thì sẽ không được thụ lý và giải quyết. Lúc này, quyền lợi của người lao động sẽ bị ảnh hưởng.
3.3. Mẫu đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH
ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ NGHỊ HƯỞNG TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP
Kính gửi: Trung tâm Dịch vụ việc làm:………..
Tên tôi là:….. sinh ngày …… /……./…… Nam o, Nữ o
Số chứng minh nhân dân: ……
Ngày cấp: ……/……../….…. nơi cấp:………
Số sổ BHXH: ………
Số điện thoại:…..Địa chỉ email (nếu có)…………
Dân tộc:……. Tôn giáo:……
Số tài khoản (ATM nếu có)……….… tại ngân hàng:……
Trình độ đào tạo:……
Ngành nghề đào tạo:……….
Nơi thường trú (1):…………
Chỗ ở hiện nay (2):………
Ngày …../……/……, tôi đã chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc với (tên đơn vị)………..tại địa chỉ:………..
Lý do chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:…………
Loại hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc:………
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp….tháng.
Nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp (BHXH quận/huyện hoặc qua thẻ ATM):………….
Kèm theo Đề nghị này là (3)……… và Sổ bảo hiểm xã hội của tôi. Đề nghị quý Trung tâm xem xét, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp cho tôi theo đúng quy định.
Tôi cam đoan nội dung ghi trên là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| ….., ngày ……. tháng ….. năm …. Người đề nghị (Ký, ghi rõ họ tên) |
Ghi chú:
(1,2) Ghi rõ số nhà, đường phố, tổ, thôn, xóm, làng, ấp, bản, sóc.
(3) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc;
4. Khi nào người lao động rút hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Xét trong thực tế, người lao động thực hiện rút đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Người lao động rút đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp khi đã tìm được công việc mới. Lúc này, họ sẽ tiến hành báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc đã tìm được việc làm, và xin rút hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
– Trong trường hợp các cá nhân ra nước ngoài làm việc, để tránh những thủ tục pháp lý liên quan đến việc ủy quyền nhận trợ cấp thất nghiệp (hoặc không thể ủy quyền cho ai), họ sẽ hướng đến việc làm đơn đề nghị được rút hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đây được xem là hai lý do chính nhằm giải đảm cho câu hỏi tại sao và khi nào người lao động tiến hành rút hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật lao động 2019;
Luật bảo hiểm xã hội 2014;
Luật việc làm 2013.