Skip to content
 19006568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Ngữ văn
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Toán học
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Tiếng Việt
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • GDCD
  • Giáo án
  • Quản lý giáo dục
    • Thi THPT Quốc gia
    • Tuyển sinh Đại học
    • Tuyển sinh vào 10
    • Mầm non
    • Đại học
  • Pháp luật
  • Bạn cần biết

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
Trang chủ Giáo dục Tiếng Việt

Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu?

  • 23/08/202423/08/2024
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    23/08/2024
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Câu rút gọn là kiểu câu được sử dụng phổ biến trong văn học. Đó là những câu mà trong quá trình nói hoặc viết người nói có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu văn trở nên ngắn gọn hơn thì được gọi là loại câu rút gọn. Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các kiến thức về câu rút gọn trong tiếng Việt.

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Khái niệm câu rút gọn:
      • 2 2. Vai trò của câu rút gọn: 
      • 3 3. Các kiểu câu rút gọn:
        • 3.1 3.1. Câu rút gọn thành phần chủ ngữ: 
        • 3.2 3.2. Câu rút gọn thành phần vị ngữ:
        • 3.3 3.3. Câu rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ:
      • 4 4. Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn:
      • 5 5. Tại sao câu rút gọn lại quan trọng trong văn học?
      • 6 6. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:
      • 7 7. Một vài ví dụ bài tập về câu rút gọn:

      1. Khái niệm câu rút gọn:

      • Trong một đoạn văn hoặc một bài văn không khó để có thể bắt gặp được câu rút gọn. Những câu mà trong quá trình nói hoặc viết người nói có thể lược bỏ một số thành phần của câu để câu văn trở nên ngắn gọn hơn thì được gọi là loại câu rút gọn. 
      • Tùy theo hoàn cảnh, mục đích mà chúng ta có thể lược bỏ những thành phần sao cho phù hợp, tuy nhiên cần đảm bảo câu đã lược bỏ vẫn thể hiện đúng nội dung cần truyền đạt và câu văn không trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.

      Ví dụ về câu rút gọn:

      • Thành ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyết đi thành phần chủ ngữ trong câu
      • Thành ngữ: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” khuyết đi thành phần chủ ngữ trong câu.

      2. Vai trò của câu rút gọn: 

      Trong khi nói hoặc viết, ta hoàn toàn có thể lược đi những phần trong câu, đó gọi là câu rút gọn. Câu rút gọn có một số ít công dụng chính như sau:

      • Giúp câu trở nên ngắn gọn, xúc tích hơn.
      • Giúp chuyển tải thông tin nhanh gọn, đồng thời tránh việc trùng lặp với từ ngữ ở câu trước.
      • Lược bỏ những chủ ngữ không cần thiết, giúp câu văn bao hàm được ý một cách tổng quát hơn.
      • Giúp cho người nói nhấn mạnh vào ý quan trọng; khiến cho người nghe có thể tập trung vào nội dung chính nhiều hơn.

      3. Các kiểu câu rút gọn:

      Câu rút gọn dựa vào thành phần bị rút gọn thì được chia thành 3 kiểu sau:

      3.1. Câu rút gọn thành phần chủ ngữ: 

      Câu rút gọn chủ ngữ: là những câu không có thành phần chủ ngữ trong câu khi sử dụng.

      Ví dụ:

      • Linh: Cậu ăn cơm chưa?
      • Hương: Rồi.
      • Câu đầy đủ: “Tớ ăn cơm rồi”.

      3.2. Câu rút gọn thành phần vị ngữ:

      Câu rút gọn vị ngữ: là những câu không có thành phần vị ngữ khi sử dụng.

      Ví dụ:

      • Linh: Có những ai được tham gia cuộc thi học sinh giỏi toán cấp tỉnh vậy?
      • Lan: Hương, Huệ và Lan
      • Câu đầy đủ: “Hương, Huệ và Lan sẽ tham gia cuộc thi học sinh giỏi toán cấp tỉnh”
      Xem thêm:  Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8)

      3.3. Câu rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ:

      Câu rút gọn cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ: là những câu được rút gọn không có chủ ngữ và vị ngữ.

      Ví dụ:

      • Linh: Tối qua mấy giờ cậu đi ngủ?
      • Lan: 10 giờ. (Chỉ còn phần trạng ngữ).
      • Câu đầy đủ: “Hôm qua, 10 giờ tớ đi ngủ”. 

      4. Những lưu ý khi sử dụng câu rút gọn:

      Câu rút gọn là một kiểu câu phổ biến trong Tiếng Việt, thường được sử dụng trong cả văn nói và văn viết. Do vậy, khi sử dụng, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

      Rút gọn câu khiến người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói. Ví dụ:

      • Sáng chủ nhật, trường em tổ chức cắm trại. Sân trường hôm đó thật đông vui. Chạy loăng quăng, nhảy dây, chơi kéo co rất vui. 
      • Trong đoạn trên câu văn “Chạy loăng quăng, nhảy dây chơi kéo co” là những câu đã bị rút gọn thành phần chủ ngữ. Nhưng việc rút gọn này làm cho câu văn trở nên khó hiểu, người đọc, người nghe sẽ không thể hiểu được nghĩa của câu văn hoặc hiểu không đúng câu văn đó. 

      Tránh trường hợp biến câu nói, câu văn thành một câu cộc lốc, khiếm nhã, không thể hiện được rõ thái độ lễ phép khi nói, mang lại ấn tượng xấu cho người đọc. Ví dụ:

      • Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10 ạ. 
      • Tuyệt vời quá con yêu! Bài kiểm tra môn nào được điểm 10 thế?
      • Toán.
      • Trong ví dụ trên câu văn: “toán” đã không thể hiện thái độ lễ phép của con với mẹ. Do vậy, câu văn cần phải thêm các từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép như: “Bài kiểm tra toán mẹ ạ”.
      • Tuỳ vào hoàn cảnh nói, mà người nói, người viết cần xác định có hoặc không nên dùng câu rút gọn trong trường hợp cụ thể. 
      • Không sử dụng câu rút gọn một cách bừa bãi.

      5. Tại sao câu rút gọn lại quan trọng trong văn học?

      Câu rút gọn là một biện pháp tu từ đặc biệt, mang đến nhiều hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm văn học. Dưới đây là những lý do khiến câu rút gọn trở nên quan trọng:

      Tạo sự ngắn gọn, súc tích:

      • Nhanh gọn, dễ hiểu: Câu rút gọn giúp truyền đạt thông tin một cách nhanh chóng, cô đọng, tránh sự dài dòng, rườm rà.
      • Tăng tính hấp dẫn: Những câu văn ngắn gọn, giàu ý nghĩa thường gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, tạo sự hứng thú.

      Tăng tính biểu cảm:

      Xem thêm:  Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?
      • Nhấn mạnh ý: Bằng cách lược bỏ những thành phần không cần thiết, câu rút gọn giúp nhấn mạnh vào ý chính, tạo điểm nhấn cho đoạn văn.
      • Gợi tả cảm xúc: Câu rút gọn thường mang tính gợi mở, khiến người đọc phải tự suy tưởng, hình dung, từ đó khơi gợi nhiều cảm xúc khác nhau.

      Tạo nhịp điệu cho câu văn:

      • Tạo sự biến hóa: Sự kết hợp giữa câu dài và câu ngắn, câu đầy đủ và câu rút gọn giúp câu văn trở nên linh hoạt, tránh sự nhàm chán.
      • Tăng tính âm nhạc: Câu rút gọn có thể tạo ra những âm điệu độc đáo, làm cho câu văn trở nên giàu nhạc tính.

      Tạo sự gần gũi, tự nhiên:

      • Giống văn nói: Câu rút gọn thường xuất hiện trong văn nói hàng ngày, tạo cảm giác gần gũi, tự nhiên cho lời văn.
      • Phù hợp với nhiều thể loại: Câu rút gọn có thể sử dụng trong nhiều thể loại văn học khác nhau, từ thơ ca đến truyện ngắn, tiểu thuyết.

      Tăng tính hàm súc:

      • Gợi mở nhiều ý nghĩa: Câu rút gọn thường hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa, đòi hỏi người đọc phải suy ngẫm, khám phá.
      • Tạo dấu ấn riêng: Mỗi tác giả có cách sử dụng câu rút gọn khác nhau, tạo nên phong cách riêng cho tác phẩm.

      Câu rút gọn là một công cụ nghệ thuật hiệu quả, giúp cho tác phẩm văn học trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu ý nghĩa hơn. Việc sử dụng câu rút gọn một cách hợp lý sẽ giúp tác giả truyền tải thông điệp một cách hiệu quả đến người đọc.

      6. Phân biệt câu rút gọn và câu đặc biệt:

      Câu rút gọn và câu đặc biệt là hai kiểu câu phổ biến trong tiếng việt. Đôi khi, có khá nhiều học sinh nhầm lẫn hai loại câu này. Điểm giống nhau của câu đặc biệt và câu rút gọn là đều có cấu tạo là một từ hay một cụm từ. Dưới đây là một số điểm khác nhau dễ phân biệt:

      Sự giống nhau:

      Cả 2 loại câu đặc biệt và câu rút gọn đều là dạng câu phổ biến trong tiếng Việt, đều có cấu tạo từ một từ hoặc một cụm từ.

      Sự khác nhau:

      Câu rút gọn

      Câu đặc biệt

      Về bản chất, câu rút gọn là một câu đầy đủ nhưng được lược bớt đi các thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ trong quá trình sử dụng.

      Câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo câu đầy đủ với các thành phần chủ ngữ – vị ngữ.

      Căn cứ vào hoàn cảnh sử dụng câu văn, câu nói, chúng ta có thể xác định được thành phần nào bị rút gọn và có thể xác định được nội dung phần đã rút gọn.

      Từ hoặc cụm từ ở đây là trung tâm chính, không thể xác định là thành phần nào của câu.

      Có thể khôi phục thành một câu văn đầy đủ các thành phần chủ ngữ và vị ngữ.

      Câu đặc biệt không có đầy đủ thành phần chủ – vị, nên không thể khôi phục thành một câu đầy đủ.

      Xem thêm:  Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Ví dụ 1:

      • Đi chơi không?
      • Đây là kiểu câu rút gọn. Do vậy, bạn có thể khôi phục nó thành một câu hoàn chỉnh, theo mô hình chủ – vị bằng cách thêm thành phần chủ ngữ vào câu. Câu văn đầy đủ có thể là: “Hôm nay mọi người có đi chơi không?”

      Ví dụ 2:

      • Lan ơi! Mẹ đi làm về chưa?
      • “Lan ơi” là kiểu câu đặc biệt. Câu văn không tuân theo mô hình chủ – vị ngữ và hoàn toàn không thể khôi phục bất kỳ thành phần nào của câu.

      7. Một vài ví dụ bài tập về câu rút gọn:

      Ví dụ 1:

      Hãy tìm câu rút gọn trong các ví dụ dưới đây và khôi phục thành phần các thành phần câu đã bị lược bỏ. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy?

      Bài thơ 1:

      Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

      Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

      Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

      Lác đác bên song, chợ mấy nhà.

      Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

      Thương nhà mỏi miêng, cái gia gia.

      Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

      Một mảnh tình riêng, ta với ta.

      Bài thơ 2: 

      Đồn rằng quan tướng có danh,

      Cưỡi ngựa một mình, chẳng phải vịn ai.

      Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

      Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

      Đánh giặc thì chạy trước tiên,

      Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra(!)

      Giặc sợ, giặc chạy về nhà,

      Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân! 

      Ví dụ 2: Tìm câu rút gọn trong những câu sau và khôi phục lại thành phần bị lược bỏ?

      1. Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế! Mãi không về! (Nguyên Hồng)

      2. Mẹ không lo, nhưng vẫn không ngủ được. Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng (Lí Lan)

      3. Một thói quen xấu ta thường gặp hằng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường (Băng Sơn)

      4. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… nhớ một trưa hè gà gáy khan… nhớ một thành xưa son uể oải… (Xuân Diệu)

      Trên đây là bài viết của Luật Dương Gia về Rút gọn câu là gì? Rút gọn câu để làm gì? Ví dụ rút gọn câu? thuộc chủ đề Các loại câu tiếng Việt, thư mục Tiếng Việt. Mọi thắc mắc pháp lý, vui lòng liên hệ Tổng đài Luật sư 1900.6568 hoặc Hotline dịch vụ 037.6999996 để được tư vấn và hỗ trợ.

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google
      Gọi luật sư
      TƯ VẤN LUẬT QUA EMAIL
      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ
      Dịch vụ luật sư toàn quốc
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc
      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8)

      Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé:

      Xem thêm

      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Xuất hay suất? Sơ xuất hay sơ suất? Xuất quà hay suất quà?
      • Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với một người thân
      • Bài văn tả cảnh đẹp ở quê hương em ngắn gọn và hay nhất
      • Từ đồng nghĩa là gì? Cách phân loại và ví dụ từ đồng nghĩa?
      • Sự vật là gì? Các danh từ chỉ sự vật? Ví dụ về từ chỉ sự vật?
      • Từ láy là gì? Tác dụng của từ láy? Phân biệt với từ ghép?
      • Miêu tả là gì? Các loại văn miêu tả thường gặp? Lấy ví dụ?
      • Tả một ca sĩ đang biểu diễn mà em yêu thích hay nhất
      • Quy tắc chính tả phân biệt giữa l/n, ch/tr, x/s, gi/d/, c/q/k, i/y
      • Ngôn ngữ nói là gì? Vai trò và ý nghĩa của ngôn ngữ nói?
      • Từ tượng hình là gì? Tác dụng và lấy ví dụ về từ tượng hình?
      • Từ đồng âm là gì? Phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt?
      Thiên Dược 3 Bổ
      Thiên Dược 3 Bổ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Dịch vụ đăng ký thương hiệu, bảo hộ logo thương hiệu
      • Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền
      • Luật sư bào chữa các tội liên quan đến hoạt động mại dâm
      • Luật sư bào chữa tội che giấu, không tố giác tội phạm
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội chống người thi hành công vụ
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội buôn lậu, mua bán hàng giả
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa trong các vụ án cho vay nặng lãi
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội gây rối trật tự nơi công cộng
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội trốn thuế, mua bán hóa đơn
      • Dịch vụ Luật sư bào chữa tội dâm ô, hiếp dâm, cưỡng dâm
      • Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Hiệp (Kiên Giang)
      • Bản đồ, các xã phường thuộc thành phố Bến Tre (Bến Tre)
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc

      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8)

      Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé:

      Xem thêm

      Tags:

      Các loại câu tiếng Việt


      CÙNG CHỦ ĐỀ
      ảnh chủ đề

      Cụm từ là gì? Các loại cụm từ? Phân biệt cụm từ và câu?

      Trên thực tế thì các khái niệm về cụm từ, mệnh đề và câu luôn bị chung ta nhầm lẫn khi chưa năm bắt rõ được các khái niệm này. Do đó, đẫn đến việc phân biệt giữ cụm từ và câu cũng trở nên rất khó khăn, bởi vậy, chúng ta cần phải thực hiện việc tìm hiểu và phân biệt chúng một cách ký lưỡng hơn.

      ảnh chủ đề

      Câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ câu rút gọn?

      Việc luyện viết đơn giản bắt đầu bằng việc học cách viết các câu rút gọn. Nhận được một ý tưởng hoàn chỉnh với ít từ hơn cho phép bạn ngắn gọn và trực tiếp, đồng thời cải thiện khả năng đọc câu chuyện của bạn. Vậy câu rút gọn là gì? Các loại câu rút gọn? Ví dụ về câu rút gọn?

      ảnh chủ đề

      Soạn bài Câu cảm thán dễ hiểu, ngắn gọn nhất (Soạn văn 8)

      Câu cảm thán là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào,... dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết); xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu nhé:

      Xem thêm

      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

      ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN

      ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: [email protected]

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: [email protected]

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      Gọi luật sưGọi luật sưYêu cầu dịch vụYêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ