Rút đơn ly hôn có được hoàn lại án phí? Hoàn tạm ứng án phí ly hôn? Xử lý tiền tạm ứng án phí khi đương sự rút đơn trong vụ án ly hôn.
Hiện nay khi nộp đơn yêu cầu giải quyết các các vụ án dân sự trong đó có các vụ án về ly hôn, việc phải nộp một khoản phí để giải quyết được pháp luật quy định là án phí. Án phí này được sử dụng cho việc giải quyết yêu cầu của các đương sự muốn ly hôn. Liệu trong trường hợp nếu như đương sự thay đổi ý kiến không muốn ly hôn nữa và rút đơn về thì án phí có được hoàn trả không? Nếu bạn đang quan tâm về vấn đề này thì bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.
CĂN CỨ PHÁP LÝ:
- Bộ luật tố tụng dấn sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 . .Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Mục lục bài viết
1. Về việc rút đơn ly hôn theo quy định của pháp luật
Trong cuộc sống vợ chồng khi lấy nhau về không phải bao giờ cũng sống cũng êm đềm, hạnh phúc. Người ta thường bảo, hôn nhân là nấm mồ của tình yêu, bởi vậy mà, sau kết hôn, không ít những cặp vợ chồng họ tìm đến phương án ly hôn để giải thoát cho cả hai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ly hôn xuất phát từ sự bốc đồng của đôi bên, các bên thực sự chưa đến mức mâu thuẫn phải tiến hành ly hôn. Đấy cũng là lý do tại sao, việc giải quyết ly hôn luôn có những buổi hòa giải. Pháp luật cho phép các bên có thể rút đơn yêu cầu ly hôn khi đã xem xét lại hoàn cảnh và tình cảm của bản thân. Căn cứ vào Điều 5
Điều 5. Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, quyết định này tùy từng thời điểm khác nhau mà hậu quả pháp lý nó cũng khác nhau. Có hai trường hợp như sau:
Thứ nhất, Rút đơn trước khi phiên tòa xét xử diễn ra
Theo đó, tại Điều 217
Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
Nếu yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không được rút hoặc chỉ rút một phần thì khi nguyên đơn rút đơn, Tòa án sẽ đình chỉ phần yêu cầu của người này. Những phần không được rút sẽ vẫn được giải quyết.
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
Thứ hai, Trong khi phiên tòa xét xử diễn ra
Thủ tục bắt đầu một phiên tòa ly hôn thì Thẩm phán có nghĩa vụ hỏi Nguyên đơn có thay đổi bổ sung hay rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không. Lúc này, nếu có yêu cầu rút đơn và việc rút đơn tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Căn cứ cụ thể tại Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Trong phần bắt đầu phiên tòa, một trong những thủ tục quan trọng là việc hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu ly hôn không.
Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.
2. Hoàn tiền tạm ứng phí theo quy định của pháp luật
– Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hình sự bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
– Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
-Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án dân sự bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.
– Mức tạm ứng án phí hành chính sơ thẩm bằng mức án phí hành chính sơ thẩm. Mức tạm ứng án phí hành chính phúc thẩm bằng mức án phí hành chính phúc thẩm. Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm trong vụ án hành chính bằng mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
– Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bằng 50% mức tạm ứng án phí quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
– Mức tạm ứng lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí sơ thẩm giải quyết việc dân sự.
– Mức tạm ứng lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự bằng mức lệ phí phúc thẩm giải quyết việc dân sự.
Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm quy định: Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.” Khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH quy định: “Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí”.
Khoản 7 Điều 26 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định: Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch”.
Với 3 quy định nêu trên đã làm phát sinh 2 cách hiểu: mỗi đương sự phải chịu 50% toàn bộ mức án phícủa vụ án không có giá ngạch (300.000 đồng – mỗi đương sự chịu 150.000 đồng, chỉ căn cứ điểm akhoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH); và mỗi đương sự phải chịu 50% của mức án phí áp dụng (50% của toàn bộ mức án phí – tương ứng 150.000 đồng và mỗi đương sự chịu 75.000 đồng, căn cứ khoản 7 Điều 26 và điểm a khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH).
Có hai cách hiểu nêu trên còn xuất phát từ việc: quy định tại đoạn 2 khoản 3 Điều 147 BLTTDS chỉ đề cập đến 50% án phí sơ thẩm (chứ không phải là mức án phí) và quy định này không phải là mới so với trước đây, trong khi tại khoản 2 Điều 16 Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13/6/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án (
Đặc biệt, một số trường hợp trong vụ án “xin ly hôn”, tại phiên toà người khởi kiện mới rút đơn khởi kiện thì hầu hết các HĐXX đều chấp nhận đơn rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn nên HĐXX sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án căn cứ vào điểm c, khoản 1 Điều 217 của BLTTDS năm 2015 và căn cứ vào khoản 3, Điều 218 của BLTTDS 2015 hoàn trả lại tạm ứng án phí cho người khởi kiện.
Như vậy có thể thấy trong thực tế việc nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn tại phiên tòa và được nhận toàn bộ tiền tạm ứng án phí đã tạo ra một số vướng mắc, bất cập, cụ thể:
– Nguyên đơn rút đơn khi phiên toà đã diễn ra dẫn đến nhà nước phải chi trả cho việc bồi dưỡng cho những người tiến hành tố tụng tại phiên toà, mặt khác khi Thẩm phán đã nghiên cứu hồ sơ đến giai đoạn xét xử đã tốn không ít chi phí ngân sách hoạt động của Toà án.
Đồng thời, việc HĐXX chấp nhận đơn rút yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn và hoàn tiền tạm ứng án phí cho nguyên đơn là thiếu công bằng giữa các đương sự. Theo quy định, nếu trong trường hợp các bên tranh chấp nhưng các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trước khi mở phiên toà thì phải chịu 50% án phí, còn nhiếu thoả thuận đó xảy ra tại phiên toà thì vẫn phải chịu 100% án phí (khoản 7 Điều 26 Nghị quyết 326). Cũng là thoả thuận của các đương sự nhưng lại có sự khác nhau về thời điểm thoả thuận và theo đó, cũng phải chịu mức án phí khác nhau.
Ngược lại, trong trường hợp người khởi kiện rút đơn khởi kiện dù thời điểm rút đơn khác nhau nhưng đều vẫn không phải chịu án phí.Theo đó, trong trường họp tại phiên toà, người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì HĐXX sẽ không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện và vẫn tiến hành xét xử theo quy định để tuyên không chấp nhận đơn khởi kiện và buộc nguyên đơn phải chịu án phí theo quy định. Với cách tuyên không chấp nhận yêu cầu ly hôn của nguyên đơn sẽ hạn chế quyền nộp đơn khởi kiện xin ly hôn của nguyên đơn trong vòng một năm; đồng thời đảm bảo được nguồn thu của ngân sách nhà nước.