Trong xã hội hiện nay trong kinh doanh hay các giao dịch hàng ngày chúng ta vẫn thấy các trường hợp xảy ra thiệt hại về tài sản và thiệt hại về kinh tế cho các bên. Rủi ro về tài sản là không thể lường trước được. Cùng tìm hiểu các quy định về rủi ro tài sản.
Mục lục bài viết
1. Rủi ro về tài sản là gì?
Có thể hiểu thuật ngữ rủi ro về tài sản là nhắc tới khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại về tài sản hoặc mang lại kết quả không mong đợi cho tài sản của họ. Có thể hiểu, rủi ro về tài sản đó là một điều không may mắn, không lường trước được về khả năng, thời gian và không gian xảy ra, cũng như mức độ nghiêm trọng và hậu quả về tài sản từ rủi ro gây ra.
Ví dụ cụ thể Bà nhàn có bán cho tôi 10 chiếc ti vi. Trong quá trình vận chuyển, xe hàng bị tai nạn hỏng hết toàn bộ. Vậy, rủi ro về tài sản trong trường hợp này do bên nào gánh chịu ?
Theo tình huống trên chúng ta có thể áp dụng căn cứ dựa trên điều 162
2. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản?
Tại Điều 162. Chịu rủi ro về tài sản Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
Theo đó người phải chịu rủi ro đối với tài sản ở đây là Chủ sở hữu và trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật đề ra.
Ví dụ cụ thể Năm 2014, anh D mua một chiếc xe máy Click với giá 14 triệu đồng và đăng kí giấy tờ xe đứng tên mình. Tháng 12/2018, do điều kiện gia đình khó khăn, anh D chấp nhận bán chiếc xe cho một người bạn là chị A với giá 12 triệu đồng.
Hai bên tiến hành kí Hợp đồng mua bán tài sản với đối tượng của hợp đồng là chiếc xe máy Click trên cơ sở quy định pháp luật, mà không có thoả thuận gì khác. Vì là chỗ quen biết nên chị A thanh toán cho anh D khoản tiền trên thành một đợt và anh D tiến hành giao xe cho chị A ngay tại thời điểm nhận tiền. Tuy nhiên, trên đường về từ chỗ giao nhận xe, chị A bị người đi đường gây tai nạn, thiệt hại cả về người và tài sản, riêng xe máy của chị A bị vỡ yếm xe và rách yên xe. Chị A thuật lại với anh D và anh D cho rằng chị A phải chịu toàn bộ rủi ro này vì chị A đã thanh toán và anh D đã giao xe.
Về việc chịu rủi ro đối với tài sản được quy định căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 441 Bộ luật dân sự đó là đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu tại thời điểm giao nhận xe, chị A và anh D đã hoàn thành các thủ tục về đăng kí xe máy đứng tên chị An theo đúng quy định pháp luật thì mọi rủi ro liên quan đến tài sản chị A đều phải chịu.
Ngược lại, nếu hai bên mới chỉ giao nhận xe nhưng chưa thực hiện thủ tục đăng kí thì trên giấy tờ, anh Hải vẫn đứng tên là chủ sở hữu chiếc xe và chịu rủi ro trong vụ tai nạn này. Ngoài ra, trong trường hợp thủ tục sang tên chưa thể thực hiện ngay khi bàn giao xe, thì để phòng ngừa rủi ro, người bán có thể thỏa thuận với người mua về việc chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm bàn giao xe theo quy định tại khoản 2 Điều 411 Bộ luật dân sự.
3. Thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản:
Căn cứ tại Bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng mua bán tài sản đó là sự thoả thuận giữa các bên tham gia hợp đồng. Theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng là nhà ở, đất đai, quyền đăng ký nhãn hiệu, V/v. Thì phải đáp ứng các quy định của Bộ luật dân sự 2015 , Luật nhà ở, Luật Sở hữu trí tuệ và các luật khác có liên quan.
Theo đó thì chúng ta cũng có thể thấy tài sản là đối tượng trong hợp đồng mua bán là các tài sản được quy định trong BLDS 2015 và các tài sản khác được quy định trong luật liên quan. Căn cứ vào sự tồn tại dưới dạng vật chất, tài sản có thể được phân loại thành
+ Tài sản hữu hình gồm vật, tiền, giấy tờ có giá; bất động sản và động sản.
+ Tài sản vô hình gồm quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh…)
Như vậy, Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật nêu trên thì nội dung của hợp đồng mua bán tài sản gồm các đối tượng của hợp đồng và chất lượng của tài sản, giá cả và phương thức thanh toán; thời gian thực hiện; địa điểm, phương thức giao tài sản; quyền nghĩa vụ các bên, thời điểm chịu rủi ro…vv Thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản là khoảng thời gian mà bên bán hoặc bên mua phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra với tài sản. Pháp luật quy định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu cũng chính là thời điểm chuyển giao rủi ro. Tổ chức, cá nhân ký kết thực hiện hợp đồng mua bán tài sản cần lưu ý vấn đề này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 441. Thời điểm chịu rủi ro Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể:
1. Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, dựa trên quy định mà chúng tôi đưa ra có thể thấy các loại rủi ro là sự mất mát, hư hỏng của hàng hoá xuất phát từ nguyên nhân chủ quan (lỗi của con người) hoặc nguyên nhân khách quan (mưa bão, lũ lụt…). Không ai muốn rủi ro xảy ra với hàng hoá vì vậy mà khi có rủi ro xảy ra thì cũng không bên nào muốn chịu thiệt hại. Thời điểm chịu rủi ro được sử dụng nhằm hạn chế việc các bên trốn tránh trách nhiệm khi có rủi ro.
Ví dụ: gara ôtô của một công ty bị cháy gây thiệt hại 10 xe ôtô của khách hàng đang sửa chữa tại đây. Trường hợp này đối với các xe chưa được chuyển rủi ro thì công ty sẽ phải đền bù cho khách hàng xe mới. Trong khi đó các xe đã được chuyển rủi ro thì khách hàng sẽ phải chịu thiệt hại. Thời điểm chuyển rủi ro trong tình huống này được xác định theo quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận giữa công ty và khách hàng.
Như vậy đối với việc xác định thời điểm chuyển rủi ro có ý nghĩa quan trọng do là căn cứ pháp lý xác định bên phải chịu trách nhiệm khi có thiệt hại xảy ra với tài sản theo quy định của pháp luật. Bởi vậy nên trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán thường muốn nhanh chóng chuyển rủi ro cho bên mua trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Bộ Luật Dân Sự 2015