Hiện nay trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp các doanh nghiệp thường rất quan tâm tới vấn đề pháp lý xung quanh hoạt dộng của mình và để tránh những rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh chúng ta cần nắm rõ rủi ro pháp lý là gì? Đặc điểm và ví dụ về rủi ro pháp lý?
Mục lục bài viết
1. Rủi ro pháp lý là gì?
Khi nhắc tới rủi ro pháp lý chúng ta có thể hiểu đây là các rủi ro sự thay đổi trong luật pháp hay các quy định mới mà chính phủ đưa ra sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng một hay một số chứng khoán, hoạt động kinh doanh, ngành hay một thị trường. Việc thay đổi luật hay các quy định do chính phủ hoặc cơ quan quản lí đưa ra có thể làm tăng chi phí vận hành của các công ty, giảm sức hấp dẫn của khoản đầu tư hoặc thay đổi cục diện cạnh tranh trên thị trường.
2. Đặc điểm và ví dụ về rủi ro pháp lý:
Rủi ro pháp lý khác nhau đối với các chủ thế kinh tế khác nhau trên thị trường, theo đó chúng tôi xin đưa ra một số đặc điểm của rủi ro pháp lý có thể gặp phải như sau:
– Các tổ chức tài chính phải đối mặt với rủi ro pháp lý liên quan đến các yêu cầu về vốn, dịch vụ và sản phẩm mà họ được phép kinh doanh và phải tuân theo các quy định công bố thông tin.
– Các nhà đầu tư mà các nhà môi giới chứng khoán đối mặt với rủi ro pháp lý liên quan đến sự thay đổi về số tiền kí quĩ mà tài khoản đầu tư có thể có.
Trường hợp nếu các yêu cầu kí quĩ được thắt chặt, tác động trên thị trường chứng khoán có thể là đáng kể do tính chất bắt buộc các nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu kí quĩ mới hoặc bán bớt các vị thế kĩ quĩ của họ. Ví dụ về rủi ro pháp lý:
Những công ty cung cấp các tiện ích được có rất nhiều quy định về cách vận hành bao gồm chất lượng cơ sở hạ tầng và thiết bị máy móc cũng như số tiền tối đa có thể thu từ khách hàng. Vì lí do này, các công ty này phải đối mặt với rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ các sự kiện làm thay đổi mức giá của họ khiến cho việc điều hành công ty trở nên khó khăn hơn. Ở Mỹ loại rủi ro sẽ được công ty báo cáo hồ sơ hàng năm (hay hồ sơ 10-K). Hồ sơ 10-K có một mục về các rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của công ty.
3. Các yếu tố rủi ro pháp lý:
– Bất ổn chính trị
– Hạn chế pháp lý và quy định
– Luật môi trường và an toàn sản phẩm địa phương
– quy định thuế
– Luật lao động địa phương
– Chính sách thương mại
– quy định tiền tệ.
Rủi ro pháp lý khác với các loại rủi ro khác ở phạm vi, mức độ thiệt hại và thời gian tồn tại của nó. Đầu tiên chúng ta phải lưu ý là rủi ro pháp lý thường có phạm vi rất rộng. Trong quá trình hoạt động của mình, doanh nghiệp tham gia vào rất nhiều mối quan hệ, do đó rủi ro có thể đến từ các chủ thể có quan hệ với doanh nghiệp.
Ví dụ: rủi ro đến từ cơ quan quản lý nhà nước – chủ thể có quyền ban hành các quyết định hành chính và có sẵn bộ máy để cưỡng chế thực hiện quyết định này; từ các hành động pháp lý của đối tác – chủ thể có quyền hành động hoặc không hành động dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên; rủi ro đến từ các hành vi cố ý, vô ý hoặc bất cẩn của cán bộ quản lý và người lao động của doanh nghiệp. Tiếp theo là vè các mức độ thiệt hại do rủi ro pháp lý gây ra khó xác định bởi vì khi rủi ro pháp lý xảy ra, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu các chế tài pháp lý.
Các chế tài này thường có nhiều loại và mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, việc xác định chế tài nào được áp dụng lại do cơ quan có thẩm quyền ví dụ cụ thể như tòa án, trọng tài thương mại, cơ quan quản lý nhà nước quyết định. Theo đó nên nếu xét về mức độ thiệt hại do rủi ro pháp lý gây ra thường không thể xác định ngay và doanh nghiệp cũng khó có thể tự đánh giá được. Cuối cùng khi nói về các rủi ro pháp lý có thời gian tồn tại kéo dài vì các quy định pháp luật có các điều khoản về thời hiệu, thời hạn để các chủ thể có quyền hồi tố các hành vi pháp lý đã thực hiện trong quá khứ. Tức là khi rủi ro pháp lý phát sinh, thời gian tồn tại của nó không chỉ được tính từ thời điểm xảy ra mà còn bao gồm cả khoảng thời gian từ trước đó do các điều khoản về hồi tố.
4. Các loại rủi ro pháp lý trong kinh doanh:
Thứ nhất các rủi ro vi phạm luật hình sự đây là khả năng doanh nghiệp và/hoặc người quản lý điều doanh nghiệp vi phạm quy định cấm trong Bộ Luật hình sự dẫn đến bị khởi tố, điều tra, xét xử và phải gánh chịu những hình phạt rất nặng như: phạt tiền, phạt tù. Ví dụ: cấm trốn thuế và các tội trốn thuế, cấm buôn bán hàng giả và tội buôn bán hàng giả, cấm gây ô nhiễm môi trường và tội gây ô nhiễm môi trường.
Thứ hai các rủi ro bị xử phạt hành chính hiện nay chúng ta có thể thấy là rất nhiều, xử phạt hành chính là một loại chế tài nghiêm khắc và phổ biến. Nhà nước thường áp dụng với các nhân, doanh nghiệp khi vi phạm pháp luật mà tính chất nguy hiểm chưa đến mức tội phạm. Theo
Thứ ba, Rủi ro pháp lý trong quan hệ với đối tác, cụ thể cối tác của doanh nghiệp thường bao gồm các khách hàng, nhà cung cấp, các bên liên doanh, liên kết, hợp tác trong kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với đối tác là quan hệ dân sự, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Rủi ro pháp lý phổ biến khi quan hệ với đối tác là rủi ro trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng.
Ví dụ cụ thể như khi thực hiện
Thứ tư, các rủi ro pháp lý trong quan hệ nội bộ doanh nghiệp
Ở nội dung này chúng ta có thể hiểu là các quan hệ nội bộ doanh nghiệp thường là quan hệ giữa các thành viên, cổ đông (nhà đầu tư góp vốn) với cán bộ quản lý điều hành và quan hệ giữa doanh nghiệp với người lao động. Khi quan hệ nội bộ bất đồng, tranh chấp nổ ra thì kéo theo những hệ lụy như cổ đông kiện cán bộ điều hành, cán bộ quản lý kiện nhau và người lao động kiện doanh nghiệp. Nhiều công ty đã thua lỗ, giải thể, phá sản không phải vì kinh doanh kém mà vì những cuộc nội chiến thương tàn trong doanh nghiệp.
Như vậy chúng ta căn cứ như trên có thể thấy rằng các rủi ro pháp lý được phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau. Căn cứ vào tác động của rủi ro đối với mục tiêu của doanh nghiệp, các rủi ro pháp lý được chia thành rủi ro cao và rủi ro thấp. Dựa trên tần suất rủi ro xảy ra theo đó người ta chia thành rủi ro có tần suất cao và rủi ro có tần suất thấp. Còn nếu dựa trên phương diện về nguồn gốc rủi ro, người ta phân loại rủi ro pháp lý thành rủi ro có nguồn gốc bên trong và rủi ro có nguồn gốc bên ngoài. Khi lấy nguyên nhân dẫn đến rủi ro làm tiêu chí phân loại, rủi ro pháp lý bao gồm: rủi ro có nguyên nhân khách quan có thể do sự kiện bất khả kháng, do thay đổi chính sách pháp luật, do thay đổi của thị trường, v.v… và nguyên nhân chủ quan các yếu tố văn hóa, thói quen hành xử, thiếu kiến thức chuyên môn, v.v…