Tệ nạn cờ bạc luôn luôn được xem là vấn đề nhức nhối trong xã hội mà không ít người gặp phải. Tệ nạn cờ bạc ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự an toàn xã hội. Vậy hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc bị xử phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 28 của nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi đánh bạc trái phép. Theo đó thì có quy định về mức xử phạt đối với hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc. Cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với những chủ thể thực hiện một trong những hành vi tổ chức đánh bạc trái quy định của pháp luật như sau:
– Rủ rê và lôi kéo hoặc tụ tập người khác để thực hiện hoạt động đánh bạc trái phép;
– Dùng nhà hoặc phương tiện và các địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để thực hiện hoạt động chứa chấp quá trình đánh bạc trái phép;
– Đặt máy đánh bạc hoặc trò chơi điện tử trái quy định của pháp luật;
– Tổ chức các hoạt động cá cược ăn tiền trái quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bà có thể bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên cần phải lưu ý, mức xử phạt này được áp dụng đối với những đối tượng được xác định là cá nhân. Nếu như tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc thì sẽ có mức xử phạt gấp đôi cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
2. Rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người nào có hành vi rủ rê và lôi kéo người khác tham gia đánh bạc thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc căn cứ theo quy định tại Điều 322 của Bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi khách quan của tội này được quy định là hành vi tổ chức đánh bạc. Trong đó, tổ chức đánh bạc được hiểu là những hành vi cần thiết để phục vụ cho việc đánh bạc có thể diễn ra từ hành vi rủ rê và tập hợp người đánh bạc đến để chuẩn bị địa điểm và các điều kiện khác cũng như điều hành hoạt động của hoạt động đánh bạc đó. Hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc cấu thành tội phạm khi vụ đánh bạc thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tổ chức hoặc gá bạc cho 10 người trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên (cùng lúc) và với trị giá tiền hoặc vật để đánh bạc từ 05 triệu đồng trở lên;
– Tổ chức hoặc gá bạc cho vụ đánh bạc có trị giá tiền hoặc vật để đánh bạc từ 20 triệu đồng trở lên;
– Tổ chức hoặc gá bạc mà có nơi cầm cố tài sản cho người đánh bạc hoặc có lắp đặt trang thiết bị; có bố trí người phục vụ hoặc có người canh gác, có chuẩn vị lối thoát hoặc có sử dụng phương tiện trợ giúp việc đánh bạc;
– Chủ thể có đặc điểm xấu về nhân thân là đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều 322 hoặc Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này mà chưa được xoá án tích.
Lỗi của chủ thể trong trường hợp này được xác định là lỗi cố ý. Điều luật quy định 02 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Mức phạt cao nhất đối với hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và xâm phạm đến khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ sẽ được xác định là phạt tù lên đến 10 năm.
3. Thẩm quyền xử phạt hành vi rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc:
Pháp luật hiện nay đó có quy định cụ thể về thẩm quyền xử phạt đối với hành vi hành vi rủ rê, lôi kéo người khác đánh bạc. Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính đối với hành vi tiết lộ thông tin của người bị bạo lực gia đình nói riêng của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, cụ thể như sau:
Thứ nhất, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cũng như lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính khi giá trị của tang vật đó không vượt quá hai lần mức tiền phạt theo như phân tích nêu trên;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả khi xét thấy cần thiết.
Thứ hai, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành chính liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phạt tiền đến 37.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép lái xe hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn và ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các chủ thể vi phạm hành chính;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính hoặc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Thứ ba, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền như sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình, phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống an ninh trật tự an toàn xã hội, phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với những chủ thể có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội;
– Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính.
Theo như phân tích nêu trên thì các đối tượng có hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc có thể bị phạt tiền tối đa lên đến 10.000.000 đồng. Như vậy có thể nói thẩm quyền xử phạt đối với hành vi rủ rê và lôi kéo người khác đánh bạc thuộc về chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, vì chủ tịch Quỹ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt lên đến 20.000.000 đồng đối với những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực hành chính liên quan đến trật tự an toàn xã hội theo những phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.