Hiện nay, một vấn đề đang được cộng đồng quan tâm chính là một số bộ phận người dân có hành vi rải đinh ra đường, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người tham gia giao thông. Vậy đối với người có hành vi rải đinh ra đường sẽ bị xử lý thế nào? Cách xử lý vấn nạn rải đinh?
Mục lục bài viết
1. Đinh là gì?
Đinh là một vật dụng khá quen thuộc với mỗi gia đình, công trình…đây là loại dụng cụ tiêu biểu được đóng vô vật dụng bằng búa hay một loại súng gọi là súng bắn đinh sử dụng khí lực hóa, hoặc là một ít thuốc nổ hoặc động cơ. Một cây đinh có thể giữ các vật chất với nhau bằng lực Ma sát trong các trục định hướng và sức cắt một bên. Một điểm của đinh cũng còn có khi uốn cong hoặc đóng gập đầu đinh sau khi đưa vô để phòng sự lỏng. Một cái đinh là giống như cái ghim, đồ vật thép nhọn cứng hoặc hợp kim thường sử dụng như để đóng đinh. Trước đây đinh được làm bằng kim loại sắt, ngày nay đinh được làm từ hợp kim thép, thường thường được nhúng hoặc bọc với các chất chống mòn khi trong các điều kiện khắc nghiệt hoặc làm tăng thêm khả năng kết dính.
Đây là một đồ vật có đầu nhọn dể gây tổn hại đến các vật mềm, gây tổn thương đến cơ thể con người.
Hiện nay, một số bộ phận người dân vì lợi ích cá nhân đã có hành vi rải đinh ra ngoài đường nhằm mục đích kinh doanh mà gây thủng để thu lợi từ dịch vụ sửa chữa, nổ bánh xe, thậm chí một số người vì mục đích vui đùa mà gây ra những tai nạn không đáng có…
2. Mức phạt đối với người có hành vi rải đinh:
Người có hành vi rải đinh ra đường gây thương tích cho người đi đường hoặc làm chết người thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, căn cứ theo Bộ Luật hình sự quy định như sau:
“Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ
Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Tại các đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;
b) Làm chết 02 người;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
đ) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
Người đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép các công trình giao thông đường bộ; đặt, để trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, đổ chất gây trơn, vật sắc nhọn hoặc các chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc các thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy; sử dụng trái phép hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.
Như vậy tùy theo mức độ nguy hiểm do hành vi vi phạm gây ra mà cá nhân vi phạm sẽ bị xử phạt hình sự theo khung hình phạt phù hợp. Cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm điều tra và truy tố theo quy định của pháp luật.
3. Mức xử phạt đối với hành vi rải đinh ra đường:
Để hạn chế, khắc phục và răn đe các đối tượng có hành vi rải đinh ra đường pháp luật nước ta quy định hành vi rải đinh hay vật nhọn ra đường là hành vi bị nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt theo đúng quy định.
Căn cứ theo Khoản 10, Điều 11 của
“6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ném đinh, rải đinh hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn khác trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản khác qua đường gây nguy hiểm đến người và phương tiện tham gia giao thông;
b) Xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn hoặc người gây tai nạn;
c) Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.”
Như vậy, đối với hành vi rải đinh ra đường vì bất kì lý do gì cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. ngoài ra còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ, thu dọn đinh, vật sắc nhọn, các vật cản khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra.
4. Dấu hiệu khi phương tiện giao thông bị dính đinh:
Khi bạn đang lái ô tô, nếu thấy có những biểu hiện sau, khả năng cao là xe của bạn đã bị dính đinh:
- Lái xe bị lảng so với bình thường, thông thường lốp xe bị dính đinh ở bên nào thì xe thường lảng về hướng đó. Mặt khác, nếu bị ở bánh trước thì biểu hiện này càng rõ hơn.
- Cảm giác xe bị ỳ hơn, chân ga đạp nặng hơn do lúc này bánh đã không còn hơi, vành và lốp trực tiếp với mặt đường nên ma sát rất lớn, xe khó đi nhanh được.
- Trường hợp lốp bị dính đinh hay rách cũng sẽ gây các tiềm ẩn về nổ lốp bất cứ lúc nào. Chính vì thế, bạn không được chủ quan trong vấn đề này.
5. Cách xử lý khi lốp xe bị dính đinh:
Để có thể đảm bảo được an toàn cho chính bạn và cho mọi người, khi phát hiện lốp xe ô tô bị dính đinh bạn cần làm những việc sau đây:
- Giảm ga và phanh từ từ: điều này sẽ giúp cho bạn kiểm soát được tốc độ và hướng lái xe tốt hơn. Cùng với đó, lốp xe sẽ được bảo đảm không bị rách nặng hơn hay gây hỏng đến la zăng, đặc biệt với các loại lốp ô tô không sử dụng công nghệ cao (có thể đi thêm 1 đoạn khi hết hơi).
- Lái xe an toàn vào lề đường: Hãy chú ý nhìn gương chiếu hậu và táp vào lề đường bên phải, bật đèn tín hiệu nguy hiểm cảnh báo cho các phương tiện phía sau. Việc dừng lại ngay sẽ tránh được nguy cơ bánh lái “bị lảng” và bạn không kiểm soát được vô lăng của mình.
- Ngoài ra, bạn cũng nên lấy 1 cành cây hay vật cảnh báo để ở phía hai đầu xe cách chừng 5m để cảnh báo với các phương tiện khác.
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017;Luật giao thông đường bộ năm 2008 ;- Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.