Trong đời sống có nhiều hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Và để đảm bảo an toàn trật tự xã hội cũng như tính răn đe đối với nhưng hành vi vi phạm đó nhà nước lập ra những chế tài xử lý các hành vi vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Quyết định xử phạt hành chính là văn bản đưa ra các chế tài xử phạt cho những chủ thể có hành vi vi phạm quy định của pháp luật và ở trong mức độ phạt hành chính đối với những hành vi đó.
Theo quy định của
Nhưng đối với một số trường hợp có hành vi vi phạm hành chính có tình tiết phức tạp thuộc những trường hợp được quy định tại
Vi dụ về Cảnh sát giao thông có thẩm quyền ra quyết định xử phạt hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình trong những trường hợp sau:
– Đối với xe oto và các loại xe tương tự xe oto có những hành vi như:
Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của đèn báo, vạch kẻ đường; không chuyển hướng, nhường đường trong một số trường hợp được quy định cụ thể; không chấp hành các quy định về tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; vi phạm các quy định về dừng xe, đỗ xe; vi phạm các quy định về biển báo của xe; vi phạm các quy định về còi xe trong khu dân cư và khu đô thị
Vi phạm các quy định về chuyển làn xe hoặc các quy định về tín hiệu xe khi chuyển làn cho các phương tiện đang di chuyển khác biết; các quy định về tốc độ; số lượng người chở quá quy định…
– Thẩm quyền ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe moto xe gắn máy, xe điện và các loại xe tương tự
Với những hành vi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường, các quy định về giữ khoảng cách; nhường đường; lùi xe; số lượng người được chở trên xe; quy định về điều khiển xe khi tham gia giao thông: tốc độc, dàn hàng, tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu sáng; bấm còi ; lắp đặt những thiết bị phát hiện tín hiệu ưu tiên không đúng quy định….
2. Trường hợp nào không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính :
Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:
a- Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính;
b- Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
c- Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
d- Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích; tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;
e- Chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm.
Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d thì người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Quyết định xử phạt phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.
3. Quy trình xử phạt vi phạm hành chính:
* Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (1) → ra quyết định xử phạt (2) → thi hành quyết định xử phạt (3).
* Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản: khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính đang diễn ra người có thẩm quyền đang thi hành công vụ buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính (1) → lập
→ chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm (6.1).
→ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính (6.2) → gửi, chuyển, công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính (7) → thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (8) → cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (9).
Quy trình chi tiết như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(2) Biểu mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản: Mẫu quyết định số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Lưu ý: Nếu trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
(3) Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt (Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.
3.2. Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản:
(1) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm hành chính được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(2) Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
– Mẫu biên bản: thực hiện theo mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
– Sau khi lập xong biên bản thì giao 01 bản cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
(3) Trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính (Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(4) Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật. Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ (Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(5) Giải trình chỉ áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ 30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức. Có hai hình thức giải trình đó là giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
– Giải trình bằng văn bản, trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày lập
– Giải trình trực tiếp, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm và tổ chức phiên giải trình trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp được lập thành biên bản và phải có chữ ký của các bên liên quan.
(6.1) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự, khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự và thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm (Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(6.2) Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản. Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp xin gia hạn, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày. Nếu quá thời hạn người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định có quy định ngày có hiệu lực khác (Điều 67, 68 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
+ Mẫu quyết định số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP.
(7) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành (Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
– Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến UBND cấp huyện để tổ chức thi hành. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành (Điều 71 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính về việc xử phạt (Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(8) Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó (Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
(9) trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt (Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
+ Thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được quy định tại Khoản 1, Điều 87 Luật Xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cưỡng chế có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền.
+ Trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại