Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là gì? Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế để làm gì? Mẫu quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế 2021? Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế? Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn? Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính?
Nộp thuế là nghĩa vụ quan trọng của mỗi công dân. Thuế không chỉ là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà thuế còn gắn liền với các vấn đề về sự tăng trưởng kinh tế, về sự công bằng trong phân phối và sự ổn định của toàn xã hội. Tuy nhiên, nhiều cá nhân, tổ chức vẫn chưa hiểu rõ về vai trò của thuế dẫn đến các hành vi vi phạm. Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính về thuế vì lý do nào đó, người vi phạm hành chính có thể không có khả năng nộp phạt, khi ấy sẽ được xem xét miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm. Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế ra đời trong hoàn cảnh đó. Vậy, Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế chi tiết nhất được quy định như thế nào và có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu biên bản này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là gì?
Với những vai trò và ý nghĩa quan trọng của thuế, Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật quy định về thuế. Pháp luật thuế được xây dựng đã tạo cơ sở pháp lý ổn định cho nguồn thu của nhà nước từ đó đáp ứng yêu cầu chi tiêu của nhà nước trong việc thực hiện các chức năng của mình. Pháp luật về thuế cũng đã ban hành rất nhiều biểu mẫu cụ thể để đưa ra các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ về thuế của các cá nhân, tổ chức. Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế là một trong số đó và được sử dụng phổ biến trong thực tiễn.
2. Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế để làm gì?
Quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra để đưa ra quyết định về việc miễn hay giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế của các cơ quan, tổ chức. Mẫu nêu rõ căn cứ pháp lý, quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, nội dung đơn đề nghị xin miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế,… Mẫu quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế được ban hành kèm theo Nghị định 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
3. Mẫu quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế:
Mẫu số: 05-QĐ
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN[1]
TÊN CƠ QUAN RA
QUYẾT ĐỊNH
Số: /QĐ-[2]
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
[3], ngày tháng năm
QUYẾT ĐỊNH
Về việc miễn phần còn lại/toàn bộ[4] tiền phạt vi phạm hành chính về[5]
……… [6] ………
Căn cứ
Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số …/2020/NĐ-CP ngày … tháng … năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn;
Căn cứ
Xét đơn đề nghị <miễn phần còn lại/toàn bộ> [4] tiền phạt vi phạm hành chính ngày …. tháng …. năm …. của ông(bà)/tổ chức[8] ……..được [9] ……xác nhận.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. <Miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] tiền phạt vi phạm hành chính theo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số……/QĐ-…… ngày….tháng…. năm …… của[7]……….
1. Số tiền phạt mà ông (bà)/tổ chức:[8] ……được <miễn phần còn lại/toàn bộ>[4] là ……đồng.
(Bằng chữ)……
2. Lý do miễn tiền phạt: trường hợp của ông (bà)/tổ chức[8] ……. thuộc trường hợp[10] ……. được miễn tiền phạt theo quy định tại điểm…….. khoản …. Điều ……Nghị định số ……./2020/NĐ-CP ngày ….. tháng …… năm 2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Quyết định này được:
1. Giao cho ông (bà)[11] ……là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm có tên tại Điều 1 Quyết định này để chấp hành.
2. Gửi cho[12] …….. để tổ chức thực hiện./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– [9] ……………
– Lưu: ……..
NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH[13]
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo quyết định về việc miễn/giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế:
[1] Ghi tên theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;
[2] Ghi chữ viết tắt tên cơ quan của người có thẩm quyền ban hành quyết định;
[3] Ghi địa danh theo hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP;
[4] Ghi theo từng trường hợp cụ thể: Nếu miễn phần còn lại tiền phạt, thì ghi «miễn phần còn lại»; nếu miễn toàn bộ tiền phạt, thì ghi «miễn toàn bộ»;
[5] Ghi rõ vi phạm hành chính về lĩnh vực thuế hay hóa đơn;
[6] Ghi thẩm quyền ban hành quyết định xử phạt;
[7] Ghi chức danh và cơ quan của người ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
[8] Ghi rõ họ tên cá nhân, tên tổ chức vi phạm đề nghị miễn tiền phạt vi phạm hành chính;
[9] Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức đã thực hiện việc xác nhận;
[10] Ghi cụ thể trường hợp bất khả kháng theo quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 và văn bản hướng dẫn thi hành;
[11] Ghi họ và tên của cá nhân vi phạm/người đại diện tổ chức vi phạm;
[12] Ghi họ tên, chức vụ, đơn vị người thi hành Quyết định; cơ quan, tổ chức có liên quan;
[13] Ghi chức danh của người ra quyết định.
5. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Theo Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn quy định các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn có nội dung như sau:
– Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Thứ nhất: Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ hai: Tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
– Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
+ Thứ nhất: Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn.
+ Thứ hai: Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ ba: Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ tư: Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ năm: Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
+ Thứ sáu: Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm: Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn và tổ chức, cá nhân liên quan vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Trong đó, đối với trường hợp người nộp thuế thực hiện việc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các nghĩa vụ về thuế mà pháp luật về thuế, quản lý thuế quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của bên được ủy quyền phải thực hiện thay người nộp thuế thì nếu bên được ủy quyền có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân được ủy quyền sẽ bị xử phạt.
Đối với trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
6. Một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính:
6.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính:
Với mỗi một loại vi phạm hành chính khác nhau thì người vi phạm chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 21
– Thứ nhất: Cảnh cáo.
– Thứ hai: Phạt tiền.
– Thứ ba: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Thứ tư: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Thứ năm: Trục xuất.
Trong đó, thông thường thì hình thức xử lý hành chính cảnh cáo và phạt tiền chỉ có thể là hình thức xử phạt chình còn các hình thức còn lại có thể là hình thức xử phạt bổ sung hoặc xử phạt chính. Việc xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng đi kèm với xử phạt chính.
6.2. Điều kiện miễn, giảm tiền nộp phạt:
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 các cá nhân bị phạt tiền từ mức phạt ba triệu đồng trở lên nhưng không có khả năng nộp phạt thì sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét việc miễn, giảm tiền nộp phạt khi đáp ứng đầy đủ hai điều kiện cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Các ác nhân đang gặp khó khăn đặc biệt, đột xuất về kinh tế do thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh, bệnh hiểm nghèo, tai nạn.
– Thứ hai: Các cá nhân có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó học tập, làm việc.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, phải đáp ứng các điều kiện nêu trên thì các cá nhân mới được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính và chỉ có cá nhân mới được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính, còn tổ chức không được miễn, giảm tiền nộp phạt vi phạm hành chính. Mức miễn, giảm tối đa bằng số tiền phạt còn lại trong quyết định xử phạt đã có hiệu lực trước đó.