Quy định về công chức? Quyết định tuyển dụng và quy trình nhận việc đối với công chức? Điều kiện chuyển đổi từ viên chức sang công chức quy định như thế nào?
Ở Việt Nam khái niệm công chức không còn xa lạ với chung ta. Công chức được hiểu là những người làm việc trong khối cơ quan nhà nước và gắn với sự phát triển hành chính nhà nước. Vậy tuyển dụng công chức được thực hiện như thế nào và Quyết định tuyển dụng và quy trình nhận việc đối với công chức ra sao? Đây là câu hỏi thương gặp về vấn đề này. Để biết thêm chi tiết về vấn đề này mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi
Cơ sở pháp lý: Thông tư Số: 05/VBHN-BNV quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của
1. Quy định về công chức
Công chức là những người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã theo quy định của pháp luật
Công chức là công nhân Việt Nam, và công chức trong biên chế, thì sẽ được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Được phân theo trình độ đào tạo, công chức sẽ được phân thành công chức loại A là những người có trình độ đào tạo chuyên môn từ bậc đại học trở lên. Công chức loại B là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng. Công chức loại C là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp. Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp.
Trách nhiệm của cán bộ công chức: Chính phủ đã ban hành quy chế công chức quy định rõ về chức vụ ,quyền lợi, việc tuyển dụng, đào tạo, điều động , khen thưởng, kỷ luật và quy định những việc không được làm. Mỗi cán bộ ở từng vị trí công danh phải thể hiện rõ cấp chức vụ, phù hợp với yêu cầu của công việc và tiêu chuẩn nghĩa vụ của cấp chức vụ đó. Công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thừa hành công vụ của mình và có trách nhiệm liên quan đến việc thi hành công vụ của cấp dưới quyền.
2. Quyết định tuyển dụng và quy trình nhận việc đối với công chức
2.1. Quyết định tuyển dụng và nhận việc
Công chức là người do bầu cử, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Công chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tại thông tư Số: 05/VBHN-BNV quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức quy định tại Điều 9. Quyết định tuyển dụng và nhận việc.
1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng của cơ quan quản lý công chức, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo công nhận kết quả trúng tuyển của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức để hoàn thiện hồ sơ dự tuyển. Hồ sơ dự tuyển phải được bổ sung để hoàn thiện trước khi ký quyết định tuyển dụng, bao gồm:
a) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ và kết quả học tập theo yêu cầu của vị trí dự tuyển, được cơ quan có thẩm quyền chứng thực;
b) Phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp nơi thường trú cấp.
3. Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến hoàn thiện hồ sơ dự tuyển thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển gửi cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Thời gian xin gia hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn hoàn thiện hồ sơ dự tuyển quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Sau khi nhận đủ hồ sơ dự tuyển của người trúng tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức có trách nhiệm thẩm tra, xác minh văn bằng, chứng chỉ của người trúng tuyển bảo đảm chính xác theo quy định của pháp luật.
5. Sau khi hoàn thành các thủ tục theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này, trong thời hạn 15 ngày làm việc, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức phải ra quyết định tuyển dụng đối với người trúng tuyển; trường hợp người trúng tuyển không hoàn thiện đủ hồ sơ dự tuyển theo quy định hoặc cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng phát hiện người trúng tuyển sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức ra quyết định hủy kết quả trúng tuyển và có văn bản báo cáo người đứng đầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức.
6. Người được tuyển dụng vào công chức phải đến nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP .
7. Trường hợp người trúng tuyển bị hủy bỏ kết quả trúng tuyển theo quy định tại Khoản 5 Điều này thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định tuyển dụng người có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề ở vị trí tuyển dụng đó, nếu người đó bảo đảm có đủ các điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).
Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả tuyển dụng thấp hơn liền kề bằng nhau thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định người trúng tuyển theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức thi tuyển công chức) hoặc quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP (trong trường hợp tổ chức xét tuyển công chức).
2.2 Trình tự thi tuyển dụng công chức được thực hiện như sau:
Giai đoạn 1:Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thông báo tuyển dụng công chức và tiếp nhận hồ sơ tuyển dụng công chức theo quy định tại Điều 15
Giai đoạn 2:Người đứng đầu cơ quan tuyển dụng công chức thực hiện thành lập Hội đồng tuyển dụng hoặc giao bộ phận tổ chức cán bộ thực hiện tổ chức tuyển dụng theo quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2010/NĐ-CP.
Giai đoạn 3: Cơ quan tuyển dụng công chức tiến hành gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2010/NĐ-CP: tới những người có kết quả trúng tuyển công chức. sau thời gian niêm yết công khai kết quả thi tuyển cũng như phúc khảo kết quả thi tuyển thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả tuyển dụng công chức.
Thứ tư, về thủ tục thi tuyển công chức:
Việc thi tuyển công chức được thực hiện qua hai phần thi đó là:
+ Phần thi chung
+ Phần thi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
Quy định về hai phần thi này được quy định tại Điều 8 Nghị định 24/2010/NĐ-CP như sau:
“1.Môn kiến thức chung: thi viết 01 bài về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội; quản lý hành chính nhà nước; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ngành, lĩnh vực tuyển dụng.
2.Môn nghiệp vụ chuyên ngành: thi viết 01 bài và thi trắc nghiệm 01 bài về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm.”
Ngoài hai phần thi này ra, người thi tuyển công chức cần thi tuyển phần ngoại ngữ và tin học. Quy định về hình thức và thủ tục thi tin học và ngoại ngữ cũng được quy định như sau:
“Đối với vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn là ngoại ngữ hoặc tin học, môn thi nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định hình thức và nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành là ngoại ngữ hoặc tin học phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng. Trong trường hợp này, người dự tuyển không phải thi môn ngoại ngữ quy định tại khoản 3 hoặc môn tin học văn phòng quy định tại khoản 4 Điều này.”
3. Điều kiện chuyển đổi từ viên chức sang công chức quy định như thế nào?
– Viên chức đã có thời gian làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập từ đủ 60 tháng trở lên (không kể thời gian tập sự); Có trình độ đào tạo, kinh nghiệm công tác và đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng; Khi cơ quan quản lý, sử dụng công chức có nhu cầu tuyển dụng thì được xét chuyển vào công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức.
– Viên chức khi được tiếp nhận, bổ nhiệm vào các vị trí việc làm được pháp luật quy định là công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội thì phải thực hiện quy trình xét chuyển thành công chức không qua thi tuyển theo quy định của pháp luật về công chức; đồng thời quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm là quyết định tuyển dụng.
– Viên chức được bổ nhiệm giữ các vị trí trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập mà pháp luật quy định là công chức khi bổ nhiệm vào ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm phải hoàn thiện tiêu chuẩn của ngạch được bổ nhiệm; đồng thời được giữ nguyên chức danh nghề nghiệp đã bổ nhiệm, được hưởng chế độ tiền lương và các chế độ khác như viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập.
– Cán bộ, công chức được điều động về làm viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật về viên chức
Vậy căn cứ theo quy định nêu trên, viên chức được chuyển sang công chức nếu đáp ứng 3 điều kiện:
+ Thứ nhất: Đã làm việc 05 năm tại đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Thứ hai: Có trình độ, kinh nghiệm đáp ứng được vị trí việc làm mới;
+ Thứ ba: Cơ quan quản lý có nhu cầu tuyển dụng phù hợp với công việc của Viên chức đang đảm nhiệm. Theo đó, thì viên chức có đủ điều kiện nêu trên thì được xét chuyên qua công chức theo quy định.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quyết định tuyển dụng và quy trình nhận việc đối với công chức và các thông tin pháp lý khác về Quyết định tuyển dụng và quy trình nhận việc đối với công chức dựa trên quy định của pháp luật hiện hành