Để việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần được thống nhất, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét kỹ Thông tư hướng dẫn về việc quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần nói chung và đối với mỗi loại tội phạm nói riêng.
Chế định nhiều tội phạm là một vấn đề rất phức tạp trong luật hình sự Việt Nam, nhưng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đúng mức. Trong lý luận luật hình sự nước ta và
Nhiều tội phạm là trường hợp một người phạm từ hai tội trở lên, không phụ thuộc vào việc người đó có bị xét xử về các tội đã phạm hay chưa; các tội này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không có những trở ngại về mặt tố tụng hình sự để khởi tố vụ án hình sự.
Chế định nhiều tội phạm trong lý luận luật hình sự được biểu hiện bằng ba hình thức: phạm nhiều tội, phạm tội nhiều lần và tái phạm, tái phạm nguy hiểm.
Định tội danh đối với trường hợp nhiều tội phạm là một trong những hoạt động quan trọng của các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng nhằm áp dụng pháp luật hình sự một cách chính xác để xử lý vụ án hình sự đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đây là hoạt động tư duy pháp lý phức tạp, vì nó liên quan đến nhiều yếu tố, nhiều tác động tâm lý khác nhau của nhiều chủ thể. Tính phức tạp của việc định tội danh đối với trường hợp nhiều tội phạm lại càng trở nên khó khăn hơn, khi xung quanh bản chất pháp lý của nhiều tội phạm và các hình thức biểu hiện của nhiều tội phạm còn nhiều ý kiến khác nhau và cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật ít quan tâm nghiên cứu về chế định này so với các chế định khác của luật hình sự. Do đó, việc định tội danh đối với trường hợp nhiều tội phạm đúng và chính xác có ý nghĩa chính trị – xã hội, đạo đức và pháp luật hết sức to lớn.
Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và hoạt động xét xử của
Để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và nhiều tội phạm nói riêng, dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự, trong Bộ luật hình sự cần thiết phải bổ sung thêm hai điều luật riêng biệt đề cập đến khái niệm của các chế định phạm nhiều tội và phạm tội nhiều lần (tại Chương III – Tội phạm). Cụ thể là:
“Phạm nhiều tội là phạm tội trong những trường hợp sau:
1-Điều… Phạm từ hai tội trở lên, mà những tội đó được quy định tại các điều khác nhau hoặc các khoản khác nhau của một điều luật trong Bộ luật này, nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội ấy.
2- Trong cùng một hành vi có các dấu hiệu của từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại các điều khác nhau trong Bộ luật này, nhưng người phạm tội chưa bị xét xử về tội nào trong số các tội ấy”.
“Điều… Phạm tội nhiều lần
1- Phạm tội nhiều lần là phạm tội trong trường hợp hành vi của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của hai tội phạm trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều hoặc một khoản của Bộ luật này và bị xét xử cùng một lần.
2- Trong trường hợp phạm từ hai tội trở lên và những tội đó được quy định tại các điều khác nhau của Bộ luật này, thì chỉ có thể tính để xác định là phạm tội nhiều lần khi có điều tương ứng trong Phần các tội phạm của Bộ luật này quy định riêng.
3- Đối với những tội được thực hiện trước đây mà người phạm tội đã được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt, xoá án hoặc đã chấp hành xong hình phạt theo các quy định của Bộ luật này, thì không được tính để xác định là phạm tội nhiều lần”.
Để phù hợp với kết cấu của Bộ luật hình sự và đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống các trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm, chúng tôi đề nghị chuyển Điều 54 từ Chương VII – Quyết định hình phạt sang Chương III . Tội phạm (sau hai điều bổ sung trên) và sửa lại Điều
“Điều… Tái phạm
1- Tái phạm là phạm tội do cố ý trong khi chưa được xoá án về tội do cố ý đã phạm trước đây.
2- Tái phạm nguy hiểm là những trường hợp sau đây:
a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý;
3- Tái phạm đặc biệt nguy hiểm là:
a) Phạm tội do cố ý mà bị xử phạt tù trong khi đã tái phạm nguy hiểm và chưa được xoá án về tội nghiêm trọng do cố ý;
b) Phạm tội nghiêm trọng do cố ý trong khi đã tái phạm và chưa được xoá án về tội nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý trong khi chưa được xoá án về tội nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý đã phạm trước đây.”
Để việc quyết định hình phạt trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm được chính xác và đầy đủ, dưới góc độ hoàn thiện pháp luật hình sự, trong Bộ luật hình sự cần thiết phải bổ sung thêm một điều luật riêng biệt đề cập đến quyết định hình phạt trong trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm (tại Chương VII – Quyết định hình phạt).
Chế định nhiều tội phạm là một vấn đề rất phức tạp, có nhiều tranh luận về mặt khoa học và trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Do vậy, sách không tránh khỏi khiếm khuyết và có những vấn đề chưa được phân tích, nghiên cứu một cách chi tiết, cụ thể. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các nhà khoa học.
Quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội nhiều lần
Thời gian trước khi có
Hiện nay, sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời, vẫn chưa có Thông tư liên ngành hướng dẫn về tình tiết phạm tội nhiều lần nói chung và quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần nói riêng. Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử, tình tiết phạm tội nhiều lần được áp dụng theo Thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT ngày 2-1-1998 của liên ngành
Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy, các Tòa án quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần với tính chất là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự hoặc tình tiết tăng nặng định khung hình phạt tương đối chính xác; vướng mắc chủ yếu là vấn đề áp dụng tại tiết phạm tội nhiều lần đối với người chưa thành niên phạm tội.
Ví dụ: vào hồi 20 giờ ngày 3-3-2000, Hoàng Hữu Th sinh ngày 3-5-1985, trú quán tại tổ 35 phường YH, quận CG, thành phố HN đang bán heroin cho Bùi Văn C tại nhà thì bị bắt quả tang. Cơ quan điều tra thu giữ trong người C 1 tép Heroin. Khám nơi ở của Th, cơ quan điều tra còn thu giữ được 5 tép heroin có trọng lượng là 0,275 g và 1 ống Pipôliphen loại 50 mg. Toàn bộ số ma túy trên là của Hoàng Hữu H (là bố đẻ của Th) mua về cất giấu ở nhà và sai Th đi bán.
Quá trình điều tra có đủ cơ sở kết luận Hoàng Hữu Th đã hai lần bán Hêroin, mỗi lần bán 1 tép có trọng lượng là 0,022g. Do có hành vi trên, tại bản án hình sự sơ thẩm số 17/HSST ngày 8-1-2001,
Trong trường hợp trên, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm áp dụng không đúng tinh thần Thông tư số 01 về tình tiết phạm tội nhiều lần. Bị cáo Hoàng Hữu Th tuy có nhiều lần (hai lần) bán hêroin, nhưng mỗi lần bán heroin chỉ nằm ở khoản 1 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 với mức hình phạt cao nhất là 7 năm tù (tội phạm nghiêm trọng); trong khi đó, khi bán hêroin, bị cáo chưa đủ 16 tuổi nên chưa hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, không thể cho rằng Th đã phạm tội nhiều lần để truy tố xét xử theo khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999. Chính vì vậy, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại HN đã hủy án sơ thẩm và tuyên bố bị cáo Th không phạm tội mua bán trái phép các chất ma túy.
Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới về quyết định hình phạt đối với trường hợp phạm tội nhiều lần cho thấy, Bộ luật hình sự của nhiều nước không đề cập việc quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần và chỉ có Bộ luật hình sự năm 1996 của Liên bang Nga coi phạm tội nhiều lần là tình tiết tăng nặng hình phạt được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 và là tình tiết định khung tăng nặng hình phạt của nhiều điều luật trong Phần các tội phạm của Bộ luật này. Như vậy, quan điểm của các nhà làm luật Liên bang Nga về quyết định hình phạt đối với phạm tội nhiều lần tương tự như quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam.