Quyết định hành chính được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan hành chính.
Quyết định hành chính được ban hành bởi chủ thể có thẩm quyền trong cơ quan hành chính, lên nó phản ánh một phần yếu tố ý chí của nhà nước. Trong nội dung quyết định, vì khi một chủ thể tiến hành các hoạt động sử dụng quyền lực nhà nước là chủ thể đó nhân danh nhà nước trong các quyết định của mình . Hơn nữa, quản lý hành chính nhà nước là quá trình tác động của chủ thể của chủ thể quản lý lên đối tượng chụi sự quản lý nhằm đạt được những mục đích mà nhà nước định trước. Phần lớn các tác động này được chứa đựng trong quyết định hành chính để các tác động quản lý được các đối tượng quản lý tiếp nhận một cách dễ dàng hơn và đạt hiệu quả cao. Mỗi tác động phải là quy luật khách quan về sự vận động của đời sống xã hội dựa trên những điều kiện quản lý cụ thể. Vì vậy nội dung quyết định hành chính thể hiện rõ sự mong muô của nhà nước tác động vào đối tượng nào trong lĩnh vực quản lý nào, tác động theo chiều hướng, cách thức nào. Đồng thời ý chí của nhà nước trong quyết định hành chính còn được thể hiện ở chỗ, mặc dù khi ban hành quyết định hành chính còn được thể hiện ở chỗ, mặc dù khi ban hành quyết định cơ quan hành chính, có thể xem xét lấy ý kiến của đối tượng tác động của những quyết dịnh về những vấn đề liên quan đến nội dung quyết định, nhưng các ý kiến do chỉ có giá trị tham khảo, giảm bới khả năng nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện một chiều của cơ quan hành chính, bởi lẽ quyết định thể hiện ý chí của nhà nước. Trong khi mục quản lý nhà nước chỉ có thể dạt được thông qua quá trình thực hiện các quyết định hành chính, nên quyết định hành chính cần được nhà nước dảm bảo thực hiện trên thực tế. Nhà nước bảo đảm việc thực hiện quyết định hành chính là bảo đảm cho việc thực thi quyền lực nhà nước.
Quyết định hành chính được ban hành theo trình tự thủ tục, hình thức do pháp luật quy định. Hình thức quy định hành chính bao gồm hình thức pháp lý( tên loại quyết định) và những biểu hiện bên ngoài(mẫu bố cục của quyết định). Thông thường, hình thức pháp lý được quan tâm nhiều hơn vì hình thức pháp lý của quyết định gắn với thẩm quyền ban hành và công việc được giải quyết bởi quyết định. Mặc dù không quan trọng bằng nội dung, nhưng hình thức cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của quyết định . Nếu quyết định được ban hành không theo trình tự thủ tục hình thức pháp lý pháp luật quy định thì có thể ảnh hưởng tới việc trình bày nội dung của quyết định, giá trị pháp lý và tổ chức thực hiện quyết định.
Cũng như tất cả các hoạt dộng sử dụng quyền lực nhà nước, hoạt dộng ban hành quyết dịnh hành chính phải tuân theo những thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Thủ tục ban hành quyết định hành chính bao gồm nhiều hoạt động cụ thể được phân chia thành nhiều giai đoạn, nhiều bước, nhiều khâu. Trong đó mỗi khâu, mỗi bước, mỗi giai đoạn có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, tiến hành những hoạt động cụ thể với mục đích riêng và cùng hướng tới mục đích chung là tạo ra quyết định hnahf chính có chất lượng cao. Sở dĩ phải tuân thủ phải tuân thủ pháp luật vì đó là quy trình xây dựng, đã được chính thức hóa dựa trên những kết quả nghien cứu khoa học và sự kiểm nghiệm thực tế. Thủ tục xây dưng quyết định, một mặt góp phần làm giảm sự ảnh hưởng cảu tính cá cá nhân của những người soạn thảo quyết định, mặt khác phát huy tính chuyên môn hóa trong quản lý tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng hoạt động của các chủ thể tham gia quá trình xây dựng nâng cao chất lượng quyết định. Đồng thời thủ tục cũng là cơ sở để các cơ quan nhà nước cs thẩm quyền kiểm tra giám sát hoạt động xây dựng quyết định.
Quyết định hành chính được ban hành dể thực hiện quyền hành pháp. Quyền lực nhà nước nói chung gồm ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Mỗi quyền đó nắm giữ và thực hiện chủ yếu bởi một nhóm cơ quan nhất định và hình thức thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc ban hành các quyết định pháp luật. Việc sử dụng quyền lực nhà nước không chỉ yêu cầu thực hiện đúng thẩm quyền của chủ thể sử dụng mà còn cần được sử dụng đúng mục đích. . Vì vậy quyền hành pháp phải được sử dụng để thi hành pháp luật mà chủ yếu là luật. Nên các quyết định hành chính có tính dưới luật và đẻ thi hành luật.
Quyết định hành chính được ban hành để thực hiện quyền hành pháp. Mỗi loại quyết định hành chính dù khi thực hiện quyền lập pháp, quốc hội đã lập ra các quyết định lập pháp – quyết định có tầm quan trọng đối với cả hệ thống pháp luật . Nhưng để thực hiện quyền hành pháp các cơ quan hành chính không phải chỉ có nhiệm vụ thi hành các quyết định của cơ quan quyền lực mà còn phải ban hành nhiều quyết định hành chính quy phạm mới có thể quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và điều hành bộ máy hành chính . Sở dĩ cơ quan hành chính cần ban hành quyết hành chính là vì:
Quyết định hành chính có giá trị cụ thể hóa chi tiết hóa các quyết định lập pháp . Các quyết định lập pháp thường ít nhiều mang tính chất khung, tức là điều chỉnh quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng. Các quy phạm pháp luật không đủ chi tiết hóa để điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội cần thiết hay để có thể dễ dàng thực hiện trên thực tế. Nói chung các quyets định của pháp luật và thực tiễn pháp lý hướng tới việc cố gắng ban hành luật, pháp lệnh chi tiết có những ưu điểm đáng kể để đảm bảo tính dân chủ, tính khách quan của quy tắc xây dựng luật, giảm bớt sự chồng chéo mâu thuẫn của luật. Như vậy một điều rõ ràng rằng lúc nào cũng cón những quy định lập pháp chỉ điều chỉnh ở mức độ chung chung. Trong khi đó, hành pháp cần cụ thể, linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn.Nên, bên cạnh hoạt dộng lập pháp bao giờ cũng tồn tại hoạt động lậ quy để đảm bảo hài hòa nhu cầu ổn định và nhu cầu mềm dẻo linh hoạt trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nói cách khác, chi tiết hóa quyết định lập pháp cũng là hoạt động chấp hành, điều hành một hoạt động cơ bản của cơ quan hành chính để quản lý hành chính nhà nước.
Cơ quan lập pháp không hoạt động thường xuyên và bên cạnh việc ban hành các quyết định lập pháp, cơ quan lập pháp còn phải thực hiện hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia. Với thời gian giành cho hoạt động lập pháp có hạn cơ quan lập pháp chỉ có thể ban hành các quyết định tập chung điều chỉnh những quan hệ xã hội ở mức độ quan trọng nhất định . Cơ quan lập pháp không đủ thời gian, đủ điều kiện để ban hành đủ quy phạm để diều chỉnh mội quan hệ pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Mặt khác, với tính chất là cơ quan đại diện-cơ quan lập pháp không thể giải qyết tất cả mọi vấn đề cụ thể, nhất là công việc mang tính chuyên môn,
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bộ máy hành chính là một bộ phận cấu thành hoàn chỉnh của bộ máy nàh nước. Nó mang tính độc lập về tổ chức cũng như và hoạt động khá cao. Sự độc lập tương đối đó đảm bảo cho bộ máy có thể thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của mình . Sự độc lập thể hiện mọt phân ftrong cơ quan hành chính tự tổ chức và điều hành hoạt động của chính bộ máy đó ở giới hạn nhất định. Việc tổ chức và điều hành này không chỉ được thực hiện bằng các biện pháp tổ chức trực tiếp mà còn được thực hiện bằng việc ban hành các quyết định hành chính ấn định chức năng, nhiệm vụ. quyền hạn, cơ chế phối hợp hoạt động của các cơ quan trong bộ máy đó.
Quyết định hành chính cá biệt được ban hành để thực hiện quyền hành pháp. Ban hành các quyết định cá biệt là hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước. Áp dụng quy phạm pháp luật là việc cơ quan cán bộ tổ chức nhà nước nhà nước cho các tổ chức khác thực hiện pháp luật. Trong quản lý hành chính nhà nước áp dụng quy phạm pháp luật thương được tiến hành trong các trường hợp : cần áp dụng biện pháp khen thưởng, cưỡng chế hành chính. Khi các quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của chủ thể không mặc nhiên phát sinh, thay đổi chấm rứt nếu thiếu sự can thiệp của nhàn nước . Trong một số trường hợp nhà nước thấy cần phải tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính hoặc nhà nước xác nhận sự tồn tại hay không một số sự kiện thực tế. Các chủ thể qunr lý hành chính nhà nước có thể nban hành quyết định các biệt dẻ chủ để xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể cho từng đối tượng trong những tình huống xác định hay áp dụng các biện pháp chế tài cụ thể. Qua đó làm cho các văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện hay bộ máy nhà nước được thực hiện hài hòa, đúng pháp luật. Nếu không có hoạt động ban hành quyết định hành chính cá biệt thì trong nhiều trường hợp pháp luật không được thực hiện. Khi đó pháp luật chỉ là khung pháp lý đơn thuần mà không có hiệu lực thực thi trên thực tế.
Như vậy, quyết định hành chính không phải là khái niệm mới trong khoa học cũng như là trong thực tiễn pháp lý. Nhưng cho đến nay, vẫn còn nguyên quan niệm, nhiều cách gọi khác nhau về quyết định hành chính. Tuy nhiên, nếu xét về mục đích của việc ban hành thì quyết dịnh hành chính là quyết định pháp luật chủ yếu do các chủ thể trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện chức năng hành pháp bao gồm quyết dịnh hành chính quy phạm và quyết định hành chính cá biệt. chính vì vậy,bên cạnh những đặc điểm của quyết định pháp luật nói chung và quyết định hành chính nói riêng có nhiều đặc điểm phân biệt với các dạng quyết dịnh khác .Đó là quyết định hành chính ban hành để thực hiện chức năng hành pháp.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Chủ thể quyết định hành chính
– Hỏi về quyết định hành chính
– Một số khái niệm về quyết định hành chính
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại