Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh là gì? Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh để làm gì? Mẫu quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh? Hướng dẫn soạn thảo quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh? Một số quy định về tạm hoãn xuất cảnh? Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam?
Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nên hiện nay nhu cầu về xuất nhập cảnh của không chỉ công dân Việt Nam mà còn của người nước ngoài đang rất lớn và có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Theo quy định của pháp luật công dân được phép xuất cảnh khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện nhất định. Trên thực tế, vì những nguyên nhân cụ thể mà các đối tượng khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện vẫn có thể bị tạm hoãn xuất cảnh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi gia hạn hoãn xuất cảnh đối với công dân cơ quan có thẩm quyền phải ra quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh. Vậy, mẫu quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như thế nào và có nội dung ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về mẫu quyết định này và hướng dẫn soạn thảo chi tiết nhất.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Ngày nay, tình trạng xuất nhập cảnh của công dân diễn ra rất phổ biến, chính bởi vì vậy mà việc các cá nhân hiểu biết về các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xuất nhập cảnh là hết sức quan trọng để công dân Việt Nam và người nước ngoài có thể xuất nhập cảnh hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Pháp luật nước ta đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật cụ thể và biểu mẫu quy định về quá trình xuất nhập cảnh của công dân. Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh là một trong số đó và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống.
2. Quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh để làm gì?
Mẫu quyết định về việc gia hạn tạm hoãn xuất cảnh là mẫu bản quyết định được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập ra nhằm mục đích để quyết định về việc gian hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với các chủ thể. Mẫu nêu rõ thời gian gia hạn thêm, căn cứ pháp lý đưa ra quy định thẩm quyền ra quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, thông tin chủ thể gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, thông tin cơ quan, tổ chức có liên quan,… Mẫu được ban hành theo Thông tư 79/2020/TT-BCA hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
3. Mẫu quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh:
Mẫu M01b (Ban hành kèm theo Thông tư số 79/2020/TT-BCA)
……………………(1)Số: ………………….
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……., ngày .… tháng .... năm …...
QUYẾT ĐỊNH
GIA HẠN TẠM HOÃN XUẤT CẢNH
Căn cứ:………………..(2)
QUYẾT ĐỊNH
Gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đến ngày….tháng….năm …. theo Quyết định tạm hoãn xuất cảnh số …ngày….tháng….năm …..của ………(1) đối với:
Ông/Bà (chữ in hoa): …….Giới tính: ……..
Các tên khác (nếu có): …….
Ngày tháng năm sinh: ……../………/………Nơi sinh: ………
Quốc tịch hiện nay: ……(3) Giấy tờ tùy thân: .……..(4)
Nơi cư trú hiện nay:………(5)
Nghề nghiệp: ……….Nơi làm việc: ………..
Lý do: …….
Biện pháp xử lý khi phát hiện:………(6)
Khi cần thiết, Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh liên hệ với:
Đơn vị được giao xử lý:…… Điện thoại:……
Cán bộ được phân công xử lý:…………. Điện thoại:…………
Nơi nhận: …….(1)
– Lưu…..
-………(7); (ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh:
(1) Tên cơ quan quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh;
(2) Trích dẫn khoản, điều, văn bản pháp luật quy định thẩm quyền ra quyết định gia hạn tạm hoãn xuất cảnh;
(3) Nếu người không quốc tịch thì ghi “không”, nếu chưa xác định được quốc tịch thì ghi “không rõ”;
(4) Đối với người nước ngoài thì ghi rõ số hộ chiếu/giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam, nước cấp; đối với công dân Việt Nam thì ghi rõ số CMND/CCCD/Hộ chiếu/Giấy thông hành;
(5) Đối với người nước ngoài đang ở Việt Nam ghi địa chỉ đang tạm trú, đối với công dân Việt Nam: ghi địa chỉ thường trú/tạm trú/nơi ở hiện nay;
(6) Ngoài việc ngăn chặn, nếu cần áp dụng biện pháp khác đề nghị ghi rõ yêu cầu;
(7) – Họ tên của người bị tạm hoãn xuất cảnh trừ trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng, phòng chống tội phạm;
– Ghi tên cơ quan, tổ chức có liên quan.
5. Một số quy định về tạm hoãn xuất cảnh:
5.1. Tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Chúng ta biết rằng, để được xuất cảnh khỏi lãnh thổ Việt Nam, các chủ thể cần phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất cứ trong trường hợp nào cũng được phép xuất cảnh. Công dân khi ở trong một số hoàn cảnh nhất định thì bị tạm hoãn xuất cảnh.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 đã đưa ra quy định tạm hoãn xuất cảnh là việc dừng, không được xuất cảnh có thời hạn đối với công dân Việt Nam. Thời hạn tạm dừng xuất cảnh sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể theo đúng quy định của pháp luật.
5.2. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh:
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân 2019, khi thuộc các trường hợp dưới đây thì công dân bị tạm hoãn xuất cảnh, bao gồm:
– Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi là bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
– Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi là người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
– Công dân bị tạm hoãn xuất cảnh khi là người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
– Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
– Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế bị tạm hoãn xuất cảnh.
– Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành
– Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
– Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
– Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh thì sẽ bị hoãn xuất, nhập cảnh.
6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam:
Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xuất, nhập cảnh như sau:
– Hành vi cố ý cung cấp thông tin sai sự thật để được cấp, gia hạn, khôi phục hoặc về báo mất giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Nghiêm cấm hành vi làm giả, sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh giả để xuất cảnh, nhập cảnh hoặc đi lại, cư trú ở nước ngoài.
– Nghiêm cấm hành vi tặng, cho, mua, bán, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố giấy tờ xuất nhập cảnh; hủy hoại, tẩy xóa, sửa chữa giấy tờ xuất nhập cảnh.
– Nghiêm cấm hành vi sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước.
– Nghiêm cấm hành vi lợi dụng xuất cảnh, nhập cảnh để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
– Nghiêm cấm hành vi xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; tổ chức, môi giới, giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục theo quy định.
– Nghiêm cấm hành vi cản trở, chống người thi hành công vụ trong việc cấp giấy tờ xuất nhập cảnh hoặc kiểm soát xuất nhập cảnh.
– Nghiêm cấm hành vi gây nhũng nhiễu, gây phiền hà, tự đặt thêm các loại giấy tờ, phí, lệ phí, kéo dài thời hạn khi giải quyết các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh; cản trở công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
– Nghiêm cấm hành vi cấp giấy tờ xuất nhập cảnh không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; không ngăn chặn theo thẩm quyền hành vi vi phạm pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
– Nghiêm cấm hành vi hủy hoại, làm sai lệch, làm lộ thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam trái quy định của pháp luật.
– Nghiêm cấm hành vi thực hiện thu giữ, không cấp giấy tờ xuất nhập cảnh, tạm hoãn xuất cảnh, giải quyết xuất cảnh trái quy định của pháp luật.
Xuất, nhập cảnh không còn xa lạ đối với công dân, nhất là trong tình hình nền kinh tế ngày càng phát triển, việc giao lưu với nước ngoài đang dần trở nên rất phổ biến. Việc pháp luật Việt Nam đưa ra các quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình xuất, nhập cảnh của công dân Việt Nam đã đảm bảo việc xuất, nhập cảnh diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, đảm bảo các quyền và lợi ích của công dân cũng như nhà nước.