Quyết định đưa vụ án ra xét xử là gì? Quyết định đưa vụ án ra xét xử trong Tiếng anh là gì? Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự? Quy định về giao quyết định đưa vụ án ra xét xử?
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các “quyết định” luôn là cơ sở để phát sinh các nghĩa vụ của chủ thể trong tố tụng hình sự. Một trong những quyết định có ý nghĩa quan trọng do Tòa án đưa ra là “quyết định đưa vụ án ra xét xử”. Trên cơ sở quy định của pháp luật, Luật Dương Gia sẽ đưa đến cho người đọc các vấn đề pháp lý liên quan đến quyết định này. Đây sẽ là tài liệu có giá trị tham khảo nhất định đối với độc giả.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử là gì?
Xét xử là hoạt động đặc trưng của Tòa án, nhân danh quyền lực nhà nước nhằm xem xét, đánh giá và phán quyết về tính hợp pháp của vụ án, là giai đoạn cuối cùng theo quy định trong quá trình tố tụng hình sự.
Theo quy định tại 462,
– Đưa vụ án ra xét xử;
– Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
– Tạm đình chỉ vụ án;
– Đình chỉ vụ án.
Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
Tại điều 464 nêu rõ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công xét xử ra một trong các quyết định:
– Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm;
– Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.
Trường hợp quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án phải mở phiên tòa xét xử vụ án.
Từ các quy định trên, có thể hiểu quyết định đưa vụ án ra xét xử là văn bản do Thẩm phán được phân công xét xử đưa ra, là cơ sở để mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử trong Tiếng anh là gì?
Quyết định đưa vụ án ra xét xử trong Tiếng anh là “Decision to hear a case“
3. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự?
3.1. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
theo Khoản 1 Điều 255
– Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
– Xét xử công khai hay xét xử kín;
– Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;
– Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;
– Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);
– Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
– Họ tên người bào chữa (nếu có);
– Họ tên người phiên dịch (nếu có);
– Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;
– Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.
3.2. Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung:
– Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
– Xét xử công khai hay xét xử kín;
– Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
– Họ tên người bào chữa (nếu có);
– Họ tên người phiên dịch (nếu có);
– Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;
– Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.
– Tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định;
– Họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị;
– Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án;
– Họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).
3.3. Nhận xét về nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử
Nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử sở thẩm và phúc thẩm là có sự khác nhau, xuất phát từ sự khác biệt trong tính chất giữa xét xử sơ thẩm và xét sử phúc thẩm.
Việc quy định về nội dung bắt buộc trong quyết định này có ý nghĩa trong quá trình xét xử của Tòa án, biểu thị tính chặt chẽ, thống nhất, và xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong quyết định.
Một điểm mới của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 là đã quy định về nội dung của quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm mà trước đó Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 chưa hề có quy định này.
Về cơ bản, nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm không có sự khác biệt so với quy định tại Điều 178
4. Quy định về giao quyết định đưa vụ án ra xét xử?
Điều 286 Bộ luật tố tụng đã quy định nghĩa vụ giao quyết định như sau:
Quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho bị cáo hoặc người đại diện của họ; gửi cho người bào chữa, bị hại, đương sự chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa.
Trường hợp xét xử vắng mặt bị cáo thì quyết định đưa vụ án ra xét xử được giao cho người bào chữa hoặc người đại diện của bị cáo; quyết định đưa vụ án ra xét xử còn phải được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi bị cáo cư trú cuối cùng hoặc cơ quan, tổ chức nơi làm việc, học tập cuối cùng của bị cáo.
Khoản 3, Điều 346 cũng có quy định: Chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, bị hại, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
Đánh giá chung cho thấy, cơ chế bảo đảm quyền nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử của bị cáo là còn thiếu, chưa rõ ràng so với
Việc giao quyết định đưa vụ án ra xét xử là cơ sở để các chủ thể có liên quan được tiếp cận thông tin, nắm bắt được thông tin cần thiết, biết thời gian mở phiên tòa để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong quá trình tham gia tố tụng hình sự, quyền và trách nhiệm của thẩm phán là điều đáng chú ý, theo đó, tại Điều 45
– Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
+ Tiến hành xét xử vụ án;
+ Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
+ Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
– Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
+ Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
+ Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
+ Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
+ Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
+ Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
– Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.