Khi bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án có hiệu lực pháp luật thì đồng nghĩa với việc quyết định đó có thể được đưa ra thi hành trên thực tế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì quyết định của tòa án có được sao y, chứng thực hay không?
Mục lục bài viết
1. Quyết định của Tòa án có được sao y, chứng thực không?
Trước hết, quyết định của tòa án là một trong những loại hình văn bản áp dụng theo quy định của pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định chặt chẽ về các nội dung như thẩm quyền, trình tự ban hành … liên quan trực tiếp đến vụ việc dân sự. Tại Việt Nam, việc xét xử của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cần phải thực hiện thông qua hai cấp, đó là cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm. Ngoài thủ tục xét xử vụ án qua hai cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm, pháp luật tố tụng dân sự còn quy định về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm. Vì vậy, quyết định của tòa án sẽ được chia thành hai loại văn bản như sau:
– Quyết định giám đốc thẩm;
– Quyết định tái thẩm.
Đồng thời, sao y bản chính được xem là việc sao chép nguyên văn cả hình thức và nội dung của văn bản đó, có dấu thị thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận bản sao y chính các tài liệu, văn bản gốc là các công chứng viên, người đại diện có thẩm quyền của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội ban hành văn bản được sao y, cơ quan nào đã ban hành văn bản thì cơ quan đó là cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao của văn bản đó.
Đối với quyết định và bản án của tòa án, căn cứ theo quy định tại Điều 269 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có quy định về vấn đề cấp trích lục bản án, giao và gửi bản án. Theo đó:
– Trong khoảng thời gian 03 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, tổ chức, cơ quan, cá nhân khởi kiện sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cấp trích lục bản án;
– Trong khoảng thời gian 10 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày tuyên án, tòa án cần phải giao/gửi bản án cho các đương sự, các tổ chức, cá nhân, cơ quan khởi kiện, gửi cho viện kiểm sát cùng cấp;
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của tòa án trong vấn đề giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng do các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng khởi kiện cần phải được niêm yết công khai tại trụ sở của tòa án, đồng thời công bố công khai trên một trong các báo hằng ngày của cấp trung ương/cấp địa phương trong ba số báo liên tiếp. Bản án sơ thẩm có hiệu lực của tòa án có liên quan đến trách nhiệm bồi thường của nhà nước bắt buộc phải được cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án cấp sơ thẩm gửi cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về bồi thường nhà nước;
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án có liên quan trực tiếp đến vấn đề thay đổi hộ tịch của cá nhân thì bắt buộc phải được tòa án sơ thẩm thông báo bằng văn bản kèm theo bản trích lục của bản án đó gửi về cho cơ quan Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch của cá nhân theo quy định của pháp luật hộ tịch. Thời hạn niêm yết bản án được xác định là 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật;
– Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật của tòa án cần phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của tòa án, ngoại trừ bản án và quyết định của tòa án có chứa các thông tin căn cứ tại Điều 109 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Vì vậy, bản án và quyết định của tòa án chỉ được cơ quan duy nhất là tòa án nhân dân sao y từ bản chính dưới hình thức trích lục.
Hay nói cách khác, quyết định của tòa án hoàn toàn có thể được sao y, chứng thực theo quy định của pháp luật.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền chứng thực các loại giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Chứng thực bản sao từ bản chính đối với các loại giấy tờ, văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việt Nam cung cấp hoặc chứng nhận;
– Chứng thực các loại chữ ký trong giấy tờ, văn bản, ngoại trừ trường hợp chứng thực chữ ký của người dịch;
– Chứng thực hợp đồng, chứng thực giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
– Chứng thực di chúc, chúng tôi các văn bản từ chối nhận di sản thừa kế;
– Chứng thực các loại hợp đồng, giao dịch có liên quan đến quá trình thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp
– Chứng thực hợp đồng, chứng thực giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật nhà ở;
– Chứng thực các
Đồng thời, chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ thực hiện thủ tục chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Quyền và nghĩa vụ của người thực hiện chứng thực ở Ủy ban nhân cấp cấp xã:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, có quy định về quyền và nghĩa vụ của người thực hiện hoạt động chứng thực ở Ủy ban nhân dân cấp xã. Theo đó:
– Cần phải đảm bảo tính trung thực, chính xác, khách quan trong quá trình thực hiện thủ tục chứng thực;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động chứng thực của mình;
– Không được phép thực hiện thủ tục chứng thực đối với các loại hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân hoặc lợi ích của những người thân thích là vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, chăn nuôi, mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc cha mẹ nuôi của vợ/chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, ông bà, anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ/chồng, cháu là con của con đẻ hoặc con của con nuôi;
– Từ chối thực hiện hoạt động chứng thực trong những trường hợp quy định cụ thể tại Điều 22, Điều 32 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính;
– Yêu cầu cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cần thiết để xác minh tính hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực;
– Lập biên bản tạm giữ, chuyển cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với các loại giấy tờ, văn bản yêu cầu chứng thực được cấp sai thẩm quyền, giả mạo;
– Hướng dẫn người có yêu cầu chứng thực bổ sung thành phần hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc hướng dẫn nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chứng thực trong trường hợp nộp hồ sơ không đúng cơ quan có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính;
– Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
THAM KHẢO THÊM: