Kế toán viên/ người phụ trách kế toán là người giữa chức vụ quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Dưới đây là biểu mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán viên, người phụ trách kế toán dành cho quý bạn đọc tham khảo!
Mục lục bài viết
1. Kế toán viên/người phụ trách kế toán là gì?
1.1. Kế toán viên là ai?
Kế toán viên là một nhân viên trong phòng kế toán của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ, có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ kế toán như ghi sổ sách, phân tích và kiểm tra dữ liệu tài chính, lập báo cáo tài chính và các nhiệm vụ khác liên quan đến quản lý tài chính của tổ chức. Kế toán viên cần phải có kiến thức chuyên môn về kế toán và các quy định pháp lý liên quan đến kế toán, kỹ năng sử dụng các công cụ và phần mềm kế toán hiện đại, kỹ năng làm việc độc lập và cộng tác trong nhóm. Kế toán viên đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính và đưa ra các quyết định chiến lược của tổ chức.
1.2. Người phụ trách kế toán là ai?
Người phụ trách kế toán là một nhân viên có trách nhiệm chính trong phòng kế toán của một doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ, và giám sát hoạt động kế toán của toàn bộ phòng kế toán. Người phụ trách kế toán thường có thẩm quyền cao hơn kế toán viên và phải đảm bảo rằng các nhiệm vụ kế toán được thực hiện đúng thời hạn, chính xác và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến kế toán.
Cụ thể, người phụ trách kế toán có nhiệm vụ quản lý sổ sách kế toán, thực hiện các báo cáo tài chính và kiểm tra tính đúng đắn của dữ liệu kế toán trước khi đưa vào báo cáo tài chính. Ngoài ra, người phụ trách kế toán cũng có thể thực hiện các công việc liên quan đến kế toán như ghi sổ, phân tích và kiểm tra dữ liệu tài chính.
Để trở thành người phụ trách kế toán, người đó cần có bằng cử nhân hoặc cao đẳng chuyên ngành kế toán hoặc có kinh nghiệm làm việc tương đương trong lĩnh vực kế toán. Người phụ trách kế toán cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng về kế toán, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, tư duy phân tích và giải quyết vấn đề tốt. Và phải được sự tin tưởng của cấp trên giao phó.
2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán viên, người phụ trách kế toán:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán viên, người phụ trách kế toán được quy định tại Điều 21
– Người làm kế toán/ phụ trách kế toán cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán. Người làm kế toán có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán.
– Người làm kế toán/ phụ trách kế toán phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng; Có thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 02 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán từ trình độ đại học trở lên và thời gian công tác thực tế về kế toán ít nhất là 03 năm đối với người có chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán trình độ trung cấp, cao đẳng.
Điều 19. Những người không được làm kế toán
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 Điều 52 Luật kế toán.
2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính – kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán, trừ doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu, doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Như vậy, người kế toán viên/ phụ trách kế toán phải đáp ứng được các tiêu chuẩn được quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 174/2016 quy định một số điều của Luật kế toán 2015.
2. Mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán viên, người phụ trách kế toán:
TÊN CÔNG TY…………
Số: …/20…/QĐ-CTY | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày … tháng … năm 20… |
– Căn cứ
– Căn cứ giấy chứng nhận ĐKKD của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ngày…………;
– Căn cứ vào trách nhiệm, quyền hạn và chức năng của Giám đốc Công ty;
– Căn cứ vào nhu cầu cán bộ điều hành tổ chức Công ty.
QUYẾT ĐỊNH
Về việc bổ nhiệm kế toán / phụ trách kế toán
__________________
Điều I:
Nay bổ nhiệm ông ( bà)……….
Sinh ngày….tháng……năm………
CMND/ CCCD số………. cấp ngày…….
Nơi cấp:……..
Địa chỉ cư trú:………..
Nghề nghiệp: Kế toán
Giữa chức vụ: Người phụ trách kế toán của Công ty kể từ ngày ký quyết định.
Điều II:
Mức lương được hưởng:……. ( Có thể theo thỏa thuận)
Điều III: Trách nhiệm và quyền hạn
– Thiết lập hồ sơ và sổ sách kế toán tài chính, chứng từ của Công ty; thực hiện đầy đủ chức năng của người phụ trách kế toán.
– Giao dịch Ngân hàng, cơ quan thuế, kho bạc Nhà nước và các chức năng liên quan đến hệ thống kế toán Công ty.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc Công ty trên cương vị kế toán trường.
Và các quyền:
– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp lập chứng từ cho các nghiệp vụ kế toán phát sinh ở bộ phận đó một cách chính xác và chuyển về phòng kế toán các chứng từ đó đầy đủ, kịp thời;
– Yêu cầu các bộ phận trong doanh nghiệp phối kết hợp thực hiện các công việc có liên quan;
– Ký duyệt các chứng từ, báo cáo kinh tế và phải bảo đảm tính hợp lệ, hợp pháp của các giấy tờ này.
– Ông (bà) ……… được hưởng lương, bảo hiểm xã hội, chế độ công tác phí theo quy định trong
Điều IV: Các phòng ban Công ty và ông ( bà)…… căn cứ quyết định thi hành.
Nơi nhận:
– Cơ quan thuế….. – Kho bạc Nhà nước…. – Lưu VP | Giám đốc công ty ( Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Hướng dẫn viết mẫu quyết định bổ nhiệm kế toán viên, người phụ trách kế toán:
- Tiêu đề: Quyết định bổ nhiệm kế toán viên/ người phụ trách kế toán.
- Phần mở đầu: Nêu lý do tại sao cần phải bổ nhiệm kế toán viên/ người phụ trách kế toán mới. Ví dụ: Do nhu cầu mở rộng kinh doanh hoặc thay thế người đã nghỉ hưu/ thôi việc.
- Phần nội dung:
- Công ty sẽ bổ nhiệm ông/bà (họ và tên) vào vị trí kế toán viên/ người phụ trách kế toán từ ngày (ngày) để giám sát và quản lý các hoạt động kế toán của công ty.
- Ông/bà (họ và tên) có bằng cấp chuyên môn/kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán và được đánh giá là có năng lực và kinh nghiệm để đảm nhận công việc này.
- Ông/bà (họ và tên) sẽ được phân công các nhiệm vụ kế toán như: quản lý sổ sách kế toán, thực hiện các báo cáo tài chính, xác nhận các khoản chi phí và thu nhập của công ty, và thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến kế toán.
- Ông/bà (họ và tên) sẽ được hưởng lương và các phúc lợi theo quy định của công ty.
- Phần kết thúc: Đưa ra những thông tin về thời gian hiệu lực của quyết định, ký tên của người ký quyết định và đóng dấu của công ty.
Một số lưu ý khi viết quyết định bổ nhiệm kế toán viên/ người phụ trách kế toán:
- Thông tin về tên và chức vụ của người được bổ nhiệm cần phải chính xác và đầy đủ.
- Cần mô tả rõ vai trò và trách nhiệm của người được bổ nhiệm.
- Nên kiểm tra và đảm bảo rằng quyết định được viết theo đúng quy trình và quy định của công ty.