Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ THU PHÍ VỆ SINH VÀ PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
Căn cứ Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
Căn cứ Thông tư số 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Nghị quyết số 10/2008/NQ-HĐND ngày 05 tháng 12 năm 2008 của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về phí và lệ phí trên địa bàn thành phố,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng nộp phí và miễn nộp phí
– Đối tượng nộp phí gồm: các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn.
– Đối tượng được miễn nộp phí gồm: các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo (có mã số).
– Trường hợp các cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại (công nghiệp, y tế) phải đảm bảo thực hiện từ khâu thu gom đến việc vận chuyển và xử lý loại chất thải này theo các quy định hiện hành.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 2. Mức phí
Đối với hộ gia đình:
Đối tượng | Mức phí (đồng/tháng) | |
Nội thành | Mặt tiền đường | 20.000 |
Trong hẻm | 15.000 | |
Ngoại thành – vùng ven | Mặt tiền đường | 15.000 |
Trong hẻm | 10.000 |
Đối với các đối tượng ngoài hộ gia đình, bao gồm các nhóm và mức phí như sau:
Đối tượng ngoài hộ dân | Mức phí (bao gồm thu gom, vận chuyển, xử lý bảo vệ môi trường) |
Nhóm 1: – Các quán ăn – uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng. – Cơ sở thương nghiệp nhỏ – Trường học, thư viện. – Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh < 250 kg/tháng. | 60.000 đồng/cơ sở/tháng |
Nhóm 2: – Các quán ăn – uống sáng tối trong nhà và vỉa hè được phép sử dụng. – Cơ sở thương nghiệp nhỏ – Trường học, thư viện. – Cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có khối lượng chất thải rắn phát sinh >250 kg/tháng ≤ 420 kg/tháng | 110.000 đồng/cơ sở/tháng |
Nhóm 3: – Các đối tượng còn lại: các quán ăn trong nhà cả ngày; – Nhà hàng, khách sạn, thương nghiệp lớn; – Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; – Rác sinh hoạt từ các cơ sở sản xuất, y tế, địa điểm vui chơi, công trình xây dựng… | 176.800 đồng/m3/tháng (Hệ số quy đổi 1m3 rác = 420 kg rác) |
Điều 3. Cơ quan thu phí bao gồm
Công ty Dịch vụ công ích các quận – huyện, thành phố; các đơn vị trúng thầu thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các quận – huyện; các tổ chức có tư cách pháp nhân đang thực hiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn thải;
Ủy ban nhân dân phường – xã thực hiện thu phí đối với các chủ nguồn thải do lực lượng thu gom rác dân lập thu gom.
Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan thu phí
Tổ chức đội ngũ và trang bị phương tiện phục vụ cho công tác thu phí;
Thu phí chủ nguồn thải theo biên lai do cơ quan thuế phát hành;
Trích giữ lại chi phí quản lý phí theo tỷ lệ do Nhà nước quy định để vận hành hệ thống thu phí tại địa phương;
Nộp toàn bộ phần phí vệ sinh thu được còn lại về cho Phòng Tài chính -Kế hoạch quận – huyện.
Điều 5. Quản lý và sử dụng tiền phí
Phòng Tài chính – Kế hoạch từng quận – huyện quản lý số phí thu được theo các bước như sau:
– Căn cứ trên biên lai thu phí và căn cứ theo đơn giá thu gom tại nguồn của cự ly thu gom tại từng địa phương để thanh toán chi trả cho công tác thu gom tại nguồn cho các đơn vị thu gom;
– Trích lại chi phí quản lý cho đơn vị thu phí theo quy định tại
– Căn cứ theo biên lai và hợp đồng dịch vụ để chi trả lại cho phường – xã hoặc đơn vị thu gom (đơn vị công ích hoặc đơn vị có chức năng khác);
– Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, thanh tra tính hợp lý, pháp lý, tính chính xác của số phí thu do đơn vị nộp về.
Ngân sách thành phố: quản lý số phí thu được và chi cho công tác quản lý chất thải rắn của thành phố.
Điều 6. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế thành phố hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra thực hiện, tổ chức tuyên truyền giải thích Quyết định này đến nhân dân và các tổ chức liên quan thực hiện.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.
Điều 8. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các sở – ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận – huyện, phường – xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.