Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
QUYẾT ĐỊNH CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ
Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng tại các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành:
1- Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản “Có”, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
2-
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Lê Đức Thúy |
QUY ĐỊNH
VỀ PHÂN LOẠI NỢ, TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG DỰ PHÒNG ĐỂ XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG
(Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
1- Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.
Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
2- Việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.
Điều 2.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1-“Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (sau đây gọi tắt là “rủi ro”) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.
2- “Dự phòng rủi ro” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
“Dự phòng cụ thể” là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
“Dự phòng chung” là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm .
3- “Sử dụng dự phòng” là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.
4- “Nợ” bao gồm:
a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;
b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
c) Các khoản bao thanh toán;
d) Các hình thức tín dụng khác.
5- “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
6- “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
7- “Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ” là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong
8- “Khách hàng” là các tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Điều 3.
1- ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.
Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
2- Đối với các khoản nợ xấu (NPL), tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.
3- Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.
4- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, tổ chức tín dụng phải phân loại vào nhóm 1 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.
Chương 2:
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
MỤC 1. PHÂN LOẠI NỢ VÀ TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CỤ THỂ
Điều 4.
1- Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:
– Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;
– Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;
– Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;
– Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.
2- Quy định tại khoản 1 Điều này không bắt buộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.
Điều 5. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.
Điều 6.
1. Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:
a). Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;
– Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
– Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
– Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
– Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
– Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
– Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
– Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.