Quyết định 4696/QĐ-BYT về việc ban hành "chuẩn quốc gia về trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương".
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “CHUẨN QUỐC GIA VỀ TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, thành phố TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường – Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chuẩn quốc gia về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Giám đốc các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Phần I
Chức năng, nhiệm vụ
của trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố) phải bảo đảm đầy đủ điều kiện hạ tầng cơ sở, trang thiết bị kỹ thuật, năng lực cán bộ và tổ chức bộ máy để đáp ứng các chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện toàn diện công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh đã được quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BYT ngày 11/1/2006 bao gồm:
Triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về: phòng chống dịch bệnh, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch y tế, sức khỏe môi trường, sức khỏe trường học, sức khỏe nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;
Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các Trung tâm Y tế dự phòng huyện, các cơ sở y tế và các trạm y tế trên địa bàn;
Phối hợp với Trung tâm Truyền thông – Giáo dục sức khỏe và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn của tỉnh để tổ chức triển khai công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ trong lĩnh vực y tế dự phòng;
Tham gia đào tạo và đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh và Trung ương cho cán bộ chuyên khoa và các cán bộ khác;
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, trong các ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật về lĩnh vực y tế dự phòng;
Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Giám đốc Sở Y tế phân công;
Triển khai, tổ chức thực hiện các dịch vụ y tế dự phòng theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc Sở Y tế và theo quy định của pháp luật;
Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách;
Thực hiện quản lý cán bộ, chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với công chức, viên chức và quản lý tài chính, tài sản của đơn và theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Sở Y tế giao.
Phần 2
Các chuẩn trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố
Chuẩn I
Tổ chức bộ máy và Nhân lực
Tổ chức khoa, phòng
Các phòng chức năng:
1.1. Phòng Kế hoạch tài chính;
1.2. Phòng Tổ chức hành chính.
Các khoa chuyên môn:
2.1. Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm;
2.2. Khoa Sức khoẻ cộng đồng;
2.3. Khoa Xét nghiệm;
2.4. Khoa Sốt rét- Nội tiết;
2.5. Khoa An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng;
2.6. Khoa Sức khoẻ nghề nghiệp (đối với các tỉnh chưa thành lập Trung tâm sức khỏe nghề nghiệp và môi trường);
2.7. Khoa Kiểm dịch y tế (đối với các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch mà không có Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế);
2.8. Khoa Phòng, chống HIV/AIDS (đối với các tỉnh chưa thành lập trung tâm phòng, chống HIV/AIDS).
Nhân lực và cơ cấu cán bộ:
Nhân lực và cơ cấu cán bộ: Bảo đảm đủ nhân lực theo quy định của Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 của liên Bộ: Bộ Y tế – Bộ Nội vụ “Hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước”.
Tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo:
a) Lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh:
01 Giám đốc và các Phó Giám đốc đạt các tiêu chuẩn như sau:
– Giám đốc:
+ Chuyên ngành y tế dự phòng hoặc ngành y nhưng có thời gian công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng ít nhất 5 năm;
+ Trình độ chuyên môn: sau đại học;
+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ C hoặc tương đương trở lên (Chứng chỉ B trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);
+ Có chứng chỉ tin học A.
– Phó Giám đốc chuyên môn:
+ Chuyên ngành y tế dự phòng hoặc ngành y nhưng đã công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng ít nhất 5 năm;
+ Trình độ chuyên môn: sau đại học;
+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên (chứng chỉ A trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);
+ Có chứng chỉ tin học A.
– Phó Giám đốc khác:
+ Trình độ chuyên môn: đại học;
+ Là bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính hay tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên (chứng chỉ A trở lên đối với các tỉnh miền núi, hải đảo);
+ Có chứng chỉ tin học A.
b) Lãnh đạo các khoa, phòng:
– Trưởng khoa:
+ Trình độ chuyên môn: sau đại học (ưu tiên chuyên ngành y);
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ tin học A.
– Các phó khoa:
+ Trình độ chuyên môn: đại học (ưu tiên chuyên ngành y);
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ tin học A.
– Trưởng phòng và phó trưởng phòng:
+ Trình độ chuyên môn: Đại học (theo chuyên ngành phù hợp);
+ Có chứng chỉ về quản lý nhà nước;
+ Chứng chỉ ngoại ngữ B hoặc tương đương trở lên;
+ Có chứng chỉ tin học A.
Tiêu chuẩn cán bộ chuyên môn:
3.1. Có bằng cấp đào tạo thích hợp với vị trí làm việc, ưu tiên chuyên ngành y tế dự phòng;
3.2. Nếu không phải chuyên ngành y tế dự phòng phải có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sơ bộ từ 2 tháng trở lên phù hợp với vị trí công tác;
3.3. Cán bộ xét nghiệm nếu không phải là cán bộ chuyên ngành phù hợp với công tác xét nghiệm phải có chứng chỉ đào tạo sơ bộ từ 2 tháng trở lên về công tác xét nghiệm tương ứng;
3.4. Các cán bộ chuyên môn phải được đào tạo lại hàng năm theo
Chuẩn II
Cơ sở hạ tầng
Vị trí
Khu đất xây dựng có đường giao thông thuận lợi, gần trung tâm tỉnh, thành phố.
Mặt bằng tổng thể
Diện tích khu đất xây dựng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không dưới 3000 m2, đủ để bố trí các hạng mục công trình sau:
1.1. Khu chính (khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính; khối các khoa chuyên môn; khối tư vấn sức khoẻ, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến;
1.2. Khu phụ trợ (kho tàng, chăn nuôi súc vật thí nghiệm, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống phát điện dự phòng, nhà xe…);
Trong khuôn viên Trung tâm Y tế dự phòng phải bố trí khu vực sân, đường, nơi để xe cho khách và nhân viên;
Tỷ lệ đất xây dựng chiếm từ 30% đến 35% diện tích khu đất; có diện tích trồng cây xanh 30-35%.
III. Yêu cầu về giải pháp thiết kế các hạng mục công trình:
Yêu cầu chung: Giải pháp tổ chức không gian của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh phải bảo đảm các yêu cầu sau:
1.1. Phù hợp với yêu cầu tính năng sử dụng phục vụ mục đích cho chuyên môn của y tế dự phòng;
1.2. Các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng phải bảo đảm vệ sinh an toàn lao động (thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ…);
1.3. Các hạng mục công trình phải phù hợp với các trang thiết bị chuyên dụng theo danh mục chuẩn thức trang thiết bị y tế cho hệ y tế dự phòng tuyến tỉnh;
1.4. Phòng xét nghiệm vi sinh vật được bố trí riêng biệt, khép kín, bảo đảm yêu cầu an toàn sinh học cấp II trở lên;
1.5. Phòng xét nghiệm lý- hoá, sinh hóa, độc chất phải bố trí phòng xử lý mẫu riêng. Khu vực xét nghiệm phải cách ly với khu văn phòng;
1.6. Có đầy đủ hệ thống cung cấp nước sạch, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu của công tác xét nghiệm;
1.7. Có đầy đủ hệ thống phân loại, thu gom, xử lý rác thải y tế, nước thải và khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
Yêu cầu đối với các hạng mục công trình:
2.1.Khối hành chính: gồm phòng Giám đốc, các phòng Phó giám đốc, Tổ chức hành chính, Kế hoạch tài chính, phòng khách, hội trường, thư viện và khu vệ sinh.
2.2. Các khoa chuyên môn (không kể khoa xét nghiệm): quy định tại khoản 2, mục I (Tổ chức khoa phòng) của Chuẩn I.
Đối với các Trung tâm Y tế dự phòng có làm nhiệm vụ kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu phải có phòng làm việc, phòng cách ly tạm thời bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh dịch.
2.3.Khoa xét nghiệm: gồm
a) Phòng xét nghiệm vi sinh vật:
– Phòng xét nghiệm vi khuẩn;
– Phòng xét nghiệm vi rút, huyết thanh.
b) Phòng xét nghiệm Ký sinh trùng – Côn trùng;
c) Phòng xét nghiệm Huyết học;
d) Phòng xét nghiệm Sinh hóa;
đ) Phòng xét nghiệm Lý-Hóa;
e) Phòng nhận mẫu và trả lời kết quả;
g) Phòng pha chế môi trường;
h) Kho hóa chất, vật tư, thiết bị…;
i) Phòng rửa – tiệt trùng;
k) Phòng tắm, giặt;
l) Trong từng phòng xét nghiệm phải bố trí nơi để hóa chất, sinh phẩm, nơi thay quần áo;
2.4. Khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo, chỉ đạo tuyến.
2.5. Công trình phụ trợ: nhà bảo vệ, nhà xe, kho tàng, nơi chăn nuôi vật thí nghiệm (khi có yêu cầu), hệ thống xử lý chất thải, nhà để máy phát điện dự phòng.
2.6. Diện tích các hạng mục công trình và khoa, phòng của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tối thiểu phải bảo đảm như sau:
Bảng 1. Tổng hợp diện tích sàn tối thiểu
TT | Khối khoa, phòng | Diện tích (m2) |
1 | Khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính | 234 |
2 | Khối các khoa chuyên môn (bao gồm cả xét nghiệm) | 930 |
3 | Khối tư vấn sức khoẻ, khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến | 566 |
4 | Các hạng mục phụ trợ | 800 |
Tổng cộng | 2 530 |
Chi tiết các hạng mục công trình đạt các tiêu chuẩn quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Chuẩn quốc gia này. Trường hợp sử dụng máy hiện đại, chuyên sâu đòi hỏi phải có chế độ bảo quản, vận hành đặc biệt (như máy chụp X quang, máy đo thính lực hoàn chỉnh, máy quang phổ huỳnh quang, sắc ký lỏng cao áp…) thì diện tích của phòng đặt máy phải đảm bảo yêu cầu của nhà sản xuất.
Những yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật:
Kích thước công trình:
1.1. Chiều rộng hành lang chính không nhỏ hơn 2,4m. Chiều rộng hành lang phụ không nhỏ hơn 1,5m;
1.2. Chiều cao phòng không thấp hơn 2,7m, có điều hoà không khí, thông khí tốt;
1.3. Các cửa ra vào:
a) Chiều cao không thấp hơn 2,1m;
b) Chiều rộng:
– Loại cửa 2 cánh không nhỏ hơn 1,2m:
– Loại cửa 1 cánh không nhỏ hơn 0,8m.
1.4. Cầu thang:
a) Độ dốc không lớn hơn 300
b) Chiều rộng bản thang không nhỏ hơn 1,6m
c) Chiều rộng chiếu nghỉ không nhỏ hơn 2,0m.
Chiếu sáng và thông gió:
2.1. Các phòng của khu hành chính, khoa chuyên môn và khu phụ trợ phải được ưu tiên chiếu sáng và thông gió tự nhiên, trực tiếp;
2.2. Các phòng xét nghiệm có khả năng điều chỉnh ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, thông gió theo yêu cầu của kỹ thuật xét nghiệm;
2.3. Diện tích cửa sổ chiếu sáng tự nhiên cho các phòng không nhỏ hơn 20%;
2.4. Các phòng xét nghiệm vi sinh vật phải đạt quy định của phòng sạch và an toàn sinh học cấp II;
2.5. Các phòng xét nghiệm hóa-lý, sinh hóa phải đạt quy định an toàn hóa học.
Yêu cầu về phòng chống cháy nổ:
3.1. Trung tâm y tế dự phòng phải được thiết kế tuân theo những quy định phòng chống cháy nổ hiện hành và trang bị các phương tiện chống cháy nổ (họng nước, bình chống cháy…);
3.2. Khoảng cách tối đa từ cửa đi của các phòng đến lối thoát nạn gần nhất là 25m;
3.3. Các phòng xét nghiệm hóa, sinh hóa phải có vòi nước cấp cứu khi có sự cố.
Yêu cầu về kết cấu hoàn thiện công trình:
4.1. Các hạng mục công trình phải có kết cấu bền vững;
4.2. Các hạng mục công trình được xây dựng và hoàn thiện nội thất, ngoại thất theo đúng các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành và yêu cầu riêng của các phòng thí nghiệm chuyên ngành;
4.3. Tường bên trong các phòng xét nghiệm, rửa tiệt trùng, sấy hấp dụng cụ phải được sơn bằng sơn chịu axít, dung môi hoặc ốp gạch men kính cao tối thiểu 2,2m. Phần tường còn lại phải sơn màu sáng;
4.4. Sàn lát bằng gạch bảo đảm không trơn trượt;
4.5. Sàn khu xét nghiệm lát bằng gạch có khổ lớn hạn chế khe kẽ. Đường tiếp ráp với tường được vuốt tròn cạnh dễ vệ sinh, chống đọng và bám bụi;
4.6. Trần được thiết kế phẳng hoặc dốc, các đường tiếp giáp trơn, nhẵn hạn chế khe kẽ bảo đảm yêu cầu vệ sinh, cách nhiệt, cách âm, chống thấm tốt. Trần sơn màu sáng.
Kỹ thuật hạ tầng:
5.1. Cấp điện:
a) Bảo đảm cung cấp điện đáp ứng yêu cầu chiếu sáng, sử dụng các thiết bị;
b) Có hệ thống máy nổ để sẵn sàng cấp điện khi mất điện lưới;
c) Hệ thống điện chiếu sáng độc lập với hệ thống điện động lực;
d) Có hệ thống tiếp đất an toàn.
5.2. Cấp nước:
a) Có hệ thống cung cấp nước đầy đủ bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh và yêu cầu của công tác xét nghiệm;
b) Có bể chứa nước dự phòng cho sinh hoạt và cứu hoả.
5.3. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:
a) Có hệ thống thoát nước bề mặt và nước thải riêng biệt;
b) Nước thải từ khu xét nghiệm, khu chăn nuôi vật thí nghiệm và các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý trước khi thải vào hệ thống chung theo quy định.
5.4. Chất thải rắn:
a) Chất thải rắn phải có các dụng cụ chứa thích hợp;
b) Chất thải rắn được thu gom, phân loại và chuyển tới bộ phận xử lý chung theo quy định của Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
5.5. Khí thải:
a) Thực hiện đo ô nhiễm không khí định kỳ theo quy định;
b) Chất lượng không khí trong phòng thí nghiệm phải bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh lao động của Bộ Y tế;
c) Các phòng xét nghiệm sử dụng hoá chất phải có hệ thống hút hơi khí độc.
Duy tu, bảo dưỡng
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng định kỳ mỗi năm 1 lần, được sửa chữa kịp thời khi xuống cấp, khi hỏng.
Yêu cầu thông tin, liên lạc
Trung tâm phải có hệ thống nối mạng để bảo đảm liên lạc qua máy tính giữa các khoa, phòng, với hệ thống y tế dự phòng trong cả nước và trao đổi thông tin quốc tế.
Chuẩn III
Trang thiết bị
Trang thiết bị
Có đầy đủ các loại trang thiết bị làm việc văn phòng cần thiết ( Phụ lục 2)
Có đầy đủ các loại trang thiết bị thiết yếu cho các phòng thí nghiệm (Phụ lục 3.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải có thêm các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp (Phụ lục 3.2)
Có đầy đủ các loại trang thiết bị thiết yếu cho công tác tư vấn sức khỏe, khám sức khoẻ, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến (Phụ lục 4.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải có thêm các trang thiết bị chuyên dụng phù hợp (Phụ lục 4.2).
Có quy định, hướng dẫn về sử dụng và bảo quản các trang thiết bị xét nghiệm.
Có đầy đủ phụ kiện thiết bị, hoá chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao phù hợp để phục vụ hoạt động của Trung tâm Y tế dự phòng.
Kiểm tra, theo dõi
Định kỳ kiểm tra, chuẩn hóa các mẫu chuẩn, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin theo qui định.
Định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn các trang thiết bị theo quy định, đặc biệt là thiết bị đo lường và xét nghiệm có ảnh hưởng đến độ chính xác.
Có đầy đủ sổ theo dõi (bao gồm cả lý lịch máy, thiết bị; nhật ký hoạt động), kiểm tra duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nâng cấp máy và thiết bị .
Có bảng phân công và kế hoạch cho cán bộ theo dõi, kiểm tra, phát hiện hư hỏng, trục trặc của thiết bị để bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị một cách thường xuyên.
Chuẩn IV
Kế hoạch, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến
Kế hoạch
Kế hoạch của Trung tâm, của các khoa, phòng được trình đúng thời hạn và được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Kế hoạch phải bảo đảm phù hợp với:
2.1. Chiến lược quốc gia về y tế dự phòng Việt nam đến 2010 và định hướng đến 2020;
2.2. Quy hoạch phát triển ngành y tế;
2.3. Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các chương trình, dự án quốc gia về y tế dự phòng;
2.4. Nhiệm vụ của Sở Y tế và ủy ban nhân dân tỉnh giao;
2.5. Thực trạng và đặc thù địa phương;
2.6. Nguồn lực hiện có.
Kế hoạch phải thể hiện sự phối hợp với các đơn vị liên quan trong triển khai công tác y tế dự phòng, bảo đảm có sự lồng ghép, điều phối giữa kế hoạch thường xuyên, các dự án và các chương trình;
Kế hoạch có đầy đủ: mục tiêu, chỉ tiêu về chuyên môn, nội dung hoạt động, giải pháp tổ chức thực hiện, kế hoạch kinh phí cho từng hoạt động, kế hoạch dự trữ ứng phó với tình huống khẩn cấp, phòng chống dịch, tiến độ thời gian, quy định kiểm tra, đánh giá, tổng kết;
Định kỳ đánh giá tiến độ kế hoạch, có điều chỉnh kế hoạch kịp thời khi có thay đổi ảnh hưởng đến việc thực hiện;
Thực hiện đúng các quy định và yêu cầu của chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
Tài chính:
Kinh phí được phân bổ cho hoạt động nghiệp vụ ít nhất chiếm 50% tổng ngân sách của Trung tâm.
Có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ cho các hoạt động chuyên môn y tế dự phòng bao gồm: kiểm soát bệnh truyền nhiễm, dinh dưỡng cộng đồng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ môi trường, sức khoẻ trường học, sức khoẻ nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nội tiết, rối loạn chuyển hóa, xét nghiệm.
Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí (bao gồm cả kinh phí từ các chương trình, các dự án trong nước và quốc tế), vật tư kịp thời.
Thực hiện các hoạt động thu phí, lệ phí y tế dự phòng theo qui định.
Thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính định kỳ.
III. Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến:
80% khoa, phòng chuyên môn có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của cán bộ;
100% khoa, phòng chuyên môn tham gia đào tạo và đào tạo định kỳ về y tế dự phòng cho tuyến trước và các đối tượng khác theo yêu cầu;
100% khoa, phòng chuyên môn thực hiện chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, và giám sát về chuyên môn, kỹ thuật các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với tuyến trước và các cơ sở y tế khác trên địa bàn tỉnh hàng năm;
Thực hiện đúng và đủ các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ trong kế hoạch;
80% khoa, phòng chuyên môn nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học về y tế dự phòng, áp dụng những tiến bộ khoa học vào các hoạt động y tế dự phòng của địa phương;
Tham gia các chương trình, dự án trong nước và quốc tế liên quan.
Chuẩn V
Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm
Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm:
Chỉ đạo, tổ chức triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn để phát hiện sớm, đáp ứng nhanh các dịch xuất hiện trên địa bàn, không để dịch lan rộng;
Thực hiện đúng quy trình quản lý, giám sát dịch bao gồm việc thu thập thông tin có kiểm tra, có hệ thống, từ các cơ sở y tế ở các tuyến trên địa bàn và các điều tra về tình hình, chiều hướng của dịch bệnh, phân tích đánh giá, triển khai và đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch. Thường xuyên cập nhật bản đồ theo dõi dịch. Thực hiện báo cáo, thông tin dịch theo quy định của Bộ Y tế;
100% vụ dịch xảy ra trên địa bàn được phát hiện sớm, được điều tra, xử lý, khống chế dịch kịp thời;
Thành lập đội chống dịch cơ động bao gồm các cán bộ thông thạo nghiệp vụ thuộc các chuyên ngành liên quan; được huấn luyện và diễn tập định kỳ; đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân và dụng cụ, hoá chất cần thiết.
Dự trữ trang thiết bị và hoá chất, vật tư cần thiết đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch, tổ chức phân phối, cấp phát kịp thời theo kế hoạch đã được duyệt và hướng dẫn sử dụng bảo quản theo quy định;
Quản lý hồ sơ, dữ liệu về tình hình dịch: số liệu chi tiết các đợt dịch (kể cả biện pháp và hiệu quả can thiệp), các báo cáo đánh giá nguy cơ hàng năm;
Phản hồi thông tin kịp thời đối với các tuyến.
Quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.
Kiểm soát, bảo đảm chất lượng vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng chống dịch;
Thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn;
Khám, phân loại và tư vấn trước khi tiêm chủng;
Hướng dẫn bà mẹ, người nhà sau tiêm chủng;
Đủ dây chuyền lạnh, đủ trang thiết bị, dụng cụ bảo quản vắc xin sinh phẩm y tế theo quy định;
Đủ phác đồ, thuốc, phương tiện xử lý phản ứng sau tiêm chủng;
Có đầy đủ sổ theo dõi xuất, nhập vắc xin và dụng cụ tiêm chủng (phối hợp với phòng kế hoạch tài chính); Có sổ theo dõi phản ứng phụ và tai biến sau tiêm chủng.
III. Kiểm dịch y tế biên giới
Triển khai hoạt động kiểm dịch y tế tại tất các các cửa khẩu biên giới, sân bay, bến cảng. Kiểm dịch y tế đối với 100% đối tượng kiểm dịch theo quy định;
Giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở chế biến và cung ứng thực phẩm, nước uống tại các cửa khẩu và trên các phương tiện vận tải qua biên giới;
Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh, các bệnh phải kiểm dịch trên các phương tiện vận chuyển, bến bãi trong khu vực của khẩu theo quy định;
Phối hợp kiểm dịch y tế đối với các nước chung biên giới, các nước ký kết hiệp định về kiểm dịch y tế đối với Việt Nam.
hoạt động phòng chống HIV/AIDS
Đối với các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh tại những địa phương chưa thành lập Trung tâm phòng chống HIV/AIDS thì hoạt động kiểm soát các bệnh truyền nhiễm phải bao gồm thêm các phần được quy định như sau:
Hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo chương trình mục tiêu quốc gia (truyền thông thay đổi hành vi, can thiệp giảm tác hại, chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV, dự phòng lây truyền mẹ sang con, quản lý và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục, an toàn truyền máu…);
Có hệ thống giám sát và thực hiện giám sát HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo quy định. Thực hiện ít nhất 70% chỉ số theo dõi của hướng dẫn quốc gia;
Có các quy định về quy chế, biểu mẫu
Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;
Tiếp nhận và tham gia các dự án liên quan và các dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS được giao theo quy định của pháp luật.
Chuẩn VI
Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng
và An toàn vệ sinh thực phẩm
Triển khai các chương trình, hoạt động cải thiện dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng và ngành nghề khác nhau, phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm tại 100% huyện, thị xã đạt các chỉ tiêu Sở Y tế giao;
Tổ chức tốt ngày vi chất dinh dưỡng: Đảm bảo 100% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A theo quy định, 70% số bà mẹ trong vòng 1
tháng sau khi sinh con được uống vitamin A của chương trình. Tổ chức tuần lễ dinh dưỡng phát triển hàng năm nhằm tăng cường truyền thông kiến thức về dinh dưỡng cho nhân dân;
Có hệ thống giám sát dinh dưỡng, điều tra trình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và các vấn đề dinh dưỡng đặc biệt khác cho các đối tượng trên địa bàn. Tham gia điều tra dinh dưỡng định kỳ theo kế hoạch được Bộ Y tế phân duyệt nhằm đánh giá mục tiêu Chiến lược về dinh dưỡng;
Điều tra 100% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; tham gia xử lý theo nhiệm vụ được giao;
Trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm;
Hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, GHP và HACCP;
Đối với các Trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương chưa thành lập Chi cục An toàn thực phẩm thì hoạt động dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm, ngoài các hoạt động trên cần:
Có hồ sơ giám sát tình hình dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn. Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và việc quản lý sức khỏe người trực tiếp sản xuất chế biến, phục vụ;
Chuẩn VII
Hoạt động sức khỏe môi trường
và sức khoẻ trường học
Quản lý giám sát chất lượng nước, công trình vệ sinh và bảo vệ môi trường
Giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định tại thông tư số 15/2006/TT-BYT ngày 30/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn kiểm tra, giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình;
Kiểm tra, giám sát ít nhất trên 80% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về quản lý chất thải y tế;
100% các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra, hướng dẫn xử lý và báo cáo kịp thời lên Sở Y tế, Bộ Y tế và cơ quan hữu quan;
100% các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh được hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường;
Thực hiện việc báo cáo hiện trạng môi trường ngành y tế hàng năm theo quy định;
Có hệ thống lưu giữ, cập nhật các số liệu và các báo cáo về giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình, quản lý chất thải y tế, các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra.
sức khỏe trường học
80% số trường trên địa bàn được quản lý về số lượng học sinh, thực trạng vệ sinh học đường, quản lý hồ sơ và phân loại sức khỏe, bệnh tật theo quy định;
Kiểm tra, giám sát các yếu tố vệ sinh trường học định kỳ mỗi năm hai lần cho trên 80% số trường trên địa bàn;
Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học cho 100% cán bộ làm công tác y tế trường học;
Thực hiện việc lưu giữ, cập nhật các số liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến công tác sức khoẻ trường học theo quy định.
III. phong trào vệ sinh phòng bệnh
Triển khai thực hiện tốt các phong trào vệ sinh phòng bệnh, làng văn hóa sức khoẻ và các phong trào liên quan khác do ngành và địa phương phát động.
Chuẩn VIII
Hoạt động Sức khoẻ nghề nghiệp
phòng chống Tai nạn thương tích
Triển khai thực hiện tốt tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích;
Trên 80% cơ sở lao động kể cả các cơ sở y tế thuộc tỉnh được quản lý về loại hình doanh nghiệp, các nguy cơ sức khoẻ nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp phổ biến, tỷ lệ bệnh tật và tai nạn lao động;
ít nhất 80% cơ sở lao động có nguy cơ cao được kiểm tra, giám sát môi trường, điều kiện lao động hàng năm theo kế hoạch;
Trên 80% cơ sở sử dụng lao động được lập hồ sơ vệ sinh lao động, đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe nơi làm việc và được cập nhật hàng năm;
Trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế trên địa bàn được kiểm tra, giám sát về môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp;
Trên 80% cơ sở sử dụng lao động có hồ sơ quản lý sức khoẻ người lao động và được cập nhật hàng năm;
Tham gia điều tra, xử lý 100% vụ nhiễm độc, tai nạn lao động xảy ra tại các cơ sở lao động khi có yêu cầu;
Theo dõi công tác thực hiện các chế độ chính sách chăm sóc sức khoẻ cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định;
Quản lý kết quả giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp và danh sách người bị bệnh nghề nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định;
100% cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức thống kê, báo cáo tai nạn thương tích theo quy định;
Tổ chức, triển khai và hướng dẫn các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình điểm về cộng đồng an toàn.
Chuẩn IX
Hoạt động phòng chống Sốt rét,
các bệnh ký sinh trùng, nội tiết, rối loạn chuyển hóa
Chỉ đạo và tổ chức giám sát, điều tra phát hiện và xử lý kịp thời ca bệnh sốt rét (ngoại lai và nội địa), các bệnh ký sinh trùng khác.
Triển khai công tác giám sát các véc tơ truyền các bệnh ký sinh trùng thường gặp trong tỉnh.
Quản lý thông tin về bệnh sốt rét, bệnh ký sinh trùng khác: quản lý dữ liệu, lập bản đồ, biểu đồ theo dõi hàng năm về tình hình dịch tễ sốt rét, một số bệnh ký sinh trùng khác thường gặp ở địa phương.
Triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét và bệnh do ký sinh trùng khác, bênh nội tiết, rối loạn chuyển hoá.
Thực hiện được các mục tiêu đề ra hàng năm của chương trình phòng chống sốt rét.
Chuẩn X
Hoạt động Xét nghiệm
xét nghiệm
Thực hiện được các yêu cầu xét nghiệm tối thiểu theo từng chuyên ngành (Phụ lục 5.1). Với những Trung tâm đủ điều kiện phát triển một số kỹ thuật chuyên sâu phải thực hiện được các yêu cầu xét nghiệm chuyên sâu (Phụ lục 5.2). Thực hiện được 100% yêu cầu xét nghiệm phục vụ hoạt động của các khoa, phòng;
Các xét nghiệm được thực hiện bằng các kỹ thuật theo chuẩn quốc tế, quốc gia hoặc các kỹ thuật theo thường quy đã được Bộ Y tế quy định.
Tỷ lệ các xét nghiệm đạt tiêu chuẩn kiểm tra do các phòng xét nghiệm chuyên sâu của các Viện hệ y tế dự phòng như sau:
a) Xét nghiệm vi sinh, xét nghiệm ký sinh trùng: 80%
b) Xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: 85%
c) Xét nghiệm hóa-lý, sinh hóa, huyết học: 90%
Đảm bảo đủ môi trường nuôi cấy và hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm;
80% cơ sở y tế dự phòng tuyến quận, huyện được kiểm tra, đánh giá chất lượng xét nghiệm.
Quản lý chất lượng xét nghiệm:
Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng người trong khoa, phòng. Có người giám sát kết quả xét nghiệm;
Đủ quy định và hướng dẫn gồm:
2.1. Quy định chung về chức năng và nhiệm vụ của phòng xét nghiệm;
2.2. Quy trình thực hành thao tác kỹ thuật chuẩn;
2.3. Quy định và hướng dẫn về bảo hộ lao động;
2.4. Hướng dẫn xử lý các sự cố đối với phòng xét nghiệm;
2.5. Quy định về tiếp nhận, đóng gói, bảo quản và vận chuyển mẫu, thanh lý mẫu, hủy mẫu, trả lời kết quả;
2.6. Quy định và hướng dẫn quản lý thông tin, bảo quản hồ sơ phòng xét nghiệm một cách an toàn, bảo mật.
Phần III
Hồ sơ, thủ tục xét công nhận
chuẩn quốc gia về Trung tâm y tế dự phòng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương
Tiêu chí xét công nhận chuẩn quốc gia trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt Chuẩn quốc gia khi từng Chuẩn đều đạt trên 80% các tiêu chí quy định tại phần I và II của bản Chuẩn Quốc gia này.
hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Báo cáo tự đánh giá kết quả thực hiện Chuẩn của trung tâm;
Báo cáo đánh giá, xác nhận đạt Chuẩn của Sở Y tế.
III. Trình tự công nhận đạt chuẩn quốc gia trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:
Hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường).
Sau 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Y tế ra quyết định công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Trường hợp nhận thấy trong báo cáo tự đánh giá của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh hoặc báo cáo đánh giá, xác nhận đạt chuẩn của Sở Y tế tỉnh còn có vấn đề chưa rõ ràng thì trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn phải có
Định kỳ 01 năm/lần, căn cứ vào các quy định của bản Chuẩn quốc gia này, các viện thuộc hệ y tế dự phòng có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra đối với các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã được Bộ Y tế công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế dự phòng theo phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp, phát hiện các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh không đạt đủ các điều kiện phải báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và Môi trường) để xem xét và rút Quyết định công nhận đạt chuẩn.