Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Văn bản pháp luật

Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2002

  • 04/09/202004/09/2020
  • bởi Công ty Luật Dương Gia
  • Công ty Luật Dương Gia
    04/09/2020
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Quyết định 2271/2002/QĐ-BYT về tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở - tiêu chuẩn ngành do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

      QUYẾT ĐỊNH

      VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ TRẠM Y TẾ CƠ SỞ – TIÊU CHUẨN NGÀNH”

      BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

      Căn cứ Nghị định số 68/CP ngày 11/10/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Y tế;

      Căn cứ Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010;

      Căn cứ Quyết định số 437/QĐ-BYT ngày 20/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục Trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và túi thôn bản.

      Xét tờ trình số 57/TTBYT-TKM ngày 10/6/2002 của Viện trưởng Viện Trang thiết bị và công trình y tế xin chỉnh lý và bổ sung Tiêu chuẩn ngành Thiết kế Trạm y tế cơ sở 52/TCN-CTYT 0001:2000;
      Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị – Công trình y tế

      QUYẾT ĐỊNH

      Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn 52 CN-CTYT 0001:2002 Trạm y tế cơ sở – Tiêu chuẩn thiết kế (Chỉnh lý và bổ sung tháng 6/2002) thay thế cho Tiêu chuẩn 52 TCN-CTYT 0001:2000.

      Điều 2. Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế trạm y tế cơ sở này để xây dựng mới hoặc vận dụng để xây dựng cải tạo trạm y tế đã cũ, bị hư hỏng xuống cấp.

      Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế quyết định số 4009/QĐ-Bộ Y tế ngày 10/11/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

      Điều 4. Các ông, bà Chánh văn phòng, Vụ trưởng các Vụ Trang thiết bị – Công trình y tế, Vụ Kế hoạch, Vụ Điều trị và các Vụ có liên quan của Bộ Y tế; giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

      quyet-dinh-2271-2002

      >>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

      TIÊU CHUẨN NGÀNH

      Ban hành kèm theo quyết định số 2271/2002/QĐ-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2002 Về việc ban hành Tiêu chuẩn thiết kế Trạm y tế cơ sở – Tiêu chuẩn ngành”

      TRẠM Y TẾ CƠ SỞ – TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

      PHẠM VI ÁP DỤNG

      1.1. Tiêu chuẩn được áp dụng để thiết kế mới, thiết kế cải tạo các trạm y tế cơ sở tại các địa phương trong phạm vi cả nước.

      1.2. Khi thiết kế cải tạo, những quy định về diện tích, mật độ xây dựng, khoảng cách không nhất thiết phải chính xác hoàn toàn nhưng không được ảnh hưởng đến công tác khám – chữa bệnh tại trạm y tế cơ sở.

      QUY ĐỊNH CHUNG

      2.1. Trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm Y tế cơ sở) là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám – chữa bệnh thông thường cho cộng đồng dân cư đặt tại các xã, phường, thị trấn.

      2.2. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và để bảo đảm các hoạt động chuyên môn, trạm y tế cơ sở gồm các không gian chủ yếu :

      Đón tiếp, tuyên truyền và tư vấn về chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

      Thực hiện các dịch vụ phòng bệnh: Tiêm chủng mở rộng (TCMR), uống vắc xin…

      Khám và chữa bệnh (Tây y và Y học cổ truyền).

      Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, dịch vụ kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ)

      Lưu bệnh nhân để theo dõi và điều trị.

      Thực hiện các xét nghiệm đơn giản.

      Cung ứng thuốc, dược phẩm thông thường.

      Khu phụ trợ (kho, bếp, WC,…) sân vườn và đường nội bộ…

      2.3.Trạm y tế cơ sở được thiết kế theo quy mô dân số, bán kính phục vụ và đặc điểm địa lý của từng vùng miền.

      Loại trạm có quy mô dân số nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 dân.

      Loại trạm có quy mô dân số lớn hơn 10.000 dân.

      Loại trạm phù hợp với đặc điểm địa lý vùng miền phân theo 3 loại vùng: vùng không có lũ lụt, vùng có lũ lụt và vùng núi cao (vùng xa, hải đảo…)

      2.4. Trạm y tế cơ sở được thiết kế xây dựng bền vững đạt tiêu chuẩn công trình cấp II. Đối với các công trình cải tạo lại từ nhà hiện có cũng phải bảo đảm cấp độ bền vững như trên.

      Vùng có lũ lụt thường xuyên, vùng ven biển cần chú ý tới yêu cầu phòng chống bão lũ thiên tai.

      Đối với vùng núi cao, vùng sâu – vùng xa tuỳ theo thực tế xây dựng, khi thiết kế cần triệt để sử dụng vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương.

      YÊU CẦU VỀ KHU ĐẤT XÂY DỰNG VÀ MẶT BẰNG TỔNG THỂ

      3.1. Khu đất xây dựng

      3.1.1. Khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau :

      Vị trí khu đất xây dựng cần đặt gần các trục giao thông liên xã qua các khu vực trung tâm xã, phường, thị trấn; thuận tiện cho cư dân tới trạm để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và khám – chữa bệnh.

      Khu đất xây dựng phải thoáng, cao ráo, ít tốn kém về biện pháp xử lý nền móng hay thoát nước mặt, nước thải.

      Khu đất xây dựng phải đảm bảo có nguồn cung cấp nước sạch thường xuyên.

      Khu đất xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo bán kính phục vụ.

      3.1.2. Diện tích đất xây dựng trạm y tế cơ sở khoảng từ 600 ÷ 1200m2 đủ để bố trí các hạng mục:

      Xây dựng nhà trạm, công trình phụ trợ (nhà bếp, nhà vệ sinh, lán đợi và nhà để xe).

      Đường giao thông nội bộ và diện tích xây dựng cổng, tường rào.

      Sân vườn cây xanh (cây cảnh và cây tạo bóng mát).

      Khu trồng cây dược liệu, thuốc nam, vườn mẫu.

      3.1.3 Mật độ xây dựng cho phép không lớn hơn 30 ÷ 35 % diện tích khu đất

      3.1.4. Khoảng cách giới hạn từ mép ngoài tường rào cổng chính tới mặt trước nhà trạm không được nhỏ hơn 6m.

      3.2. Cây xanh

      3.2.1. Tỷ lệ diện tích cây xanh (gồm diện tích trồng cây bóng mát kết hợp vườn hoa và vườn cây thuốc Nam) từ 30 ÷ 40 % tổng diện tích khu đất.

      3.2.2. Vườn mẫu trồng cây dược liệu, thuốc Nam (gồm 60 loại cây chữa 9 loại bệnh thông thường) phải cách mép tường ngoài nhà trạm lớn hơn 2m.

      3.2.3. Trong khu đất xây dựng không trồng các loại cây có nhựa độc, có gai, cây có hoa quả thu hút ruồi muỗi, côn trùng.

      3.3. Lối ra vào, đường đi và sân trong

      3.3.1. Trong mặt bằng tổng thể khu đất xây dựng trạm y tế cơ sở phải có rào bảo vệ ngăn gia súc, gia cầm.

      3.3.2. Đường đi giữa các bộ phận trong khuôn viên trạm y tế cơ sở có chiều rộng tối thiểu là 1,2m.

      3.3.3. Phía ngoài nhà trạm y tế phải có sân chờ, bãi để xe cho khách và nhân viên.

      3.3.4. Đối với vùng ngập nước (đồng bằng sông Cửu Long) cần bố trí xây dựng bến thuyền để đưa đón bệnh nhân, cán bộ.

      NỘI DUNG CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG YÊU CẦU VỀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ

      4.1. Yêu cầu chung

      4.1.1. Giải pháp mặt bằng kiến trúc trạm y tế cơ sở phải đảm bảo yêu cầu:

      Phù hợp với yêu cầu sử dụng, không chồng chéo hoạt động của các công tác khám – chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống bệnh dịch cho cộng đồng.

      Dây chuyền hoạt động được bố trí phải đảm bảo nguyên lý sạch bẩn một chiều

      Các phòng khám – chữa bệnh, phòng đẻ và phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải được bố trí riêng biệt, đảm bảo điều kiện vô khuẩn.

      4.1.2. Chiều cao thông thủy các phòng trong trạm y tế cơ sở phải lớn hơn 3,3m. Các phòng phụ trợ vệ sinh đặt ngoài nhà, chiều cao tối thiểu 2,8m.

      4.1.3. Chiều rộng thông thủy cho hành lang, cửa đi, cầu thang được quy định.

      Hành lang : Hành lang bên (có chỗ đợi) rộng 1,5 ÷ 2,8m.

      Hành lang bên (không đợi) rộng 1,2 ÷ 1,5m.

      Đối với vùng nắng nóng, hành lang mái hiên đủ rộng tránh được ánh nắng trực tiếp chiếu vào tường.

      Cửa đi : Chiều cao cửa từ 2,1m ÷ 2,4m

      Cửa đi có chuyển cáng, đòn võng có chiều rộng không nhỏ hơn 1,4m.

      Cửa phòng đẻ chiều rộng không nhỏ hơn 1,2m.

      Cửa phòng thông thường có chiều rộng 1,0m; cửa phòng khu vệ sinh và bếp rộng 0,7m.

      Cầu thang: Chiều rộng thông thuỷ đảm bảo:≥ 1,2m

      Độ dốc phải đảm bảo: ≤ 30°

      Chiều rộng chiếu nghỉ phải đảm bảo: ≥ 1,2m

      Vùng ngập nước, có lũ lụt, cầu thang phải có nơi đón, neo đậu xuồng thuyền.

      4.2. Nội dung công trình

      Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và các quy định chung, công trình trạm y tế cơ sở gồm các phòng sau:

      4.2.1. Sảnh tiếp đón đặt ngay lối cửa chính, có hành lang liên hệ trực tiếp với các không gian chức năng, diện tích 8 ÷ 12m2

      Sảnh tiếp đón phải có đủ diện tích bố trí ghế đợi khám bệnh và bàn làm thủ tục tiếp đón.

      Sảnh có thể bố trí kết hợp với không gian đa năng, không gian khám bệnh

      Quầy, tủ thuốc có thể kết hợp đặt trong không gian sảnh.

      Không gian tuyên truyền tư vấn, phục vụ các chương trình TCMR và uống vắc xin (không gian đa năng), diện tích 14 ÷ 16m2 (có sức chứa 10 người lớn với tiêu chuẩn 1,4 ÷ 1,6 m2/người).

      4.2.2. Không gian đa năng bố trí gần lối vào, có thể kết hợp các chức năng sảnh tiếp đón, khám bệnh thông thường.

      Phòng đa năng phải có diện tích bố trí các băng ghế đợi, nghe tuyên truyền, tư vấn và hội họp, có bảng panô tuyên truyền cổ động công tác chăm sóc sức khoẻ, có tủ trưng bày, lưu trữ.

      Phòng đa năng còn là nơi thực hiện việc TCMR, tiêm phòng, cho uống thuốc theo chiến dịch của các các chương trình y tế quốc gia tới xã, phường, thị trấn.

      4.2.3. Phòng khám – chữa bệnh Tây y thực hiện công tác khám chữa các bệnh thông thường và tổ chức sơ cứu ban đầu có diện tích từ 12 ÷ 14m2.

      Phòng khám – chữa bệnh Tây y phải có diện tích đủ bố trí bàn làm việc, giường khám, chậu rửa tay.

      Nếu có kết hợp chức năng thủ thuật, phòng tiêm tại chỗ có thể tăng diện tích thêm từ 2 ÷ 4m2.

      4.2.4. Phòng khám – chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền có diện tích từ 12 ÷ 14m2.

      Phòng khám chữa – bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền phải có diện tích đủ bố trí giường xoa bóp, bấm huyệt và châm cứu.

      Đối với các cơ sở có lương y kê đơn bốc thuốc tại chỗ nên có tủ thuốc y học dân tộc và bàn bốc thuốc, bắt mạch.

      Phòng khám chữa – bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền có thể kết hợp với hành lang phụ để phơi sấy, chặt ,thái thuốc ….

      4.2.5. Phòng đẻ có diện tích 13 ÷ 15m2

      Phòng đẻ có diện tích bố trí 1 bàn đẻ và bàn đón trẻ sơ sinh, chỗ rửa tay, xe đẩy đựng dụng cụ.

      Phòng đẻ liên hệ với khu tiệt trùng cần phải có vách ngăn và có cửa riêng đưa đồ bẩn, nhiễm khuẩn. Dây truyền sạch bẩn (rửa tay và dụng cụ) một chiều, có tủ dụng cụ sạch.

      4.2.6. Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ có diện tích từ 13 ÷ 15m2 đặt liền sát phòng đẻ và khu rửa tiệt trùng.

      Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải có diện tích bố trí chậu rửa tay, bàn thủ thuật có lối liên hệ với khu tiệt trùng (chung với khu tiệt trùng phòng đẻ), dây chuyền sạch bẩn một chiều.

      4.2.7. Phòng rửa, tiệt trùng dụng cụ có diện tích từ 5 ÷ 7m2, đặt nằm giữa phòng đẻ và phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ.

      Phòng rửa, tiệt trùng phải có cửa riêng thoát ra ngoài; đảm bảo dây chuyền sạch bẩn một chiều.

      4.2.8. Phòng lưu sau đẻ có diện tích từ 12 ÷ 14m2 có vị trí sát gần phòng đẻ.

      Điều kiện cho phép nên tách riêng bệnh nhân chờ đẻ và sản phụ sau đẻ, thực hiện KHHGĐ thành 2 phòng có diện tích từ 8 ÷ 10m2/phòng

      Phòng lưu bệnh nhân phải đủ diện tích bố trí 2 giường bệnh nhân, diện tích từ 12 ÷ 14m2, có cửa liên hệ trực tiếp với phòng đẻ.

      Điều kiện cho phép nên có vệ sinh riêng (1 xí, 1 rửa) cho sản phụ với diện tích 3 ÷ 5m2 liền phòng khép kín.

      4.2.9. Phòng lưu bệnh nhân thông thường có diện tích từ 12 ÷ 14m2 (đối với phòng 2 giường) hoặc 18 ÷ 20m2 (đối với phòng 3 giường).

      Phòng lưu bệnh nhân phải có diện tích bố trí 2 ÷ 3 giường bệnh nhân (tuỳ theo quy mô phục vụ).

      Phòng lưu bệnh nhân nên gần khu vệ sinh chung.

      4.2.10. Phòng vệ sinh chung (cán bộ CNV và bệnh nhân) có diện tích 4 ÷ 6m2 (1 xí, 1 tiểu, 1 rửa).

      Nên đặt vệ sinh liền trong khối nhà trạm có bể tự hoại.

      Vùng núi cao, vùng sâu nếu do phong tục tập quán có thể đặt vệ sinh bên ngoài nhà trạm nhưng khoảng cách tới nhà trạm không nhỏ hơn 10m, phải bảo đảm các điều kiện vệ sinh, mỹ quan tối thiểu.

      4.2.11.Kho dụng cụ, thiết bị có diện tích từ 4 ÷ 6m2 (có thể tận dụng phần xép phía trên phòng rửa tiệt trùng).

      4.2.12.Phòng bếp nấu có diện tích từ 4 ÷ 6m2, đặt ở vị trí cuối hướng gió, phía sau công trình chính.

      4.2.13.Quầy thuốc có diện tích từ 4 ÷ 6m2 đặt ở vị trí dễ tiếp cận trực tiếp, gần cổng chính, sảnh (có tủ quầy quản lý thuốc, dược phẩm).

      4.2.14.Toàn bộ diện tích hành lang, lối đi bên trong nhà không cho phép vượt quá 35 % tổng diện tích xây dựng nhà trạm.

      NHỮNG YÊU CẦU VỀ CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT

      5.1. Chiếu sáng và thông thoáng tự nhiên

      5.1.1. Trong trạm y tế cơ sở, các phòng phải được chiếu sáng tự nhiên trực tiếp và thông gió tự nhiên.

      5.1.2. Hệ thống chiếu sáng tự nhiên cho các phòng (theo phương pháp tính toán độ rọi bên trong DF trung bình) theo tiêu chuẩn sau:

      Loại phòngTỷ lệ (%)

      (Diện tích cửa sổ / Diện tích sàn)

      1. Các phòng chủ yếuKhông nhỏ hơn 20%
      2. Các phòng tạm lưu, phòng phụ trợKhông nhỏ hơn 15%

      5.2. Kỹ thuật hạ tầng

      5.2.1. Cấp điện

      Trạm y tế cơ sở phải được cung cấp điện đầy đủ cho chiếu sáng và sử dụng các thiết bị.

      Trạm y tế cơ sở phải có nguồn điện dự phòng sự cố (máy phát điện nhỏ cho trạm vùng đồng bằng, máy thuỷ điện nhỏ cho trạm vùng núi).

      Mạng điện sử dụng dây dẫn ruột đồng vỏ PVC 2 lớp đi trong ống đặt nổi hoặc chìm trong tường, trần, bố trí cầu dao tự ngắt tại từng phòng để đảm bảo an toàn.

      5.2.2. Cấp nước

      Trạm y tế cơ sở phải được cấp nước liên tục suốt ngày đêm từ nguồn nước máy (ở đô thị); giếng khoan (ở nông thôn) và các bể dự trữ. Nước đã qua xử lý đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, chất lượng theo Quyết định số 505 BYT/QĐ ngày 13-4-1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

      Tiêu chuẩn cấp nước của một trạm y tế cơ sở từ 3.000 ÷  4.000lít/ngàyđêm.

      5.2.3. Thoát nước

      Trạm y tế cơ sở phải có hệ thống thoát nước mặt bảo đảm hoạt động tại trạm và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống thoát nước nên dùng biện pháp tự chảy.

      5.2.3. Nước thải

      Trạm y tế cơ sở phải có hệ thống xử lý nước thải, phòng đẻ và phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải có hệ thống ống kín thu nước sàn khi cọ rửa.

      5.2.4. Chất thải rắn

      Các chất thải rắn phải có nơi đốt, hố chôn phân hủy ở ngoài nhà.

      5.3. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy

      5.3.1. Trạm y tế cơ sở là công trình chịu lửa bậc III (theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2748-1991)

      5.3.2. Trạm y tế cơ sở phải có hệ thống bình bột cứu hỏa đặt trong nhà. ở vùng núi cao, vùng sâu thì khoảng cách từ trạm tới bể chứa nước dự trữ (hoặc giếng nước) không quá xa.

      Phải có bể trữ nước để cứu hoả vừa phục vụ sinh hoạt khi mùa khô, có thể tích 6 ữ 8m3.

      Nếu có điều kiện, nên có hố cát dự trữ để cứu hỏa gần công trình.

      5.4. Yêu cầu về kết cấu và hoàn thiện công trình

      5.4.1. Tường các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải ốp gạch men kính hoặc sơn chống thấm từ sàn tới trần nhà. Các phòng khám – chữa bệnh phải được ốp gạch chân tường. Phần tường còn lại có thể sơn hoặc quét vôi màu sáng.

      5.4.2. Sàn nhà lát bằng gạch hoa xi măng, riêng phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ phải có biện pháp chống trơn và dễ dàng vệ sinh cọ rửa (sử dụng đá granito mài tại chỗ hoặc gạch Ceramic khổ to).

      5.4.3. Trần nhà có thể phẳng hoặc dốc nhưng phải đủ điều kiện cách nhiệt, cách ẩm, chống thấm tốt. Có thể kết hợp chiếu sáng từ trần phòng, phải sơn hoặc quét vôi màu sắc sáng sủa, nhẹ nhàng.

      5.4.4. Cửa sổ trong trạm y tế cơ sở bằng panô hoặc chớp và có hệ thống hoa sắt bảo vệ. Các phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ và các phòng khám – lưu bệnh nhân ở các miền có mùa lạnh cần có thêm lớp cửa panô kính (nhôm hoặc gỗ).

      5.4.5. Cửa đi trong trạm y tế cơ sở phải bảo đảm an toàn, bền vững. Cửa đi phải có khuôn, panô gỗ hoặc nhôm, sắt. Các cửa bên trong phòng đẻ, phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ, khám phụ khoa phải kín đáo (cửa panô kính mờ).

      5.4.6. Công trình trạm y tế cơ sở phải có kết cấu đơn giản bền vững, dễ thi công xây lắp, vật liệu xây dựng phù hợp với điều kiện xây dựng tại địa phương và các hoàn cảnh cụ thể.

      5.4.7 Công trình phải được hoàn thiện tốt theo các yêu cầu chức năng cả nội thất, ngoại thất và sân vườn.

      5.4.8. Hình thức kiến trúc của trạm y tế cơ sở phải đẹp hiện đại (thể hiện tính đặc thù công trình; chú ý tới các yếu tố kiến trúc truyền thống nông thôn Việt Nam), phù hợp với cảnh quan và quy hoạch chung.

      DÂY CHUYỀN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY LIÊN QUAN

       ĐẾN TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      Quy định chức năng nhiệm vụ của Trạm y tế xã, phường, thị trấn (Bộ Y tế).

      Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 58/TTg ngày 03/02/1994 Quy định một số vấn đề tổ chức và chế độ chính sách với y tế cơ sở.

      Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 131/TTg ngày 04/03/1995 v/v Sửa đổi một số điều trong Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994.

      Thông tư liên Bộ số 08/TT-LB ngày 20/04/1995 của Liên bộ Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội, Bộ Tài Chính, Ban Tổ chức cán bộ – Chính Phủ v/v Hướng dẫn một số vấn đề tổ chức và chế độ chính sách với y tế cơ sở.

      Quyết định số 220/QĐ-BYT ngày 22/02/1993 của Bộ trưởng Bộ Y tế v/v Quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong công tác bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình tại trạm y tế địa phương.

      Quyết định số 370/2002/QĐ-BYT ngày 07/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Chuẩn Quốc gia về y tế xã giai đoạn 2001-2010.

      Công văn số 492/YT-YH của Vụ Y học cổ truyền – Bộ Y tế ngày 24/01/2000 v/v Củng cố y học cổ truyền tại tuyến y tế cơ sở và cộng đồng.

      Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ Xây dựng ban hành năm 1997 (Tập I và II )

      Tiêu chuẩn qui phạm thiết kế nhà ở và công trình công cộng do Bộ Xây dựng ban hành năm 1997.

      Biên bản cuộc họp bàn thống nhất v/v Soạn thảo nhiệm vụ thiết kế trạm y tế cơ sở ngày 23/03/2000 giữa các Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Vụ Tổ chức, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và Kế hoạch hoá gia đình và các bản đóng góp ý kiến của các Vụ hữu quan.

      Tham khảo Đề tài nghiên cứu Xây dựng mô hình chăm sóc sức khoẻ ở tuyến y tế cơ sở mã số KH 11-01-01.

      Tham khảo các mẫu thiết kế Trạm Y tế xã của Dự án Hỗ trợ y tế Quốc gia, (Bộ Y tế); Dự án Dân số – Sức khỏe gia đình (Uỷ ban quốc gia DS và KHHGĐ) và Chương trình Xoá xã trắng.

      DANH MỤC

       TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TRẠM Y TẾ XÃ

      (Ban hành theo Quyết định số 2271/2002/BYT-QĐ ngày 17 tháng 6 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

      SỐ TTTÊN BỘ PHẬN VÀ TÊN TRANG THIẾT BỊĐƠN VỊSỐ LƯỢNG
      1.DUNG CỤ KHÁM ĐIỀU TRỊ CHUNG  
      1.1.Giường bệnhCái5
      1.2.Tủ đầu giườngCái5
      1.3.Bàn khám bệnhCái1
      1.4.Đèn bàn khám bệnhCái2
      1.5.Huyết áp kếCái2
      1.6.ống nghe bệnhCái2
      1.7.Nhiệt kế y học 42oCCái5
      1.8.Máy điện tim 1 kênh (cho xã có bác sỹ)Cái1
      1.9.Máy châm cứuCái1
      1.10Bộ kim châm cứu các loại (bổ sung thêm khi có nhu cầu)Bộ10
      1.11Máy siêu âm chẩn đoán loại xách tay (cho xã có bác sỹ)Cái1
      1.12Máy khí dungCái1
      1.13Máy hút điệnCái1
      1.14Kính hiển viCái1
      1.15Bộ dụng cụ rửa dạ dàyBộ1
      1.16Bộ dụng cụ thử nước tiểu (định tính)Bộ1
      1.17Cân trọng lượng 120kg có thước đo chiều caoCái1
      1.18Đè lưỡi thép không gỉCái8
      1.19Bàn để dụng cụCái2
      1.20Cáng tayCái1
      1.21Tủ đựng thuốc và dụng cụCái1
      1.22Khay quả đậu 825ml thép không gỉCái2
      1.23Khay quả đậu 475ml thép không gỉCái2
      1.24Khay đựng dụng cụ nôngCái4
      1.25Khay đựng dụng cụ sâuCái4
      1.26.Hộp hấp bông gạc hình trốngCái4
      1.27.Hộp hấp dụng cụ có nắpCái4
      1.28.Bát đựng dung dịch 600ml, thép không gỉCái2
      1.29.Thùng nhôm đựng nớc có vòiCái2
      1.30.Cốc đựng dung dịch 500ml có chia độCái2
      1.31.Bơm tiêm nhựa một lần các loạiCái500
      1.32.Kẹp phẫu tích 1 x 2 răngCái2
      1.33.Kẹp phẫu tích không mấuCái4
      1.34.Kẹp Korcher có mấu và khoá hãmCái2
      1.35.Kẹp phẫu tích thẳng kiểu MayoCái4
      1.36.Kéo thẳng, nhọn 145mmCái4
      1.37.Kéo thẳng tù 145mmCái2
      1.38.Kéo cong nhọn/nhọn 145mmCái3
      1.39.Kéo thẳng nhọn/tù 145mmCái3
      1.40.Kéo cong tù 145mmCái3
      1.41.Kéo cắt bông gạcCái3
      1.42.Kẹp kim Mayo 200mmCái2
      1.43.Kẹp lấy dị vật trong mắtCái2
      1.44.Bảng thử thị lựcCái1
      1.45.Kính lúp 2 mắtCái1
      1.46.Ghế răng đơn giảnCái1
      1.47.Kìm nhổ răng trẻ emCái2
      1.48.Kìm nhổ răng người lớnCái2
      1.49.Bẩy răng thẳngCái5
      1.50.Bẩy răng congCái5
      1.51.Bộ lấy cao răng bằng tayBộ2
      1.52.Bộ khám răng miệng (khay quả đậu, gương, gắp …)Bộ2
      1.53.Bộ dụng cụ hàn răng sâu ngà đơn giảnBộ2
      1.54.Cán dao số 4Cái2
      1.55.Lưỡi dao mổ số 21 – hộp 5 lưỡiCái2
      1.56.Đèn pinCái2
      1.57.Tủ đựng thuốc đông yCái1
      1.58.Dụng cụ sơ chế thuốc đông yBộ1
      1.59.Bô trònCái2
      1.60.Vịt đái nữCái2
      1.61.Vịt đái namCái2
      1.62.Bốc tháo thụt, dây dẫnCái1
      1.63.Túi chườm nóng lạnhCái2
      1.64.Ghế đẩu quayCái2
      1.65.Cốc thủy tinh chia độCái2
      1.66.Các bộ nẹp chân, tayBộ5
      1.67.Garo cho tiêm truyền và garo cầm máu…Cái10
      1.68.Bông Y tếGói10
      1.69.Băng vết thương y tếCuộn10
      2.KHÁM ĐIỀU TRỊ SẢN PHỤ KHOA – ĐỠ ĐẺ  
      2.1.Bàn khám phụ khoaCái1
      2.2.Mỏ vịt cỡ nhỏ, thép không gỉCái2
      2.3.Mỏ vịt cỡ vừa, thép không gỉCái2
      2.4.Van âm đạo các cỡCái2
      2.5.Kẹp gắp bông gạc thẳng 200mmCái2
      2.6.Kẹp cầm máu thẳng thép không gỉCái2
      2.7.Kéo cong 160mm thép không gỉCái2
      2.8.Khay quả đậu, thép không gỉCái1
      2.9.Thước đo tử cungCái1
      2.10.Thước đo khung chậuCái1
      2.11.Găng mổ cỡ 6,5 và 7Cái30
      2.12.Thùng nhôm có vòi, 20 lítCái1
      2.13.Bơm tiêm 2mlCái2
      2.14.Bơm tiêm 5mlCái2
      2.15.Kim tiêm các cỡCái18
      2.16.Kẹp lấy vòngCái2
      2.17.Kẹp cổ tử cung 2 răng, 280mm, thép không gỉCái2
      2.18.Bộ dụng cụ hút thai 1 van + ống hút số 4, 5, 6Cái5
      2.19.Chậu tắm trẻ em 25 lítCái1
      2.20.Băng huyết áp kế trẻ emCái2
      2.21.Quả bóp tháo thụtCái1
      2.22.Bầu nhỏ giọtCái1
      2.23.Bóng hút nhớt mũi trẻ sơ sinh + ống hút nhớtCái2
      2.24.Kẹp cầm máu thẳng loại Korcherr-Ochner, thép không gỉ 160mmCái4
      2.25.Bàn đẻ thép không gỉCái1
      2.26.Thước dây 1,5 métCái1
      2.27.ống nghe tim thaiCái1
      2.28.Bơm hút sữa bằng tayCái1
      2.29.Kéo cắt tầng sinh môn 200mmCái2
      2.30.Kim khâu 3 cạnh, 3/7 vòngCái2
      2.31.Kim khâu cổ tử cungCái2
      2.32.Chỉ khâu loại không tiêuGói10
      2.33.Chỉ Catgut No.2Gói5
      2.34.Cân trẻ sơ sinh 15kgCái1
      3.DỤNG CỤ TIỆT KHUẨN  
      3.1.Nồi hấp áp lực 18 lít điện – thanCái1
      3.2.Nồi luộc dụng cụ điệnCái1
      3.3.Nồi luộc dụng cụ đun dầuCái1
      3.4.Tủ sấy điện cỡ nhỏCái1
      3.5.Kẹp dụng cụ sấy hấpCái2
      3.6.Chậu thép không gỉ – dung tích 6 lítCái1
      3.7.Xô đựng 12 đến 15 lítCái4
      4.THIẾT BỊ THÔNG DỤNG  
      4.1.Máy bơm nước điệnCái1
      4.2.Máy bơm nước UNICEF cho nơi không có điệnCái1
      4.3.Máy phát điện 1500 VA/220V/50HzCái1
      4.4.Đèn măng xôngCái1
      4.5.Đèn bãoCái2
      4.6.Loa phóng thanh cầm tayCái1
      4.7.Bàn làm việcCái4
      4.8.GhếCái12
      4.9.Ghế băngCái2
      4.10.Tủ đựng tài liệuCái3
      4.11.Bảng đenCái2
      4.12.Bếp điệnCái1
      4.13.Lò sưởi điệnCái1
      5TÚI Y TẾ THÔN BẢN  
      5.1.Bơm tiêm thủy tinh 5ml + hộp nhômCái2
      5.2.Bơm tiêm thủy tinh 10ml + hộp nhômCái1
      5.3.Kim tiêm hộp 12 kim phù hợp với 02 loại bơm tiêm 5ml và 10mlHộp3
      5.4.Y nhiệt kế 420CCái2
      5.5.Kẹp Korcher thẳng 160mm có mấu và khoá hãmCái1
      5.6.Kẹp cong có mấu và khoá hãm 160mmCái1
      5.7.Kẹp phẫu tích 160mmCái1
      5.8.Kéo thẳng 160mm đầu tùCái1
      5.9.Thước dây bằng vải tráng nhựa 1,5mCái1
      5.10.Đè lưỡi các loạiCái3
      5.11.Hộp đựng dụng cụ 220x100x50mm nhôm dày 0,85-1mmCái1
      5.12.Đèn pin + 2 pin đạiCái1
      5.13.Bông y tếGói2
      5.14.Băng vết thương y tếCuộn2
      5.15.Các bộ nẹp chân, tayBộ2
      5.16.Túi đựng dụng cụ y tế, giả da xách tayCái1
      6.GÓI ĐỠ ĐẺ SẠCH  
       Tất cả các hạng mục được khử trùng trớc khi đóng gói  
       CƠ SỐ 1 GÓI  
      6.1.Găng tay y tếĐôi2
      6.2.Lưỡi dao mổCái1
      6.3.Tấm nylon mềm kích thước 45x70cmTấm1
      6.4.Cồn Iode 0,5% – 5mlLọ1
      6.5.Gạc cầu Ф40mmCái2
      6.6.Xà phòng rửa tayMiếng1
      6.7.Băng rốn vô khuẩnGói1
      6.8.Chỉ buộc rốn dài 30cmSợi2
      6.9.Bông thấm nướcGói1
      6.10.Tăm bôngCái2

      MỘT SỐ THIẾT KẾ MẪU TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ1

      DÙNG CHO VÙNG:

      KHÔNG CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ LỚN HƠN 10.000 DÂN

      MẪU SỐ 2

      DÙNG CHO VÙNG:

      KHÔNG CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ NHỎ HƠN HOẶC BẰNG 10.000 DÂN

      MẪU SỐ 3

      DÙNG CHO VÙNG:

      MIỀN NÚI, VÙNG XA, HẢI ĐẢO…

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ NHỎ HƠN HOẶC BẰNG 5.000 DÂN

      MẪU SỐ 4

      DÙNG CHO VÙNG:

      CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ LỚN HƠN 10.000 DÂN

      MẪU SỐ 5

      DÙNG CHO VÙNG:

      CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ NHỎ HƠN HOẶC BẰNG 10.000 DÂN

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 1

      DÙNG CHO VÙNG:

      KHÔNG CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ LỚN HƠN 10.000 DÂN

      PHỐI CẢNH MINH HỌA MẪU SỐ 1

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 1

      GHI CHÚ:

      VƯỜN THUỐC

      SÂN

      ĐẤT DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN

      KHỐI KỸ THUẬT

      KHỐI PHỤ TRỢ

      Diện tích đất 800m2

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 1

      1. Sảnh đón tiếp và Phòng đa năng kết hợp40.0 m2
      2. Phòng khám Tây y (có tủ thuốc):27.0m2
      3. Phòng khám – chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền:
      4. Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ:14.0m2
      5. Phòng đẻ:14.0m2
      6. Phòng sau đẻ:14.0m2
      7. Phòng lưu bệnh nhân:15.8m2
      8. Phòng rửa tiệt trùng:7.0m2
      9. Phòng vệ sinh:5.2m2
      Tổng diện tích sử dụng:135.0m2

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 1

      THUYẾT MINH THIẾT KẾ MẪU SỐ 1

      PHẠM VI ÁP DỤNG

      1.1. Trạm y tế cơ sở tại các xã, phường, thị trấn vùng không có lũ lụt

      1.2. Quy mô dân số lớn hơn 10.000 dân

      PHẦN KIẾN TRÚC

      2.1. Số tầng công trình: 1 tầng

      2.2. Cấp công trình: cấp II

      2.3. Hình thức kiến trúc mang tính truyền thống nông thôn Việt Nam, nhưng đơn giản, hiện đại

      2.4. Tổng mặt bằng trạm y tế cơ sở gồm có: Khối kỹ thuật nhà trạm, sân chờ, khối phụ trợ (bể nước, bếp nấu…), vườn cây thuốc, cây xanh bóng mát, hàng rào và cổng chính.

      2.5. Nội thất nhà trạm: tường gạch trát vữa tam hợp hoặc xi măng cát, quét vôi; các phòng kỹ thuật ốp gạch men kính toàn bộ tường; cửa sổ và cửa đi bằng gỗ – kính có hoa sắt bảo vệ (khu WC, các phòng kỹ thuật có lưới chắn côn trùng).

      2.6. Diện tích xây dựng gồm:

      2.6.1Sảnh đón tiếp kết hợp Phòng đa năng:40.0m2
      2.6.2.Phòng khám Tây y (có tủ thuốc)270m2
      2.6.3.Phòng khám – chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền:
      2.6.4.Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ:14.0m2
      2.6.5Phòng đẻ:14.0m2
      2.6.6.Phòng sau đẻ:14.0m2
      2.6.7.Phòng lưu bệnh nhân:15.8m2
      2.6.8.Phòng rửa tiệt trùng:7.0m2
      2.6.9.Phòng vệ sinh:5.2m2
       Tổng diện tích sử dụng:135.0m2

      PHẦN KẾT CẤU

      3.1MóngMóng gạch hoặc bê tông cốt thép chịu lực
      3.2Thân nhà:Tường gạch chịu lực.
      3.3Mái:Mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ.
      3.4Chống thấm, chống nóng:Bằng mái tôn.
      3.5Thống kê vật liệu chính: 
       3.5.1. Gạch đặc 75#:63.000 viên
       3.5.2. Xi măng PC 30:18.300 kg
       3.5.3. Sắt thép:2.130 kg
       3.5.4. Vôi:2.620 kg
       3.5.5. Cát:83 m3
       3.5.6. Đá / sỏi:20 m3

      KỸ THUẬT ĐIỆN, NƯỚC, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

      4.1. Hệ thống điện

      4.1.1. Nguồn cấp điện lấy điện lưới hoặc máy phát điện (nếu chưa có điện lưới).

      4.1.2. Hệ thống dây dẫn bọc PVC đi chìm trong tường, trần.

      4.1.3. Thiết bị điện sử dụng các loại sản xuất trong nước.

      4.2. Hệ thống cấp nước

      4.2.1.Nguồn cấp nước lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng khoan.

      4.2.2.Hệ thống dự trữ nước gồm bể nước xây ngoài nhà (cho sinh hoạt và PCCC) và bể nước trên mái (có sử dụng máy bơm).

      4.3. Hệ thống thoát nước

      4.3.1. Nước thải sinh hoạt được dẫn qua hố ga lọc trước khi đổ ra cống chung;

      4.3.2. Nước thải từ WC thoát qua bể tự hoại và nước thải từ các phòng kỹ thuật được xử lý tiệt khuẩn trước khi thoát ra cống chung.

      4.4.Vệ sinh môi trường: Các chất thải rắn, chất thải y tế được thu gom tập trung bên ngoài nhà để xử lý riêng.

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 2

      DÙNG CHO VÙNG:

      KHÔNG CÓ LŨ LỤT

      CÓ QUY MÔ DÂN SỐ NHỎ HƠN HOẶC BẰNG 10.000 DÂN

      PHỐI CẢNH MINH HỌA MẪU SỐ 2

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 2

      GHI CHÚ:

      VƯỜN THUỐC

      SÂN

      ĐẤT DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN

      KHỐI KỸ THUẬT

      KHỐI PHỤ TRỢ

      DIỆN TÍCH ĐẤT 700M2

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 2

      1. Sảnh đón tiếp kết hợp Phòng đa năng:30.0m2
      2. Phòng khám Tây y (có tủ thuốc):21.0m2
      3. Phòng khám – chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền:
      4. Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ:14.0m2
      5. Phòng đẻ:14.0m2
      6. Phòng sau đẻ:8.0m2
      7. Phòng lưu bệnh nhân:14.0m2
      8. Phòng rửa tiệt trùng:7.0m2
      9. Phòng vệ sinh:4.0m2
      Tổng diện tích sử dụng:112.0m2

      THIẾT KẾ MẪU – TRẠM Y TẾ CƠ SỞ

      MẪU SỐ 2

      THUYẾT MINH THIẾT KẾ MẪU SỐ 2

      PHẠM VI ÁP DỤNG

      1.1. Trạm y tế cơ sở tại các xã, phường, thị trấn vùng không có lũ lụt

      1.2. Quy mô dân số nhỏ hơn hoặc bằng 10.000 dân

      PHẦN KIẾN TRÚC

      2.1. Số tầng công trình: 1 tầng

      2.2. Cấp công trình: cấp II

      2.3. Hình thức kiến trúc mang tính truyền thống nông thôn Việt Nam, nhưng đơn giản, hiện đại

      2.4. Tổng mặt bằng trạm y tế cơ sở gồm có: Khối kỹ thuật nhà trạm, sân chờ, khối phụ trợ (bể nước, bếp nấu…), vườn cây thuốc, cây xanh bóng mát, hàng rào và cổng chính.

      2.5. Hoàn thiện công trình: Tường gạch trát vữa tam hợp hoặc xi măng, quét vôi; các phòng kỹ thuật ốp gạch men kính toàn bộ tường; cửa sổ và cửa đi bằng gỗ – kính có hoa sắt bảo vệ (khu WC, các phòng kỹ thuật có lưới chắn côn trùng).

      2.6. Diện tích xây dựng gồm:

      2.6.1. Sảnh đón tiếp kết hợp Phòng đa năng:30.0m2
      2.6.2. Phòng khám Tây y (có tủ thuốc):21.0m2
      2.6.3. Phòng khám – chữa bệnh theo phương pháp Y học cổ truyền:
      2.6.4. Phòng thực hiện các dịch vụ KHHGĐ:14.0m2
      2.6.5. Phòng đẻ:14.0m2
      2.6.6. Phòng sau đẻ:8.0m2
      2.6.7. Phòng lưu bệnh nhân:14.0m2
      2.6.8. Phòng rửa tiệt trùng:7.0m2
      2.6.9. Phòng vệ sinh:4.0m2
      Tổng diện tích sử dụng:112.0m2

      PHẦN KẾT CẤU

      3.1Móng:Móng gạch hoặc đá chịu lực.
      3.2Thân nhà:Tường gạch chịu lực.
      3.3Mái:Mái bằng bê tông cốt thép đổ tại chỗ
      3.4.Chống thấm, chống nóng mái: Bằng mái tôn.
      3.5Thống kê vật liệu chính: 
       3.5.1. Gạch:57.300 viên
       3.5.2. Xi măng:16.800 kg
       3.5.3. Vôi:2.400 kg
       3.5.4. Cát:76 m3
       3.5.5. Sắt thép:1.950 kg
       3.5.6. Đá/sỏi:18 m3

      KỸ THUẬT ĐIỆN, NƯỚC, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

      4.1. Hệ thống điện:

      4.1.1 Nguồn cấp điện lấy điện lưới hoặc máy phát điện (nếu chưa có điện lưới);

      4.1.2. Hệ thống dây dẫn bọc PVC đi chìm trong tường, trần:

      4.1.2. Thiết bị điện sử dụng các loại sản xuất trong nước.

      4.2. Hệ thống cấp nước:

      4.3.1. Nguồn cấp nước lấy từ nguồn nước máy hoặc giếng khoan.

      4.3.2. Hệ thống dự trữ nước gồm bể nước xây ngoài nhà (cho sinh hoạt và PCCC) và bể nước trên mái (có sử dụng máy bơm).

      4.3. Hệ thống thoát nước:

      4.3.1. Nước thải sinh hoạt được dẫn qua hố ga lọc trước khi đổ ra cống chung;

      4.3.2. Nước thải từ WC thoát qua bể tự hoại và nước thải từ các phòng kỹ thuật được xử lý tiệt khuẩn trước khi thoát ra cống chung.

      4.4. Vệ sinh môi trường: Các chất thải rắn, chất thải y tế được thu gom tập trung bên ngoài nhà để xử lý riêng.

      Tải văn bản tại đây

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng chống cháy nhà
      • Luật phá sản là gì? Nội dung và mục lục Luật phá sản?
      • Mẫu GCN người vào Đảng trong thời gian tổ chức đảng xem xét kết nạp
      • Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP-TTCP ngày 18/10/2018
      • Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ
      • Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia số 44/2019/QH14 ngày 14/06/2019 của Quốc hội
      • Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo
      • Nghị định 175/2024/NĐ-CP ngày 30/12/2024 của Chính phủ
      • Thông tư 79/2024/TT-BCA ngày 15/11/2024 của Bộ Công an
      • Nghị định 168/2024/NĐ-CP ngày 26/12/2024 của Chính phủ
      • Nghị định 37/2022/NĐ-CP ngày 06/06/2022 của Chính phủ
      • Nghị định 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Chính phủ
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • testdemo1
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư

      VĂN PHÒNG MIỀN BẮC:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Đình, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ