Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 về Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành.
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN, THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU VÀ THƯỞNG, PHẠT THU, NỘP TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn năm 2012; Điều lệ Công đoàn Việt Nam Khóa XI;
Căn cứ
Căn cứ
Căn cứ Nghị quyết số 07b/NQ-TLĐ ngày 21/01/2016 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Khóa XI về công tác tài chính công đoàn trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Ban Tài chính Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2017. Bãi bỏ các văn bản Tổng Liên đoàn đã ban hành sau đây:
Hướng dẫn 258/HD-TLĐ ngày 07/3/2014 về đóng đoàn phí công đoàn; Quyết định số 270/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy định về phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn; Quyết định số 271/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy định khen thưởng, xử phạt về thu, nộp tài chính công đoàn; Quyết định số 269/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 Quy chế quản lý tài chính Công đoàn.
Điều 3. Các ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn, công đoàn các cấp, các đơn vị sự nghiệp của công đoàn có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH Bùi Văn Cường |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN, THU, PHÂN PHỐI NGUỒN THU VÀ THƯỞNG, PHẠT THU, NỘP TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1908/QĐ-TLĐ ngày 19 tháng 12 năm 2016 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định chi tiết về quản lý tài chính, tài sản công đoàn; phân cấp thu, phân phối nguồn thu tài chính công đoàn; đóng đoàn phí công đoàn và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn;
2. Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công đoàn ngành địa phương; Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao; Công đoàn Tổng Công ty và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác (sau đây gọi chung là công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở);
3. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương);
4. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi chung là Tổng Liên đoàn);
5. Đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Điều 3. Các nguyên tắc về tài chính công đoàn
1. Tài chính công đoàn là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn theo Luật Công đoàn.
2. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp quản lý, gắn quyền hạn và trách nhiệm của công đoàn các cấp.
3. Các cấp công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn.
4. Phân cấp thu tài chính công đoàn để chủ động trong việc thu tài chính công đoàn. Đơn vị được phân cấp thu phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản phải thu theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn. Đối với đơn vị được phân cấp thu để xảy ra tình trạng thất thu, không hoàn thành kế hoạch thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn; không nộp đủ nghĩa vụ lên công đoàn cấp trên nếu không có lý do chính đáng thì tập thể, cá nhân có liên quan phải bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
5. Phân phối nguồn thu tài chính công đoàn phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện chủ động cho các cấp công đoàn trong việc khai thác và sử dụng nguồn thu tài chính công đoàn đúng quy định.
6. Định mức chi của đơn vị nộp kinh phí về công đoàn cấp trên cao hơn định mức chi của đơn vị tự cân đối; định mức chi của đơn vị tự cân đối cao hơn định mức chi của đơn vị được công đoàn cấp trên cấp hỗ trợ theo quy định của Tổng Liên đoàn.
7. Thưởng thu, nộp tài chính công đoàn nhằm động viên, khuyến khích các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác thu, nộp tài chính công đoàn; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời; nộp đầy đủ lên công đoàn cấp trên; sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính công đoàn; Đơn vị hoàn thành kế hoạch thu, nộp trong năm mới được trích thưởng, trường hợp vì lý do khách quan sang quý I năm sau mới hoàn thành kế hoạch thu, nộp, thì việc trích thưởng do Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
>>> Luật sư
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
– Mức lương cơ sở: áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và lực lượng vũ trang.
– Các cấp trên cơ sở: bao gồm: Liên đoàn Lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, công đoàn Tổng Công ty và một số công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có đặc thù khác; Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Chương II
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN
Mục 1. QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG ĐOÀN
Điều 5. Thu, chi tài chính công đoàn
1. Thu tài chính công đoàn:
Nguồn thu tài chính công đoàn theo Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 và Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn, bao gồm:
a) Thu đoàn phí công đoàn.
b) Thu kinh phí công đoàn.
c) Ngân sách Nhà nước cấp hỗ trợ.
d) Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án, chương trình do nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; lãi tiền gửi ngân hàng, kho bạc (nếu có), tiền thanh lý, nhượng bán tài sản; tiền thu hồi các khoản chi sai chế độ từ nguồn tài chính công đoàn đã quyết toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt…
2. Chi tài chính công đoàn:
Chi tài chính công đoàn thực hiện theo Khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn năm 2012 và quy định của Tổng Liên đoàn.
Điều 6. Hệ thống tổ chức quản lý tài chính công đoàn
1. Cấp Tổng dự toán Tổng Liên đoàn.
2. Cấp Tổng dự toán Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương.
3. Cấp Tổng dự toán Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
4. Đơn vị dự toán bao gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, cơ quan, đơn vị sự nghiệp công đoàn.
Điều 7. Phân cấp quản lý tài chính công đoàn
1. Ban Chấp hành (Ban Thường vụ) công đoàn cơ sở có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn; xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu của công đoàn cơ sở.
2. Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán; quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
3. Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn theo phân cấp của Tổng Liên đoàn; quyết định nguyên tắc xây dựng, phân bổ, duyệt dự toán cho các đơn vị cấp dưới theo quy định của Tổng Liên đoàn; xây dựng dự toán, tổ chức thực hiện dự toán, quyết toán; công khai dự toán, quyết toán; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn và nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên; phê duyệt báo cáo dự toán, quyết toán của các đơn vị cấp dưới.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính của công đoàn Việt Nam; quyết định nguyên tắc xây dựng, xét duyệt, phân bổ dự toán tài chính công đoàn hàng năm; tổng hợp phê duyệt dự toán, quyết toán cấp Tổng dự toán, các đơn vị cấp dưới; kiểm tra, hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý tài chính công đoàn, thực hiện nộp kinh phí về Tổng Liên đoàn; ban hành các quy định, quy chế, hướng dẫn về thu, phân phối, sử dụng, quản lý tài chính công đoàn theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về tài chính công đoàn; phê duyệt dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn hàng năm.
5. Thẩm quyền quyết định sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính, cấp vốn điều lệ, vay vốn, cho vay vốn:
a) Thẩm quyền của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn:
– Phê duyệt chủ trương đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ trên 2 tỷ đồng.
– Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn vay.
– Phê duyệt đề án vay vốn trên 2 tỷ đồng cho các đơn vị trong tổ chức công đoàn.
b) Thẩm quyền của Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, thành phố và tương đương:
– Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn đầu tư tài chính (trừ tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng), cấp vốn điều lệ cho doanh nghiệp công đoàn theo quy chế tổ chức, quản lý tài chính doanh nghiệp công đoàn đến 2 tỷ đồng.
– Phê duyệt chủ trương sử dụng nguồn tài chính công đoàn cho các đơn vị trực thuộc vay vốn đến 2 tỷ đồng.
– Phê duyệt đề án vay vốn theo quy định của pháp luật cho các đơn vị trực thuộc đến 2 tỷ đồng.
* Đối với Ban Công đoàn Quốc phòng không có Ban Thường vụ thì thẩm quyền do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
c) Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tổng Liên đoàn
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, đơn vị sự nghiệp được vận dụng cơ chế tài chính Công ty TNHH MTV công đoàn được quyết định vay vốn, huy động vốn từ 02 tỷ đồng trở xuống, mức trên 02 tỷ đồng trở lên trình Chủ sở hữu phê duyệt để thực hiện.