Quyết định 18/2007/QĐ-BGDĐT ban hành quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp.
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ
Căn cứ Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ tuần làm việc 40 giờ;
Sau khi có ý kiến của các Bộ: Bộ Tài chính tại Công văn số 1595/BTC-PC ngày 30 tháng 01 năm 2007; Bộ Nội vụ tại Công văn số 127/BNV-TCBC ngày 16 tháng 01 năm 2007 và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Công văn số 216/BLĐTBXH-TCDN ngày 19 tháng 01 năm 2007 về việc góp ý Dự thảo Quy định chế độ công tác giáo viên trung cấp chuyên nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Quyết định này thay thế Quyết định số 1659/QĐ ngày 15 tháng 11 năm 1976 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Quy định chế độ công tác của giáo viên các trường trung cấp chuyên nghiệp. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo; Hiệu trưởng các trường trung cấp chuyên nghiệp và Thủ trưởng các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
(ban hành kèm theo
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm: nhiệm vụ, định mức giờ giảng dạy; chế độ giảm giờ giảng dạy và quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Văn bản này áp dụng đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy, cán bộ quản lý tham gia giảng dạy ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi chung là các trường).
Các trường thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật và y tế do có những đặc thù riêng, ngoài việc áp dụng quy định này còn được thực hiện theo quy định của Bộ chuyên ngành sau khi có sự thỏa thuận với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Điều 3. Mục đích
Làm căn cứ để Hiệu trưởng phân công, bố trí, sử dụng lao động, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường.
Giúp các cơ quan quản lý giáo dục có căn cứ để kiểm tra, thẩm định, đánh giá và xây dựng các chính sách, chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên.
Làm cơ sở để giáo viên xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Đảm bảo tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của giáo viên.
Chương 2:
NHIỆM VỤ, ĐỊNH MỨC GIỜ GIẢNG DẠY
Điều 4. Nhiệm vụ
Công tác giảng dạy:
a) Giảng dạy môn học do Hiệu trưởng phân công theo kế hoạch đào tạo và theo quy định của chương trình môn học;
b) Hướng dẫn bài tập, hướng dẫn đồ án môn học, hướng dẫn thực hành, thực tập và lao động sản xuất;
c) Công tác chuẩn bị giảng dạy gồm: soạn giáo án, đề cương bài giảng, tài liệu, thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy môn học theo yêu cầu của kế hoạch đào tạo, chương trình và giáo trình quy định;
d) Soạn đề thi, kiểm tra, thực hiện việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo quy chế.
Tổ chức các hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh.
Nghiên cứu, thực nghiệm khoa học kỹ thuật; ứng dụng và chuyển giao công nghệ; hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học.
Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp dạy học; tham gia sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 5. Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
Thời gian làm việc của giáo viên trong năm học là 44 tuần, trong đó:
a) 36 tuần dành cho giảng dạy quy định tại khoản 1 và 2 Điều 4;
b) 08 tuần dành cho nghiên cứu khoa học, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại khoản 3 và 4 Điều 4. Trường hợp giáo viên thực hiện không hết thời gian 08 tuần để học tập và nghiên cứu thì Hiệu trưởng bố trí thời gian đó để chuyển sang làm công tác giảng dạy.
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là 08 tuần bao gồm: nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ hè.
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hàng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có);
b) Các chế độ nghỉ khác của giáo viên thực hiện theo quy định hiện hành đối với cán bộ, viên chức.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường mà Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý.
Điều 6. Định mức giờ giảng dạy
Định mức giờ giảng dạy là số giờ chuẩn (tiết chuẩn) của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một năm học.
Thời gian giảng dạy lý thuyết và giảng dạy thực hành của các môn học được tính theo tiết, mỗi tiết là 45 phút. Cụ thể:
a) Một tiết dạy lý thuyết được tính bằng một giờ chuẩn;
b) Giảng dạy từ 1,5 tiết đến 2 tiết thực hành được tính bằng 1 giờ chuẩn. Hiệu trưởng căn cứ vào yêu cầu, tính chất của môn học để quy định cụ thể;
c) Môn giáo dục Quốc phòng thực hiện theo quy định tại Thông tư số 43/2003/TT-BGD&ĐT ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ làm việc của giảng viên, giáo viên giáo dục quốc phòng.
Định mức giờ giảng dạy của giáo viên trong một năm học từ 430 đến 510 giờ chuẩn.
Hiệu trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tính chất của mỗi môn học, trình độ của giáo viên để quyết định định mức giờ giảng dạy của từng giáo viên trong một năm học cho phù hợp.
Định mức giờ giảng dạy của giáo viên dạy các môn văn hóa phổ thông trong trường trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại
Điều 7. Chế độ trả lương dạy thêm giờ
Trong một năm học, giáo viên hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 4 và tại điểm b khoản 1 Điều 5 của Quy định này nếu số giờ giảng dạy của giáo viên vượt số giờ định mức do Hiệu trưởng quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy định này thì được tính để trả lương dạy thêm giờ theo quy định hiện hành.
Điều 8. Định mức giờ giảng dạy đối với cán bộ quản lý trường trung cấp chuyên nghiệp
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo, phó trưởng phòng đào tạo trường trung cấp chuyên nghiệp có nhiệm vụ giảng dạy một số giờ tối thiểu để nắm được nội dung, chương trình đào tạo và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
Số giờ giảng dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng đào tạo, phó trưởng phòng đào tạo được quy định như sau:
a) Hiệu trưởng: 30 tiết/năm;
b) Phó Hiệu trưởng: 45 tiết/năm;
c) Trưởng phòng đào tạo: 60 tiết/năm;
d) Phó phòng đào tạo: 80 tiết/năm.
Chương 3:
CHẾ ĐỘ GIẢM ĐỊNH MỨC GIỜ GIẢNG DẠY VÀ QUY ĐỔI CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN KHÁC RA GIỜ CHUẨN
Điều 9. Chế độ giảm định mức giờ giảng dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác chủ nhiệm lớp, phụ trách phòng thực hành, thí nghiệm, phụ trách thư viện.
Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 10% số giờ định mức giảng dạy.
Đối với giáo viên kiêm phụ trách phòng thực hành, thí nghiệm:
a) Có nhân viên chuyên trách được giảm 10% số giờ định mức giảng dạy;
b) Không có nhân viên chuyên trách được giảm 15% số giờ định mức giảng dạy.
Đối với giáo viên kiêm phụ trách thư viện được giảm 15% số giờ định mức giảng dạy.
Điều 10. Chế độ giảm định mức giờ giảng dạy đối với giáo viên kiêm công tác Đảng, đoàn thể.
Đối với giáo viên kiêm Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn trường:
a) Đối với giáo viên kiêm Bí thư Đảng bộ nhà trường, giáo viên kiêm Chủ tịch công đoàn trường có cán bộ chuyên trách công tác Đảng, cán bộ chuyên trách công tác công đoàn được giảm không quá 15% số giờ định mức giảng dạy. Đối với Đảng bộ, Công đoàn trường không có cán bộ chuyên trách được giảm không quá 25% số giờ định mức giảng dạy. Giáo viên kiêm Bí thư chi bộ nhà trường (không tính cho Bí thư trực thuộc Đảng bộ) được giảm không quá 15% số giờ định mức giảng dạy;
b) Giáo viên kiêm Phó Bí thư Đảng bộ, Phó Bí thư chi bộ, Phó Chủ tịch công đoàn trường được giảm 1/2 so với số giờ giảm của cấp trưởng;
c) Giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp ở các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp kiêm Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn trường thì được giảm định mức giờ giảng dạy theo quy định của trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục.
Đối với giáo viên kiêm công tác Bí thư Đoàn, Phó Bí thư Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên cấp trường được hưởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và trung học phổ thông.
Giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chỉ được hưởng một chế độ cao nhất.
Căn cứ vào số lượng các đảng viên, công đoàn viên, đoàn viên của trường, sau khi thỏa thuận với các tổ chức đoàn thể, Hiệu trưởng quyết định số giờ giảm cho các chức danh trong phạm vi quy định.
Điều 11. Chế độ giảm định mức giờ giảng dạy cho các đối tượng khác
Đối với giáo viên được tuyển dụng vào làm việc, trong thời gian thử việc được giảm 30% số giờ định mức giảng dạy.
Đối với giáo viên giảng dạy, hướng dẫn và bồi dưỡng lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên khác trong trường thì 1 tiết giảng dạy được tính bằng 1,5 giờ định mức giảng dạy.
Điều 12. Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra giờ chuẩn
Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên còn phải thực hiện nhiều nội dung hoạt động chuyên môn và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Hiệu trưởng. Hiệu trưởng quy định việc quy đổi những hoạt động này ra giờ chuẩn để tính khối lượng giảng dạy cho từng giáo viên.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy định này./.