Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hưởng các chế độ hỗ trợ vật chất cụ thể từ hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó để đảm bảo cho họ được đảm bảo sinh sống ổn định, được cải thiện chất lượng cuộc sống. Các tiêu chí bình xét hộ nghèo để có chính sách hỗ trợ trên thực tế phù hợp.
Mục lục bài viết
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?
Theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, ta có thể phân biệt được hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình. Trong đó, tính chất đo lường được xác định trong khả năng làm ăn, thu nhập hàng tháng. Từ đó mà họ không đảm bảo được khả năng cũng như sử dụng các nhu cầu thiết yếu.
Có thể thấy, tiêu chuẩn hộ cận nghèo trên được quy định tương đối giống với tiêu chuẩn hộ nghèo. Các nội dung về điều kiện thu nhập bình quân đầu người/tháng được căn cứ như nhau. Tuy nhiên, với tiêu chuẩn hộ nghèo, gia đình phải thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Trong khi ở hộ cận nghèo, các chỉ số được xác định là dưới 03.
Tiêu chí hộ nghèo ở thành thị và nông thôn có nội dung khác nhau. Theo đó thì:
1.1. Đối với hộ nghèo:
Tiêu chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2022 – 2025 được quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP như sau:
– Khu vực nông thôn: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 1.500.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 2.000.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Các chỉ số đo lường được xác định trong bảng bên dưới. Thu nhập bình quân đầu người/tháng đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với mức giá sinh hoạt ngày càng đắt đỏ hiện nay.
1.2. Đối với hộ cận nghèo:
Giai đoạn 2022 – 2025, tiêu chuẩn để xác định hộ cận nghèo sẽ được áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP, cụ thể:
– Khu vực nông thôn: Hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 1.500.000 đồng trở xuống và hộ bị thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: Hộ cận nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng ở mức từ 2.000.000 đồng trở xuống, đồng thời cũng thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường về mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Tiêu chí về mức thu nhập bình quân cũng đã tăng để phù hợp hơn với đời sống xã hội. Có tất cả 12 chỉ số được phản ánh trong hoạt động đánh giá, quản lý nhà nước.
Sang năm 2022, tiêu chuẩn về hộ nghèo sẽ được áp dụng theo các tiêu chí mới tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP. Thể hiện sự phù hợp, áp dụng linh hoạt trong từng giai đoạn phát triển đất nước. Giúp hộ nghèo vươn nên, có được nghề nghiệp và cải thiện mức thu nhập.
2. Tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Tiêu chí được xác định trong phần 1 của nội dung bài viết. Dưới đây là 12 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản sẽ được đánh giá theo phụ lục ban hành kèm Nghị định 07. Nhờ vào đây mà cơ quan nhà nước xác định được tiêu chí đáp ứng của một hộ gia đình có được coi là hộ nghèo, hộ cận nghèo hay không.
PHỤ LỤC
DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN, CHỈ SỐ ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THIẾU HỤT DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN VÀ NGƯỠNG THIẾU HỤT TRONG CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022 – 2025
(Ban hành kèm theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ)
Dịch vụ xã hội cơ bản (Chiều thiếu hụt) | Chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản | Ngưỡng thiếu hụt |
1. Việc làm | Việc làm | Hộ gia đình có ít nhất một người không có việc làm (người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, sẵn sàng/mong muốn làm việc nhưng không tìm được việc làm); hoặc có việc làm công ăn lương nhưng không có hợp đồng lao động*. (*) Xem xét cho việc làm thường xuyên, đều đặn, mang tính chất ổn định hoặc tương đối ổn định. |
Người phụ thuộc trong hộ gia đình | Hộ gia đình có tỷ lệ người phụ thuộc trong tổng số nhân khẩu lớn hơn 50%. Người phụ thuộc bao gồm: trẻ em dưới 16 tuổi; người cao tuổi hoặc người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. | |
2. Y tế | Dinh dưỡng | Hộ gia đình có ít nhất một trẻ em dưới 16 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi hoặc suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi. |
Bảo hiểm y tế | Hộ gia đình có ít nhất một người từ đủ 6 tuổi trở lên hiện không có bảo hiểm y tế. | |
3. Giáo dục | Trình độ giáo dục của người lớn | Hộ gia đình có ít nhất một người trong độ tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi không tham gia các khóa đào tạo hoặc không có bằng cấp, chứng chỉ giáo dục đào tạo so với độ tuổi tương ứng [Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học cơ sở; từ 18 tuổi đến 30 tuổi đang học hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc sơ cấp/trung cấp/cao đẳng nghề; hoặc người từ 16 tuổi đến 30 tuổi được doanh nghiệp tuyển dụng và chứng nhận đào tạo nghề tại chỗ (hình thức vừa học vừa làm)]. |
Tình trạng đi học của trẻ em | Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em từ 3 tuổi đến dưới 16 tuổi không được học đúng bậc, cấp học phù hợp với độ tuổi (trẻ từ 3 tuổi đến dưới 6 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non, trẻ từ 6 tuổi đến dưới 12 tuổi được tiếp cận giáo dục tiểu học và trẻ từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi được tiếp cận giáo dục trung học cơ sở). | |
4. Nhà ở | Chất lượng nhà ở | Hộ gia đình đang sống trong ngôi nhà/căn hộ thuộc loại không bền chắc (trong ba kết cấu chính là tường, cột, mái thì có ít nhất hai kết cấu được làm bằng vật liệu không bền chắc). |
Diện tích nhà ở bình quân đầu người | Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2. | |
5. Nước sinh hoạt và vệ sinh | Nguồn nước sinh hoạt | Hộ gia đình không tiếp cận được nguồn nước sạch trong sinh hoạt (gồm: nước máy, giếng khoan, giếng đào được bảo vệ, nước khe/mó được bảo vệ và nước mưa, nước đóng chai bình). |
Nhà tiêu hợp vệ sinh | Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (gồm: tự hoại/bán tự hoại, thấm dội nước (Suilabh), cải tiến có ống thông hơi (VIP), hố xí đào có bệ ngồi, hai ngăn). | |
6. Thông tin | Sử dụng dịch vụ viễn thông | Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng dịch vụ internet. |
Phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin | Hộ gia đình không có phương tiện nào trong số các phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin: – Phương tiện dùng chung: Tivi, radio, máy tính để bàn, điện thoại; – Phương tiện cá nhân: Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh. |
3. Các chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo:
Hỗ trợ 100% chi phí khám, chữa bệnh:
Căn cứ quy định tại:
+ Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP;
+ Điều 2, 3, 6
+ Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP.
Trong đó, người thuộc hộ gia đình nghèo là một 29 đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Khi điều trị nội trú tại các cơ sở y tế của Nhà nước từ tuyến huyện trở lên sẽ được hỗ trợ tiền ăn.(Căn cứ theo Điều 2 Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg, sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định số 14/2012/QĐ-TTg).
Miễn học phí cho học sinh, sinh viên:
Căn cứ quy định tại Điều 7
– Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo;
– Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo;
– Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Người thuộc hộ nghèo có thể được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng:
Căn cứ quy định Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Các đối tượng bao gồm:
– Người từ đủ 60 đến dưới 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng: Được trợ cấp 540.000 đồng/tháng.
– Người từ đủ 80 tuổi thuộc hộ nghèo, không có người phụng dưỡng: Được trợ cấp 720.000 đồng/tháng.
– Người từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo mà không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn: Được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
– Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ nghèo mà đang nuôi con ăn học: Được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn: Được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.
Được hỗ trợ vay vốn để sản xuất, kinh doanh:
Căn cứ Công văn số 866 năm 2019: Mức vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ, không phải đảm bảo tiền vay với thời hạn vay lên đến 120 tháng.
Lãi suất do ngân hàng Chính sách xã hội công bố hiện nay là 6,6%/năm đối với hộ nghèo.
Hỗ trợ vay vốn về nhà ở để xây mới hoặc sửa chữa nhà ở: Căn cứ Quyết định 33 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ. Số tiền tối đa 25 triệu đồng/hộ từ Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt hàng tháng:
Căn cứ 1 Điều 2 Thông tư 190/2014/TT-BTC: Được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30 kWh.
Phương thức hỗ trợ: Chi trả trực tiếp đến hộ nghèo.
4. Chính sách cho hộ cận nghèo:
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí:
Căn cứ: Quyết định số 705/QĐ-TTg năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ: Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia. Các nhóm đối tượng bao gồm:
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo mới thoát nghèo, thời gian hỗ trợ 05 năm sau khi thoát nghèo;
– Người thuộc hộ gia đình cận nghèo đang sinh sống tại các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP;
– Đối với các đối tượng người thuộc hộ gia đình cận nghèo còn lại được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối thiểu 70% mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại
Được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng:
Căn cứ Điều 5, 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
– Người từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ cận nghèo mà không thuộc trường hợp trên đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được trợ cấp 360.000 đồng/tháng.
– Người đơn thân hoặc góa vợ hoặc chồng thuộc hộ cận nghèo mà đang nuôi con ăn học được hỗ trợ 360.000 đồng/tháng/con.
– Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn được hỗ trợ 540.000 đồng/tháng.
Được hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở khi gặp thiên tai:
Theo Điều 15 Nghị định 20 năm 2021:
– Hộ cận nghèo có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.
– Hộ cận nghèo có nhà bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được hỗ trợ chi phí sửa chữa với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.
Được hỗ trợ vay vốn để sản xuất, kinh doanh:
Căn cứ: Công văn số 866 năm 2019:
– Cho vay tối đa là 100 triệu đồng/hộ mà không phải đảm bảo tiền vay với thời hạn vay lên đến 120 tháng.
– Mức lãi suất do ngân hàng Chính sách xã hội công bố hiện nay là 7,92%/năm.
Học sinh thuộc hộ cận nghèo được miễn, giảm học phí:
– Căn cứ:
+ Điều 85 Luật giáo dục năm 2019.
+ Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.
– Nội dung:
+ Học sinh, sinh viên học tại các trường giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha mẹ hoặc ông bà (trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được miễn học phí.
+ Trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo được giảm 50% học phí.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Nghị định số 07/2021/NĐ-CP quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.