Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ Về việc ban hành tạm thời Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1629/LĐTBXH-QĐ NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ
Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Y tế tại công văn số 10407/VS ngày 26 tháng 12 năm 1996.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.– Ban hành kèm theo Quyết định này Bản danh mục tạm thời: “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” và “Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.
Điều 2.– Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được hưởng các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3.– Kể từ ngày 01/01/1997 thực hiện thống nhất trong cả nước việc áp dụng các danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được ban hành tại Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, tại Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và tại Quyết định này của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Bãi bỏ những quy định về các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trái với Quyết định này.
Điều 4.– Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đối với nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, và Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Y tế để xem xét, ban hành bổ sung.
Lê Duy Đồng
(Đã ký)
DANH MỤC
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)
I. CƠ KHÍ – LUYỆN KIM
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại V | ||
1 | Nấu đúc phôi nhôm, đồng để cán dây điện | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, hơi khí độc |
2 | Nấu luyện ăngtimon bằng lò phản xạ | Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, Sb. |
3 | Nấu, luyện thiếc có Asen bằng lò phản xạ | Thường xuyên tiếp với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, Sb. |
4 | Thiêu khử khí asen, lưu huỳnh trong quặng thiếc, quặng ăngtimon. | Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, chì và Sb. |
5 | Luyện quặng chì. | Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, chì và Sb. |
6 | Tuyển nổi quặng kim loại mầu, thuỷ luyện kim loại (hoà, tách, ngâm, chiết) | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc H2SO4, CuSO4, ZnSO4, Clo và Sb. |
7 | Nấu luyện ZnO thành bột bằng lò phản xạ, lò quay | Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, Pb, CO, ZnO. |
8 | Vận hành, sửa chưa thiết bị thu bụi kim loại mầu trong buồng bụi tĩnh điện ZnO. | Thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiệt độ vao, tiếp xúc với hơi chì, |
9 | Nấu rót kim loại. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc. |
10 | Nung, đúc liên tục phôi cán thép. | Công việc nặng nhọc,chịu tác động của nóng, ồn, bụi. |
II. ĐỊA CHẤT
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Đào hào, giếng,lò địa chất trong vùng mỏ phóng xạ. | Lao động ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của phóng xạ. |
2 | Địa vật lý hàng không. | Công việc rất nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung mạnh. |
3 | Khoan tay, khoan máy trong vùng mỏ phóng xạ | Làm việc ngoài trời, nơi làm việc lầy lội,công việc nặng nhọc, chịu tác động thường xuyên của phóng xạ. |
Điều kiện lao động loại V | ||
4 | Đo carôta lỗ khoan. | Công việc rất nguy hiểm, vì phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở cường độ rất lớn. |
5 | Lộ trình lập bản đồ địa chất, địa chất thuỷ văn, địa vật lý, quan tắc địa chất thuỷ văn, tìm kiếm khoáng sản vùng phóng xạ hoặc núi cao, biên giới, hải đảo. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, phải đi lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc, chịu tác động của phóng xạ. |
6 | Khảo sát, lấy mẫu quặng, mẫu phóng xạ trong các công trình (hào,lò,giếng) | Làm việc ở vùng núi cao, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của phóng xạ. |
7 | Khảo sát địa vật lý vùng phóng xạ. | Làm việc ngoài trời ở vùng núi cao, đi lại nhiều, chịu tác động của phóng xạ. |
8 | Đào hào, giếng, lò địa chất. | Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó. |
9 | Gia công, phân tích mẫu quặng phóng xạ. | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh và phóng xạ. |
10 | Lấy mẫu, đãi mẫu trọng sa | Làm việc ngoài trời,công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, phải đi lại nhiều. |
11 | Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp Rơnghen, nhiễu xa, phương pháp khối cho phổ đồng vị phóng xạ và phương pháp microzon hiển vi điện tử quét. | Thường xuyên chịu tác động của phóng xạ và điện từ trường vượt tiêu chuẩn phép nhiều lần. |
12 | Phân tích mẫu địa chất bằng quang phổ plasma (ICP) | Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và các axit mạnh như: HF, HCL, H2SO4, HNO3. |
13 | Trắc địa địa hình,trắc địa công trình địa chất vùng núi cao, biên giới, hải đảo. | Làm việc ngoài trời ở các vùng địa hình khó khăn, phức tạp, công việc nặng nhọc. |
14 | Khảo sát địa chất, trắc địa, địa vật lý, địa chất thuỷ văn trên biển. | Công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung. |
15 | Khoan tay địa chất | Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, bẩn thỉu, khi khoan dưới sông, biển phải ngâm nước suốt ca làm việc. |
>>> Luật sư
III. HOÁ CHẤT
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Hàn chì trong thùng tháp kín. | Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao. |
2 | Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật các loại. | Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh. |
Điều kiện lao động loại V | ||
3 | Vận hành lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm | Làm việc trên sàn cao, công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc CO vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
4 | Sửa chữa hệ thống lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc CO. |
5 | Tổng hợp amôniắc (NH3) trong công nghệ sản xuất phân đạm. | Độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc NH3 nồng độ cao. |
6 | Vận hành máy nén cao áp trong công nghệ sản xuất phân đạm. | Công việc nguy hiểm, tiếp xúc ồn, NH3 nồng độ cao. |
7 | Vận hành bơm trung cao áp amôniắc và phân giải urê. | Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc với NH3. |
8 | Cô đặc, tạo hạt và khống chế tập trung urê. | Tiếp xúc với các loại hoá chất độc. |
9 | Sản xuất axít salixilic, HNO3, H3PO4. | Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh. |
10 | Trung hoà supe lân. | Thường xuyên tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh. |
11 | Vận hành hệ thống tháp rửa khí nguyên liệu. | Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với SO2, SO3 và H2SO4. |
12 | Sấy hấp thụ khí SO2 và SO3 trong sản xuất axít SO2. | Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, SO3, H2SO4. |
13 | Vận hành thiết bị tiếp xúc trong công nghệ sản xuất axít H2SO4. | Tiếp xúc với SO2, SO3. |
14 | Sản xuất ôxít sắt trong khu vực sản xuất supe phốt phát. | Tiếp xúc nóng, bụi Fe2SO3 và hoá chất độc. |
15 | Trích ly axít H3PO4 từ supe lân | Tiếp xúc với bụi và các hợp chất chứa Flo. |
16 | Vận hành tời nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy. | Độc hại, tiếp xúc CO, CO2, H2S. |
17 | Ra liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy. | Tiếp xúc với CO, Fluor và nhiệt độ cao. |
18 | Vận hành hệ thống tháp hấp thụ khí thải lò cao sản xuất phân lân nung chảy. | Tiếp xúc khí độc HF, SiF4, sữa vôi, xỉ lò. |
19 | Vận hành lò đốt gió nóng (CO) trong công nghệ sản CO, xuất phân lân nung chảy. | Công việc nặng nhọc, tiếp xúc khí độc nhiệt độ cao. |
20 | Sản xuất phụ gia thuốc trừ sâu | Chịu tác động của bụi độc, SiO2 và các ôxít kim loại. |
21 | Hoá lỏng, đóng bình Clo; sản xuất axít HCL tinh khiết. | Tiếp xúc với Clo, axít HCL rất độc. |
22 | Xử lý Clo thừa. | Độc hại, tiếp xúc với khí Clo rất độc. |
23 | Nghiền sàng, sấy, xử lý nguyên liệu thuốc bọc que hàn. | Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi SiO2, Silic và chất độc mạnh Na2SiF6… |
24 | Cân phối liệu, trộn khô thuốc bọc que hàn. | Tiếp xúc với hoá chất độc. |
25 | Sấy, nghiền, đóng bao quặng mangan. | Tiếp xúc với nóng, ồn và bụi mangan nồng độ cao. |
26 | Vận hành băng tải xích và băng tải cao su dưới hầm nhà máy tuyển apatít. | Làm việc dưới hầm sâu, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao. |
27 | Vận hành máy sàng GHIT trong nhà máy tuyển quặng apatít. | Làm việc dưới hầm, ẩm ướt, chịu tác động của ồn, bụi. |
28 | Vận hành máy đập hàm, đập búa dưới hầm nhà máy tuyển quặng apatít. | Làm việc dưới hầm sâu, âm ướt, chịu tác động của bụi và ồn cao. |
29 | Vận hành máy bơm bùn dưới hầm sâu | Làm việc dưới hầm sâu, thiếu ánh sáng, lầy lội, ẩm ướt, công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó. |
30 | Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất. | Tiếp xúc hơi chì nồng độ cao. |
31 | Sửa chữa lò, thùng tháp trong công nghệ sản xuất hoá chất. | Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ cao và hoá chất mạnh. |
32 | Bốc xếp, vận chuyển than đen thủ công. | Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than (bụi hô hấp) nồng độ rất cao. |
33 | Sửa chữa, nạo vét cống ngầm trong nhà máy hoá chất. | Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các chất phế thải và hoá chất độc hại. |
34 | Sản xuất hợp chất crôm. | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh. |
IV. VẬN TẢI
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
Điều kiện lao động loại VI | ||
1 | Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu… | Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn. |
2 | Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 60 tấn trở lên. | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của ồn, rung và bụi. |
Điều kiện lao động loại V | ||
3 | Sĩ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thuỷ thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu… | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung. |
4 | Lái xe ôtô chở khách từ 80 ghế trở lên. | Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung. |
5 | Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lai dắt phà và tàu sông có công suất từ 90 CV trở lên. | Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó. |