Quyết định 1617/QĐ-TLĐ năm 2014 Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỐ TRÍ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP
ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Căn cứ Luật Công đoàn; Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ
Căn cứ Nghị quyết số 6a/NQ-TLĐ ngày 06/01/2011 “Về tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao chất lượng hoạt động của CĐCS”; Nghị quyết số 4a/NQ-TLĐ ngày 24/6/2014 “Về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới” của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 272/QĐ-TLĐ ngày 07/3/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành Quy định về thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở;
Xét đề nghị của Ban Tổ chức, Ban Chính sách kinh tế – xã hội và Thi đua – khen thưởng, Ban Tài chính Tổng Liên đoàn,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 và thay thế Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2011 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Điều 3. Các ban của Tổng Liên đoàn, các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
QUY ĐỊNH
VỀ BỐ TRÍ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ TRONG DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI NHÀ NƯỚC, DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP NGOÀI CÔNG LẬP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập (gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị) theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Cán bộ công đoàn chuyên trách của công đoàn cơ sở gồm:
Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp có thẩm quyền bố trí có thời hạn làm việc tại công đoàn cơ sở.
Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do công đoàn cơ sở chi trả tiền lương.
Người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị do đại hội hoặc hội nghị công đoàn cơ sở bầu ra, được bố trí làm công việc thường xuyên của công đoàn cơ sở, do doanh nghiệp, đơn vị chi trả tiền lương.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được áp dụng Quy định này gồm: Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là liên đoàn lao động huyện); Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp); Công đoàn tổng công ty; Công đoàn ngành địa phương.
Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, công đoàn ngành trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
Điều 3. Điều kiện bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở
Người được bố trí làm cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở phải tự nguyện và có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính chi trả tiền lương và các quyền lợi khác của cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp, đơn vị quy định tại Khoản 1, Điều 2 của Quy định này có đủ 1.000 đoàn viên thuộc đối tượng tính quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được bố trí một cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định từ nguồn tài chính công đoàn. Những công đoàn cơ sở có trên 1.000 đoàn viên thì cứ tăng thêm 1.500 đoàn viên được bố trí thêm một cán bộ công đoàn chuyên trách nhưng tối đa không quá 7 người hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn. Trường hợp đặc biệt, nếu công đoàn cơ sở có đủ nguồn tài chính, có nhu cầu bố trí tăng thêm vượt quá số lượng quy định tại khoản này thì thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương xem xét, quyết định.
Đối với công đoàn cơ sở có dưới 1.000 đoàn viên, có nhu cầu bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, nếu doanh nghiệp, đơn vị đồng ý trả lương từ nguồn tài chính của doanh nghiệp thì công đoàn cấp trên xem xét, công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách theo quy định.
Điều 4. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách do các cấp công đoàn bố trí tại công đoàn cơ sở.
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương quyết định hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định.
Đối với những người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, sau khi đã thỏa thuận với người sử dụng lao động, công đoàn cơ sở đề nghị liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương, hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp được ủy quyền, xem xét, quyết định công nhận hoặc ký
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, do công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động và đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận cán bộ công đoàn chuyên trách.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn, khen thưởng, kỷ luật, đánh giá, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách
Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Việc đánh giá cán bộ công đoàn chuyên trách, việc khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho thôi cán bộ công đoàn chuyên trách do cấp có thẩm quyền công nhận hoặc bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở thực hiện theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, khi thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách công đoàn cơ sở không do vi phạm kỷ luật, thì công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động để bố trí, sắp xếp công việc mới, hoặc ưu tiên tuyển dụng, bố trí về cơ quan công đoàn cấp trên nếu đủ điều kiện và được hưởng tiền lương của vị trí việc làm mới theo quy định hiện hành.
Chương II
CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG VÀ QUYỀN LỢI CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CHUYÊN TRÁCH TẠI CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Điều 6. Chế độ tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách
Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này: được hưởng lương theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương hoặc ủy quyền cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xem xét, hỗ trợ phụ cấp hàng tháng đối với cán bộ công đoàn đi cơ sở, nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp, đơn vị nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách đang áp dụng.
Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này được trả mức lương hiện hưởng và các khoản phúc lợi (nếu có) theo
Cán bộ công đoàn chuyên trách hưởng lương từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này do người sử dụng lao động tại doanh nghiệp, đơn vị quyết định trên cơ sở thỏa thuận với công đoàn cơ sở.
Khi doanh nghiệp, đơn vị có thay đổi về tiền lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ, thì tiền lương của cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở cũng thay đổi tương ứng với người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị.
Ngoài tiền lương, cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở quy định tại khoản 2, Điều 2 của Quy định này, được hưởng các chế độ phúc lợi khác như người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị theo quy định của pháp luật và của doanh nghiệp, đơn vị.
Khuyến khích việc thương lượng với người sử dụng lao động chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách từ nguồn quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
Điều 7. Chế độ nâng lương
Việc nâng lương đối với cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở được thực hiện như sau:
Cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này: được nâng lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn theo quy định của Nhà nước và của Tổng Liên đoàn.
Cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, được thực hiện nâng lương thường xuyên như người lao động tại doanh nghiệp, đơn vị.
Điều 8. Phương thức trả lương và các khoản phải đóng đối với cán bộ công đoàn chuyên trách
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách do công đoàn cấp trên bố trí theo điểm a, khoản 2, Điều 2 của Quy định này tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật do công đoàn cấp trên chi trả.
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm b, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật, được chi trả từ nguồn tài chính của công đoàn cơ sở.
Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách là người đang làm việc tại doanh nghiệp, đơn vị theo điểm c, khoản 2, Điều 2 của Quy định này, tiền lương và các khoản phải đóng theo quy định của pháp luật do người sử dụng lao động quyết định trên cơ sở thỏa thuận với công đoàn cơ sở.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố; công đoàn ngành Trung ương và tương đương; công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn; công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở quy định tại Khoản 3, Điều 2, Quy định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này.
Những công đoàn cơ sở đã bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách theo Quyết định số 525/QĐ-TLĐ ngày 25/4/2011, có đủ nguồn kinh phí chi trả tiền lương tiếp tục thực hiện theo Quy định này và giữ nguyên mức tiền lương hiện hưởng. Trường hợp không đủ nguồn tài chính thì công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở có trách nhiệm bố trí, sắp xếp hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động, nơi bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách để bố trí công việc khác.
Điều 10. Ban Tài chính Tổng Liên đoàn có trách nhiệm:
Hướng dẫn công đoàn các cấp chi trả tiền lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách và quyết toán nguồn tài chính của công đoàn cơ sở.
Tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất bổ sung, sửa đổi những vấn đề bất cập trong quy định về định mức nguồn kinh phí sử dụng chi trả tiền lương cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở.
Điều 11. Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn có trách nhiệm:
Hướng dẫn, kiểm tra các cấp công đoàn về việc bố trí, sử dụng cán bộ công đoàn chuyên trách tại công đoàn cơ sở.
Theo dõi việc thực hiện quy định này và nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.