Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH Về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1152/2003/QĐ-BLĐTBXH NGÀY18/9/2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31/3/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23/6/1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại Công văn số 7263/YT-DP/AIDS ngày 24/07/2003 về việc uỷ nhiệm cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời:”Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.
Điều 2. Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1 được hưởng chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật Lao động, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Điều 3. Người lao động ở các Bộ, ngành làm các nghề, công việc như các nghề, công việc ban hành tại Quyết định này và các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996,
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Đối với các nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996 và Quyết định số 190/1999/QĐ-BLĐTBXH, ngày 03/03/1999 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập danh mục gửi Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Y-tế để xem xét và ban hành bổ sung.
Lê Duy Đồng
(Đã ký)
DANH MỤC
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI VI, V) VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (LOẠI IV)
(Kèm theo Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội )
1- CÔNG NGHIỆP
A- KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN CAO LANH
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Bắn mìn để khai thác cao lanh | Làm việc ngoài trời nặng nhọc, nguy hiểm; chịu tác động của tiếng ồn, bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Khai thác cao lanh thủ công tại mỏ lộ thiên | Làm việc ngoài trời thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ nóng, lạnh, gió chênh cao ở mong sâu và bụi đá có hàm lượng SiO2 cao. |
2 | Chế biến cao lanh thủ công | Công việc ngoài trời nặng nhọc, thủ công, đơn điệu; chịu tác động của bụi đất đá có hàm lượng SiO2 cao. |
B- CƠ KHÍ
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Khoan, bào, tiện gang | Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao. |
C- ĐIỆN
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Nấu, trộn tẩm, ép nhựa Bakelit | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với nhiệt độ cao và hoá chất độc vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép (Phenol, Formalin, Amoniac…) |
D- SẢN XUẤT GIẤY
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Trồng, chăm sóc và khai thác rừng (trong các lâm trường nguyên liệu giấy). | Làm việc ngoài trời; công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc với côn trùng gây bệnh. |
E- SẢN XUẤT DẦU THỰC VẬT VÀ HƯƠNG LIỆU MỸ PHẨM
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Ép dầu thực vật | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi. |
2 | Chế biến dầu thực vật (Trung hoà, tẩy màu, khử mùi, sản xuất Shortening, Magrine) | Làm việc trên sàn cao, trơn dễ bị trượt ngã. Chịu tác động của nóng, bụi, ồn. |
3 | Bốc xếp, vận chuyển nguyên liệu và dầu thực vật thành phẩm | Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, mùi ẩm mốc của nguyên liệu. |
4 | Sản xuất than hoạt tính từ sọ dừa | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; Chịu tác động của bụi than và nhiệt độ cao. |
5 | Sấy nông sản | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, bụi, nấm mốc và vi sinh vật gây bệnh. |
6 | Nấu xà phòng thủ công | Công việc thủ công, nặng nhọc; tiếp xúc thường xuyên với xút (NaOH) và nhiệt độ cao. |
7 | Xúc rửa bao bì đựng dầu (thùng phuy, can nhựa…) | Tiếp xúc thường xuyên với nước nóng, lạnh và hoá chất xúc rửa (NaOH), môi trường ẩm ướt, lao động thủ công đơn điệu. |
>>> Luật sư
F- RƯỢU – BIA – NƯỚC GIẢI KHÁT
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | Tráng Parafin trong bể chứa rượu | Làm việc trong hầm kín, nóng, thiếu oxy, nồng độ hơi cồn cao. Tư thế lao động rất gò bó, công việc thủ công. |
2 | Lên men bia trong hầm lạnh | Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường lạnh (2-5 0C ), ẩm ướt, nồng độ CO2 cao. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Vận chuyển nguyên liệu nấu rượu, bia, nước giải khát | Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc trong môi trường bụi cao. |
2 | Xay nghiền nguyên liệu để sản xuất rượu, bia | Chịu tác động của tiếng ồn lớn, bụi nhiều. Công việc bán thủ công. |
3 | Vận hành thiết bị nấu nguyên liệu sản xuất rượu. | Công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. |
4 | Đường hoá lên men trong qui trình sản xuất rượu. | Môi trường lao động ẩm, tiếp xúc với Focmon, CO2, nấm và các hoá chất khác. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. |
5 | vận hành thiết bị chưng cất cồn | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với hơi cồn, aldehyt và các hoá chất độc hại khác. |
6 | Phân tích kiểm tra chất lượng cồn trong qui trình sản xuất rượu, bia, nước giải khát. | Tiếp xúc thường xuyên với Etylic nồng độ cao và các hoá chất độc. |
7 | Chưng cất hương liệu sản xuất rượu mùi. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếp xúc thường xuyên với cồn và các hương liệu. Tư thế lao động gò bó, công việc nặng nhọc. |
8 | Lên men hoa quả để sản xuất rượu vang. | Môi trường lao động ẩm ướt,tiếp xúc thường xuyên với các loại vi sinh vật, khí CO2. Tư thế lao động gò bó, công việc thủ công nặng nhọc. |
9 | Vận hành hệ thống máy nén khí lạnh bằng NH3. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, tiếp xúc thường xuyên với NH3 ảnh hưởng thần kinh. |
10 | Vận hành thiết bị thu hồi khí CO2 và bảo quản bình chứa CO2. | Công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với CO2 |
11 | Vận hành thiết bị nấu lọc bia, nước giải khát | Công việc bán thủ công nặng nhọc. Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. |
12 | Làm việc trong dây truyền rửa chai, lon rượu -bia -nước giải khát | Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, tiếng ồn, nhiệt độ cao. |
13 | Bốc xếp thủ công thùng két trong sản xuất rượu -bia -nước giải khát. | Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi nhiều. |
14 | Sản xuất hộp catton đựng chai, lon rượu -bia -nước giải khát | Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn tư thế lao động gò bó. |
G- CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV | ||
1 | Chế biến dịch sữa | Công việc nặng nhọc; tư thế lao động gò bó; làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ẩm ướt, tiếng ồn lớn, bụi nhiều. |
2 | Vận hành hệ thống tháp sấy bột sữa, bột dinh dưỡng, tháp cô đặc sữa tươi. | Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn, bụi nhiều, tập trung chú ý cao. |
3 | Vận hành thiết bị rót và đóng gói sản phẩm. | Làm việc trong phòng kín, kém thông thoáng, độ ẩm thấp, tiếng ồn lớn; nhịp điệu lao động khẩn chương, đơn điệu,tư thế lao động gò bó, độ tập trung quan sát cao |
4 | Sản xuất hộp thiếc đựng các sản phẩm từ sữa, trái cây… | Công việc nặng nhọc, đơn điệu, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn. |
5 | Bảo quản các sản phẩm trong nhà lạnh. | Nhiệt độ thay đổi đột ngột, thường xuyên phải làm việc trông môi trường -30 0C. Công việc thủ công, nặng nhọc, đơn điệu. |
6 | Trộn nguyên liệu (bột mì) trong sản xuất mì ăn liền | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; chịu tác động của bụi, nhiệt độ cao, ồn và rung. |
7 | Cán, hấp, bỏ mì vào khuôn trước khi chiên | Làm việc trong môi trường nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu, nguy hiểm ( khâu cán) |
8 | Vận hành lò dầu, lò chiên (mì, đậu phộng) | Công việc nặng nhọc, nguy hiểm; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, dầu trơn dễ gây tai nạn. |
9 | Vận hành máy tráng, hấp các loại thực phẩm bằng gạo | Môi trường lao động nóng, ẩm; công việc bán thủ công, đơn điệu; đi lại, đứng quan sát suốt ca làm việc. |
10 | Thu hồi sản phẩm sau sấy | Môi trường lao động nóng; công việc bán thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó. |
11 | Nghiền phôi cháo | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi. |
12 | Chế biến nguyên liệu, pha trộn, đóng gói bột canh, bột gia vị | Công việc bán thủ công, nặng nhọc; thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và nhiều loại nguyên liệu gây kích thích niêm mạc, mắt mũi, da. |
13 | Snack mì (xay, sàng, tái chế mì vụn) | Công việc thủ công; tiếp xúc với nhiệt độ cao và bụi. |
14 | Chế biến tương ớt | Công việc thủ công; môi trường lao động nóng, ẩm ướt; tiếp xúc với ớt (khi xay, nấu,nghiền) gây kích thích da, niêm mạc. |
2- ĐỊA CHÍNH
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | ||
1 | Đo đạc địa hình đáy biển | Công việc đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm. Thường xuyên làm việc trên biển, chịu áp lực của sóng biển, tiếng ồn cao và rung mạnh. |