Quyết định 1453/1995/QĐ-BLĐTBXH bản danh mục tạm thời "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và " nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1453/LĐTBXH-QĐ NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI
DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
– Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
– Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội.
– Căn cứ
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế tại
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản danh mục tạm thời: “Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” và ” nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”.
Điều 2: Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được thực hiện các chế độ Bảo hộ Lao động, tiền lương và Bảo hiểm Xã hội quy định tại Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ Luật.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1995. Đối với nghề, công việc chưa có trong danh mục kèm theo quyết định này, các Bộ, Ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi Liên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Y tế để ban hành.
Lê Duy Đồng
(Đã ký)
DANH MỤC
NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13 tháng 10 năm 1995)
I- KHAI KHOÁNG:
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | ||
1 | Khoan đá bằng búa máy cầm tay trong hầm lò | – Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng bụi, ồn và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
2 | – Khoan khai thác đá bằng búa máy cầm tay. | – Làm việc trên các sườn núi đá, công việc nặng nhọc, nguy hiểm ảnh hưởng của bụi, ồn và rung rất lớn. |
– Vận hành khoan xoay cầu, khoan búa ép hơi | – Làm ngoài trời, nguy hiểm, tiếp xúc thường xuyên với ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần |
II-LUYỆN KIM:
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
1 | ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | |
– Làm việc trên đỉnh lò cốc | – Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, công việc nặng nhọc, nguy hiểm | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
2 | – Lái xe chặn than cốc nóng | – Làm việc trên cao rất nóng, nguy hiểm và ảnh hưởng của CO2, CO và bụi |
3 | – Sửa chữa nóng lò cốc | – Công việc thủ công nặng nhọc, rất nóng, nguy hiểm tiếp xúc với khí CO, bụi |
4 | – Điều nhiệt độ lò cốc | – Làm việc gần lò luyện rất nóng, nguy hiểm, ảnh hưởng CO và bụi |
5 | – Lái xe tống cốc, đập cốc | – Tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao, ảnh hưởng khí CO, CO2 |
6 | – Lái xe rót than trên đỉnh lò cốc | – Làm việc trên đỉnh lò rất nóng, nguy hiểm chịu tác động của CO2 và CO và bụi nồng độ rất cao. |
7 | – Luyện Fero. | – Công việc nặng nhọc, rất nóng, ảnh hưởng ồn, CO, CO2 và bụi nồng độ cao |
8 | – Đúc thỏi thép. | – Công việc nguy hiểm rất dễ bị cháy, bỏng, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO, CO2 |
9 | – Phá, Đầm tường, xây lò luyện thép | – Công việc nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, ảnh hưởng của bụi, ồn cao và rung lớn |
10 | – Sản xuất hồ cực điện; | – Tiếp xúc thường xuyên với nóng, ồn, bụi nồng độ cao và các hoá chất độc CO, CO2, Brai vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
11 | – Cán thép nóng | – Công việc nặng nhọc, chịu tác của rất nóng, bụi và ồn cao, rất cao |
12 | – Luyện thép lò điện, lò bằng (trên 1 tấn) | – Công việc nặng nhọc, rất nóng, bụi, ồn cao, ảnh hưởng của CO và CO2. |
13 | – Đúc nhôm, cán nhôm nóng | – Công việc nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
III- CƠ KHÍ:
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | – Hàn điện trong hầm tàu, hầm xà lan | – Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn và thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của CO, CO2. MnO2 và ồn |
2 | – Hàn trong nồi hơi xitéc | – Nơi làm việc chật chội, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế làm việc gò bó, ảnh hưởng của khí hàn, tia hồ quang, CO, CO2 |
3 | – Gõ rỉ trong hầm tàu, hầm xà lan | – Nơi làm việc chật hẹp, ẩm ướt, bẩn, từ thế gò bó, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, chịu tác động của bụi nồng độ cao và rất ồn. |
4 | – Phun cát tẩy rỉ vỏ tàu | – Làm ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung lớn và bụi nồng độ rất cao. |
5 | Tẩy bavia bằng hơi ép | – Công việc nặng nhọc, chịu tác động liên tục của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
6 | – Nấu hợp kim chì, thiếc đúc cut-xi-nê và các chi tiết đầu máy xe lửa | – Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bức xạ nhiệt và hơi chì vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần |
7 | – Sơn chống gỉ trong hầm tàu, hầm xà lan | – Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của CO2, tôluen và các hoá chất khác trong sơn. |
8 | – Nung đá mài | – Công việc nặng nhọc, thủ công, rất nóng, chịu tác động của CO, CO2 |
9 | – Luyện Corindon sản xuất đá mài | – Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nhiệt độ cao, bụi, ồn và khí CO |
IV- HOÁ CHẤT
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | ||
1 | – Điều chế Supe lân | – Làm việc trên sàn cao, tiếp xúc với hoá chất độc (HF, SO3) nồng độ cao dễ bị nhiễm độc, nguy hiểm. |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
2 | – Sản xuất, đóng bao Na2SiFe | – Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn và nồng độ bụi rất cao. |
3 | – Nghiền quặng Apatít, pyrít; đóng bao bột Apatít | – Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
4 | – Vận hành lò, cấp quặng pyrít vào lò tầng sôi sản xuất axít H2SO4. | – Làm việc trên sàn cao cạnh lò, tiếp xúc trực tiếp với bụi, ồn và khí SO2 nồng độ cao |
5 | – Vận hành bơm và đóng bình axít H2SO4 | – Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và ồn |
6 | – Lọc bụi điện sản xuất axít H2SO4 | – Thường xuyên tiếp xúc với bụi, hoá chất độc và ồn cao. |
7 | – Sản xuất ắc quy: luyện chì tái sinh; nghiền bột chì, đúc chì; trộn trát cao chì; cắt mài, sấy tấm cực chì; hàn chùm cực, cầu tiếp; hoá thành tấm cực chì; lắp ráp ắc quy. | – Thường xuyên tiếp xúc với ồn, nóng và bụi chì nồng độ rất cao |
8 | – Nghiền bột Puzôlan | – Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. |
9 | – Luyện đất đèn | – Công việc thủ công, nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, ồn, CO2, CO và bụi có nồng độ rất cao. |
10 | – Luyện cao su | – Công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi, SO2, H2S |
V- VẬN TẢI:
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | ||
1 | – Sĩ quan, thuyền viên, kỹ thuật viên, thợ máy các tàu công trình | – Thường xuyên ăn ở sinh hoạt trên sông, biển; công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng và tiếng ồn lớn. |
2 | – Lái đầu máy xe lửa | – Thường xuyên lưu động trên tàu, luôn căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng của tiếng ồn. |
3 | – Lái xe vận tải, có trọng tải 20 tấn trở lên | – Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng của bụi, rung và ồn cao |
4 | – Lái máy xúc dung tích gầu từ 4m3 trở lên | – Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi, ồn cao. |
VI- XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG BẾN BÃI
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | |||
1 | – Ngâm tẩm, bảo quản tà vẹt phòng mục bán tự động | – Công việc nặng nhọc, nguy hiểm và độc hại do phải tiếp xúc trực tiếp với hoá chất độc mạnh (phenol) ở nồng độ rất cao. | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | |||
2 | – Làm mới, đại tu đường sắt. | – Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc. | |
3 | – Vận hành máy chèn đường sắt. | – Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của tiếng ồn, rung lớn. | |
4 | – Bốc xếp thủ công ở các cảng. | – Công việc thủ công, làm việc ngoài trời và rất nặng nhọc | |
VII- ĐIỆN
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | |||
1 | – Vận hành lò nhà máy nhiệt điện | – Nơi làm việc có nhiệt độ cao, rất bụi và nguy hiểm | |
2 | – Sửa chữa, bảo tồn lò nhà máy nhiệt điện | – Công việc nặng nhọc, nóng, nồng độ bụi rất cao, thường xuyên tiếp xúc với bông thuỷ tinh dễ gây ngứa, dị ứng. | |
3 | – Vận hành băng tải than dưới nhà hầm, nhà máy nhiệt điện | – Phải đi lại nhiều lần, tiêu hao năng lượng lớn, bẩn, nồng độ bụi rất cao | |
4 | – Vận hành điện, vận hành máy trong hang hầm nhà máy thủy điện | – Giải quyết công việc phức tạp, phải đi lại nhiều, nơi làm việc thông thoáng khí kém, ảnh hưởng của ồn, rung trong suốt ca làm việc | |
5 | – Sửa chữa thiết bị thủy lực, thiết bị chính máy điện nhà máy điện | – Nơi làm việc chật hẹp, dầu mỡ, thiếu dưỡng khí; công việc nặng nhọc, tư thế gò bó, ảnh hưởng của ồn, rung. | |
6 | – Sửa chữa cáp thông tin, cáp lực trong hang hầm | – Công việc nặng nhọc, luôn tiếp xúc với dầu mỡ, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, ảnh hưởng của ồn, rung. | |
7 | – Cạo rỉ, sơn trong thùng kín trong hang hầm | – Nơi làm việc chật hẹp, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí, tư thế gò bó, chịu tác động của hoá chất trong sơn và CO2 | |
8 | – Phun cát tẩy rỉ, sơn trong hang hầm | – Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của ồn, rung, bụi nồng độ cao và các hoá chất trong sơn, CO2 | |
9 | – Khoan phun bê tông trong hang hầm | Công việc nặng nhọc, tiêu hao năng lượng lớn, ảnh hưởng của bụi, ồn rất cao và rung vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần | |
IX- SẢN XUẤT XI MĂNG
Số TT | Tên nghề hoặc công việc | Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI VI | |||
1 | – Đóng bao xi măng bằng 4 vòi bán tự động | – Công việc rất nặng nhọc, nóng, tư thế làm việc rất gò bó, chịu tác động của ồn, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần | |
ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V | |||
2 | – Đóng bao xi măng bằng máy quay tròn tự động | – Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần | |
3 | – Vận hành máy đập hàm, máy đập búa | – Tiếp xúc với tiếng ồn cao và bụi vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần | |
4 | – Xúc clinkez gầm lò nung | – Công việc thủ công, rất nặng nhọc, nơi làm việc rất nóng, ồn, nồng độ bụi rất cao | |
5 | – Quay van nóc lò | – Làm việc trên sàn cao, rất nóng, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. | |