Một số quy định về quyền đối với bất động sản liền kề? Quy định về quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác? Thủ tục xác lập quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác trên bất động sản liền kề?
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội thì các công trình xây dựng xuất hiện ngày càng nhiều với mật độ cao, nhất là ở các khu đô thị, dân cư đông người. Chính bởi vì thế mà các tranh chấp về quyền đối với bất động sản liền kề diễn ra tương đối nhiều, đòi hỏi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải ban hành các quy định cụ thể nhằm bảo đảm quyền lợi của các chủ thể là chủ sở hữu và các chủ thể có quyền khác đối với bất động sản liền kề. Quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác là một trong số những quyền quan trọng của các chủ thể có quyền đối với bất động sản liền kề. Vậy, quyền đối với bất động sản liền kề là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu các quy định về quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác trong hệ thông pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về quyền đối với bất động sản liền kề:
1.1. Quyền đối với bất động sản liền kề là gì?
Theo quy định của pháp luật dân sự, ta có thể hiểu quyền đối với bất động sản liền kề là quyền của các chủ thể được thực hiện trên một bất động sản (gọi chung là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm mục đích để phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi chung là bất động sản hưởng quyền).
Hiện nay, pháp luật dân sự quy định quyền đối với bất động sản liền kề sẽ có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và quyền đối với bất động sản liền kề sẽ được chuyển giao khi bất động sản được chuyển giao, trừ các trường hợp cụ thể mà luật liên quan có quy định khác.
1.2. Nguyên tắc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề:
Pháp luật dân sự luôn rất tôn trọng ý chí tự định đoạt và thoả thuận giữa hai bên tham gia vào giao dịch dân sự chính vì thế mà việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể sau đây:
– Thứ nhất: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề phai bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
– Thứ hai: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
– Thứ ba: Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
1.3. Thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề:
Pháp luật quy định, đối với trường hợp có sự thay đổi về việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền sẽ có trách nhiệm cần phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý.
Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với thay đổi này để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong thực tiễn.
2. Quy định về quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác:
Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác là một trong số những quyền của các chủ thể đối với bất động sản liền kề gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Theo Điều 253
“Điều 253. Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác
Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường.”
Theo đó, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì các chủ thể là người có quyền sử dụng đất canh tác sẽ có quyền yêu cầu những chủ thể là người sử dụng đất xung quanh phần đất canh tác của mình mở một lối dẫn nước thích hợp khi các chủ thể đó có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước hợp lý và theo đúng các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, việc hưởng quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác cũng cần phải đi kèm với nghĩa vụ cụ thể: Đó là các chủ thể được hưởng quyền cần phải kiểm soát ở mức thấp nhất thiệt hại cho những người sử dụng đất xung quanh mình. Nếu người được hưởng quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác gây ra những thiệt hại do vượt quá phạm vi hưởng quyền một cách có chủ ý thì bắt buộc phải bồi thường cho những người sử dụng đất xung quanh bị thiệt hại theo đúng các quy định mà pháp luật ban hành.
Quy định của pháp luật dân sự về quyền về lối dẫn tưới nước, tiêu nước trong canh tác cần lưu ý các vấn đề sau:
– Đất cần phải có mục đích sử dụng là đất nông nghiệp.
Hiện nay, đất đai tại Việt Nam được chia thành ba loại chính đó là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng theo quy định cụ thể tại Điều 10
Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản thì đất nông nghiệp là một nhóm đất bao gồm các loại đất được sử dụng vào những mục đích khác nhau, có thể là nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc làm muối. Pháp luật đất đai chưa đưa ra quy định cụ thể nào về đất canh tác để sử dụng trong phân loại đất, vì vậy đất trong trường hợp này phải thuộc một trong hai trường hợp như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Đất đã được đăng ký với mục đích sử dụng là đất nông nghiệp.
+ Trường hợp thứ hai: hoặc đất chưa được xác định mục đích sử dụng nhưng thực tế đang được dùng vào mục đích nông nghiệp trồng cấy.
– Các chủ thể là người có nhu cầu để xác lập quyền đối với bất động sản liền kề nói trên là người có quyền sử dụng đất chứ không phải người sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Người có quyền sử dụng đất có thể hiểu theo cách sau đây:
+ Các chủ thể là người sử dụng đất (đã đăng ký hoặc đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
+ Các chủ thể là người chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 (có những giấy tờ khác) và Điều 101 (không có giấy tờ gì nhưng thỏa mãn các điều kiện luật định) của Luật đất đai năm năm 2013.
+ Các chủ thể là người thuê đất của chủ sử dụng đất để sử dụng vào mục đích canh tác.
Quy định về quyền về tưới nước, tiêu nước cũng không tự nhiên được đặt ra mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải dựa trên nhu cầu của người có quyền sử dụng đất canh tác. Hiện nay, việc thiết lập lối dẫn nước thế nào là thích hợp, thuận tiện cho các chủ thể có quyền khác với đất. Cũng chính bởi vì thế, để thực hiện được quyền này thì trên thực tế các chủ thể có liên quan vẫn phải có những thỏa thuận cụ thể hơn về các vẩn đề như vị trí, chiều dài của lối dẫn, lượng nước đi qua lối dẫn, cách thức đặt lối dẫn, thời gian sử dụng để việc hưởng quyền của các chủ thể diễn ra thuận lợi và chủ của bất động sản hưởng quyền cũng không khó chịu, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời việc hưởng quyền cúng không làm cản trở việc sử dụng đất một cách bình thường của chủ bất động sản chịu hưởng quyền, hoặc để sự cản trở này ở mức thấp nhất.
Cũng cần lưu ý rằng, chủ sở hữu của của bất động sản chịu hưởng quyền có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu hợp lý của chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền, đồng thời cũng có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho họ theo đúng quy định pháp luật.
3. Thủ tục xác lập quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác trên bất động sản liền kề:
Theo Điều 73
– Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.
– Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.
Theo khoản 8 Điều 9
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo mẫu được quy định sẵn.
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan.
– Hợp đồng hoặc
– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.