Bất động sản liền kề là gì? Quyền về cấp, thoát nước đối với bất động sản liền kề?
Tài sản là động sản hay bất động sản thì đều được xác lập quyền sở hữu theo như quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành. Do đó, quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt đối với tài sản. Bên cạnh những quyền cơ bản trong quyền sở hữu tài sản này thì pháp luật có quy định một số quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề. Theo đó, quyền khác đối với tài sản, bất động sản liền kề được định nghĩa là: quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền đối với bất động sản liền kề bao gồm các quyền như: Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề; Quyền về tưới nước, tiêu nước trong canh tác; Quyền về lối đi qua, …. và các quyền khác được quy định trong Bộ luật này.
Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được các nội dung có trong các quyền này. Chính vì thế mà trong bài viết này Luật Dương Gia sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về một trong các quyền về bất động sản liền kề đó là quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề. Vậy quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định như thế nào? Hay tìm hiểu nội dung này cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Bất động sản liền kề là gì?
Theo cách hiểu thông thường, Bất động sản liền kề có thể được hiểu sơ khai nhất là bất động sản cùng loại, sát kề nhau. Giữa chúng tồn tại một ranh giới phân cách về địa lý và pháp lý đối với quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Do đó, ranh giới giữa các bất động sản liền kề có thể là mốc giới theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do các bên thỏa thuận hoặc xác định theo tập quán, theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trước mà không xảy ra tranh chấp. Trong số các quyền đối với tài sản,
Vậy quyền đối với bất động sản liền kề là gì? là câu hỏi được phần lớn người dân quan tâm. Chính vì vậy mà theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015, quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản (gọi là bất động sản chịu hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền). Do đó thì quyền này còn được xác định là có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân và được chuyển giao cho chủ thể khác khi bất động sản được chuyển giao, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Từ khái niệm về bất động sản liền kề đã được nêu ở trên thì có thể đưa ra các đặc điểm của quyền đối với bất động sản liền kề dựa trên quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thứ nhất, quyền này phải gắn liền với hai bất động sản, một bất động sản hưởng quyền và một bất động sản chịu hưởng quyền. Trong đó thì bất động sản hưởng quyền được biết đến là loại bất động sản có những hạn chế bất tiện cho chủ sở hữu trong việc sử dụng, vì thế mà cần đến sự “tạo điều kiện” của bất động sản chịu hưởng quyền.
Thứ hai, quyền đối với bất động sản liền kề theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được xác định là quyền gắn với bất động sản chứ không phải gắn với chủ sở hữu bất động sản.
Thứ ba, quyền đối với bất động sản liền kề dưới quy định của pháp luật này thì được xác định là không có giá trị kinh tế, quy định về quyền này không hướng đến việc khai thác giá trị của bất động sản được quy định cho mục đích hưởng lợi nhuận từ bất động sản lợi nhuận. Tất nhiên người này cũng sẽ có những lợi ích nhất định. Ví dụ: Một mảnh đất trồng cây nông nghiệp được hưởng quyền về lối đi qua bất động sản bên cạnh để có thể ra vào trong việc chăm sóc cây công nghiệp và thu hoạch các loại nông sản có trên mảnh đất đó, người nông dân thu được lợi nhuận từ những nông sản đã được tao ra nhưng đây là lợi ích gián tiếp chứ không phải lợi nhuận trực tiếp phát sinh từ việc họ được hưởng quyền từ lối đi qua đó.
Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề trước tiên pháp luật quy định là do các bên tự thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì việc thực hiền quyền này được thực hiện theo các nguyên tắc quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề.Các bên khi thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề thì phải bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền. bện cánh đó thì các bên không được dựa vào quyền đối với bất động sản liền kề để nhằm mục đích lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền. Không những thế mà người có bất động sản liền kề cũng không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.
Ngoài ra nếu có sự thay đổi về việc sử dụng, khai thác bất động sản chịu hưởng quyền dẫn đến thay đổi việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền thì chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải thông báo trước cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền trong một thời hạn hợp lý để cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền có thời gian chuẩn bị và đưa ra phương án giải quyết cho sự việc sảy ra này. Chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền phù hợp với sự thay đổi đó.
2. Quyền về cấp, thoát nước đối với bất động sản liền kề
Từ trước đến nay trong dời sống sinh hoạt của người rất thì nước được sử dụng rất nhiều và vấn đề cấp thoát nước là nhu cầu cần có theo địa thế tự nhiên của bất động sản liền kề. Trong số các quyền đối với tài sản, Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định chi tiết về quyền trong việc cấp, thoát nước đối với bất động sản liền kề. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định chi tiết tại Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 252. Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề
Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.
Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại”.
Như vậy, theo như vị trí tự nhiên của bất động sản nằm bao quanh bởi các bất động sản liền kề khác thì trong quá trình sinh hoạt có như cầu thoát nước mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì theo như quy định của pháp luật hiện hành như đã nêu ở trên thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, Điều đặc biết cần lưu ý là chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy đối với bất động sản liền kề. Bên cạnh đó để đảm bảo quyền lợi của chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì tại Bộ luật này cũng có quy định về việc lắp đặt đường dẫn nước, người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước cũng được Bộ luật này quy định tại các Điều 250 và Điều 251, do đó, đối với việc thoát nước mưa: Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải lắp đặt đường dẫn nước sao cho nước mưa từ mái nhà, công trình xây dựng của mình không được chảy xuống bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề. Theo như quy định tại Điều 251 thì việc thoát nước thải là việc mà chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.
Cũng dựa theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 256, quyền đối với bất động sản liền kề chấm dứt khi: Bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền thuộc quyền sở hữu của một người. Việc sử dụng, khai thác bất động sản không còn làm phát sinh nhu cầu hưởng quyền. Theo thỏa thuận của các bên và các trường hợp khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Như vậy, trên cơ sở quy định tại Bộ luật Dăn sự năm 2015 thì ngoài cái quyền sở hữu đất cơ bản như quyền sử dụng, định đoạt và quyền chiếm hữu thì tại Bộ luật này cũng có quy định về quyền của các bên đối với bất động sản liền kề. Để đảm bảo được việc người dân sinh sông trên các mảnh đất cạnh nhau thì có quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sở hữu đất. Bộ này này giúp phần nào giải quyết được các vướng mắc trong việc các bên chủ sở hữu đối với bất động sản liền kệ không thể thỏa thuận được trong việc cấp thoạt nước sang bất động sản liền kề.