Y tế là một trong những lĩnh vực đặc biệt quan trọng, được Nhà nước đảy mạnh đầu tư. Các cơ sở khám chữa bệnh được xây dựng ngày càng nhiều. Vậy quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?
Mục lục bài viết
1. Một số quy định chung của pháp luật về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
1.1.Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Hiện nay, các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại nước ta bao gồm: Bệnh viện; Cơ sở giám định y khoa; Phòng khám đa khoa; Phòng khám chuyên khoa, bác sỹ gia đình; Phòng chẩn trị y học cổ truyền; Nhà hộ sinh; Cơ sở chẩn đoán; Cơ sở dịch vụ y tế; Trạm y tế cấp xã và tương đương; Các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khác.
Có thể thấy, tại Việt Nam, các hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là vô cùng phong phú và đa dạng. Điều này xuất phát từ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, cũng như các chính sách bảo đảm quyền công dân của Nhà nước.
Sự đa dạng của các cơ sở khám chữa bệnh giúp người bệnh được bảo đảm thực hiện khám chữa nhanh chóng và toàn diện nhất khi có nhu cầu. Có như vậy, chất lượng cuộc sống của người dân mới được đảm bảo.
1.2. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
– Theo quy định tại Điều 49 Luật khám chữa bệnh 2023, để được hoạt động, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Điều kiện 1: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
+ Điều kiện 2: Muốn được hoạt động, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.
– Điều 43 Luật khám chữa bệnh 2009 quy định về điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây: Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành; có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn; người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.
+ Ngoài các điều kiện quy định nêu trên, người đứng đầu cơ sở phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề trong trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình.
+ Ngoài ra, đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động theo quy định của luật.
Trên đây là các nội dung chính liên quan đến quy định chung của pháp luật về các cơ sở khám chữa bệnh. Các quy định này được xem là cơ sở để hình thành và vận hành các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh một cách trơn tru và toàn diện, đạt hiệu quả cao nhất.
2. Quyền và trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
2.1. Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Điều 59 Luật khám chữa bệnh 2023 như sau:
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật này; Khi đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe để lao động, học tập, làm việc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả khám sức khỏe của mình.
– Nếu trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh mà tiên lượng bệnh vượt quá khả năng hoặc trái phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động nhưng phải giới thiệu người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác để giải quyết, các cơ sở khám chữa bệnh được từ chối khám bệnh, chữa bệnh. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị cho người bệnh cho đến khi người bệnh được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thu các khoản chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
– Một trong những quyền khác của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là được hưởng chế độ ưu đãi khi thực hiện các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
2.2. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
Theo quy định tại Điều 60 Luật khám chữa bệnh 2023, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có các trách nhiệm cụ thể sau đây:
– Các cơ sở khám chữa bệnh phải có trách nhiệm tổ chức việc cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh kịp thời cho người bệnh.
– Cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo thực hiện quy định về chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Thời gian làm việc phải được công khai, niêm yết giá dịch vụ và thu theo đúng giá đã niêm yết.
– Trong trường hợp thay đổi người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người hành nghề là người nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, cơ sở khám chữa bệnh phải báo cáo cơ quan cấp giấy phép hoạt động.
– Bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bệnh, người hành nghề được quy định tại Luật này là một trong những nhiệm vụ mà cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo thực hiện.
– Các cơ sở khám chữa bệnh phải bảo đảm các điều kiện cần thiết để người hành nghề thực hiện khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi hoạt động chuyên môn được phép.
– Cơ sở khám chữa bệnh phải chấp hành quyết định huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm.
– Các sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm chuyển người bệnh, hồ sơ bệnh án đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp và quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh với người bệnh trong trường hợp dừng hoạt động.
Như vậy, trong quá trình hoạt động của mình, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được hưởng các quyền và phải thực hiện các trách nhiệm nêu trên. Quyền đi đôi với trách nhiệm, nhằm giúp các cơ sở khám chữa bệnh ý thức được giá trị cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe cho bệnh nhân.
3. Trách nhiệm quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh:
Theo quy định của Luật khám chữa bệnh 2023, trong công tác quản lý về khám chữa bệnh, Nhà nước có trách nhiệm sau đây:
– Về công tác quản lý, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh
– Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Bộ y tế có quyền xây dựng và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
+ Bộ y tế có trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn, tuyên truyền và tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; chiến lược phát triển, quy hoạch hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; quản lý thống nhất việc cấp, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề và giấy phép hoạt động;
+ Bộ y tế thực hiện chủ trì hoạt động xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh;
+ Tổ chức đào tạo, đào tạo liên tục, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực; hướng dẫn việc luân phiên người hành nghề; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong khám bệnh, chữa bệnh là một trong những quyền hạn, nhiệm vụ khác mà Bộ y tế phải đảm bảo thực hiện.
+ Bộ y tế thực hiện hợp tác quốc tế về khám bệnh, chữa bệnh; thừa nhận chứng chỉ hành nghề giữa các nước; hướng dẫn khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo; hợp tác chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật và phương pháp chữa bệnh mới.
– Bộ Quốc phòng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này và phù hợp với điều kiện thực tế của quân đội.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi địa phương trong phạm vi quyền hạn của mình.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật khám chữa bệnh 2023.