Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định? Vai trò của giáo dục?
Giáo dục là quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng, giá trị và niềm tin được dạy trong trường học hoặc qua các phương thức khác. Nó bao gồm các hoạt động được thực hiện bên ngoài trường học chính thức, bao gồm cả học tập tự định hướng.Nó cũng bao gồm quá trình phát triển các kỹ năng áp dụng kiến thức của một người thông qua các hoạt động khác nhau. Giáo dục là một trong những vấn đề được mỗi quốc gia quan tâm và đưa ra những quy định cụ thể. Vậy Nước ta quy định pháp luật liên quan đến giáo dục cụ thể như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
1. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân được quy định
Quyền và Nghĩa vụ học tập của công dân được quy định tại điều 39
Như vậy có thể thấy sự khẳng định quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân trong
Ngoài ra tại Điều 13
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.
3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
Căn cứ theo điều luật ta thấy, Luật giáo dục 2019 đã cụ thể hoá quy định tại điều 39 của Hiến pháp 2013. Quyền được học tập tập của mọi công dân là bình đẳng với nhau không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế. Cơ hội học tập dành cho mọi người được nhà nước tạo điều kiện như nhau và cố gắng đưa ra các chính sách phù hợp và ưu tiên để tạo môi trường học tập cho những người yếu thế như người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hộ nghèo và hộ cận nghèo. Ngoài nhà nước luôn tìm kiếm cách biện pháp để bình đẳng trong giáo dục giữa các vùng, khu vực có điều kiện kinh tế, giáo dục khác nhau để mọi công dân có thể hưởng được quyền giáo dục của mình cũng như có thể phát huy tiềm năng, tài năng, năng lực và rèn luyện bản thân của công dân.
Tại điều 14 Luật giáo dục 2019 đã quy định cụ thể nghĩa vụ của mỗi công dân trong giáo dục như sau : “Mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc.”
Từ điều Luật trên ta thấy công dân trong độ tuổi quy định từ 06 đến 14 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ giáo dục bắt buộc hoàn thành bậc giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việc giáo dục bắt buộc đối với những công dân trong độ tuổi trên là để củng cố kiến thức căn bản, kỹ năng cần thiết phục cho đời sống hàng ngày và công việc cần có của mỗi một công dân. Ngoài ra việc thực hiện giáo dục bắt buộc là để nâng cao chất lượng giáo dục và giảm thiểu các vấn đề học sinh ngừng đi học vì hoàn cảnh kinh tế và gia đình, cân bằng giáo dục giữa nông thôn và đô thị. Để thực hiện giáo dục bắt buộc gia đình người giám hộ tạo điều kiện thuận lợi để cho công dân đến trường trong độ tuổi quy định, ngoài ra nhà nước cũng xem xét các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ và khuyến khích việc giáo dục bắt buộc đối với công dân trong độ tuổi quy định.
Như vậy từ những điều luật trên có thể thấy trong công tác giáo dục, Nhà nước luôn chú trọng đến vấn đề này và đưa ra rất nhiều văn bản pháp luật quy định một cách cụ thể các biện pháp cũng như cách thức, tổ chức hoạt động liên quan đến giáo dục, tập trung quan tâm đến đối tượng giáo dục bắt buộc trong độ tuổi quy định và tạo điều kiện để công dân được hưởng quyền giáo dục theo quy định.
2. Vai trò của giáo dục
Theo lịch sử hình thành và phát triển xã hội loài người, công cuộc giáo dục và phát triển nhân tài được quan tâm, là một vấn đề trọng điểm phát triển của mỗi quốc gia. Con người là nhân tố phát triển, sức mạnh, tiềm lực của cả đất nước nên vấn đề giáo dục, mài dũa mỗi công dân của đất nước mình sẽ mang lại những lợi ích, tiềm lực cho chính quốc gia ấy. Có thể thấy rõ ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển bình quân thu nhập đầu người cao hơn những quốc gia có nền giáo dục ít phát triển. Từ đó cho thấy việc giáo dục rất quan trọng trong phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật ở mỗi quốc gia.
Giáo dục là có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, việc tiếp thu kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm và học tập sáng tạo, làm nên sự tiến bộ và văn minh hơn trong xã hội con người ngày nay. Việc giáo dục một con người những kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho công việc của người đó sẽ tạo ra năng xuất lao động cao hơn. Con người nhận thức được những tiềm năng khác nhau trong đời sống. Giúp cho một người hoà nhập vào đời sống xã hội, làm việc với cộng đồng một cách dễ dàng nhanh chóng hơn. Giáo dục cũng là công cụ để thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ sau các tư tưởng và tiến bộ khoa học công nghệ. Giáo dục đào tạo thực hiện mục đích “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” hình thành đội ngũ có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ năng động sáng tạo, có đạo đức cách mạng, tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội.
Ngoài ra giáo dục rất cần thiết để mỗi con người làm chủ được cuộc sống của bản thân, thông qua việc giáo dục mỗi người sẽ tìm đến cho mình nhiều con đường phát triển và rèn luyện được cho bản thân các kỹ năng cần thiết cho công việc và hoàn thiện bản thân như:
– Thu nhập cao: Thông qua việc học tập rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm chuyên môn mỗi cá nhân có thể giải quyết những vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và tìm được những công việc phù hợp với bản thân với mức thù lao lý tưởng để có một cuộc sống thoải mái hơn.
– Sự tự tin: Người có giáo dục cao thường nhận thức và đánh giá được năng lực, kinh nghiệm và khả năng của mình trong vấn đề và từ đó họ tự tin đối mặt đến các vấn đề của mình, thể hiện cá tính, quan điểm của bản thân dễ dàng hơn so với những người không được giáo dục.
– Sự tự lập: Giáo dục mang đến cho con người những kiến thức, kỹ năng căn bản cho cuộc sống hiện tại và thông qua đó con người có thể tự quyết định, hành động và tiềm kiếm cơ hội cho bản thân trong xã hội, thực hiện các kế hoạch tài chính thông minh và qua đó tự lập được cuộc sống bản thân và gia đình.
– Rèn luyện các thói quen: Thông qua giáo dục mỗi con người có thể nhận biết được các thói xấu chưa được hình thành để tránh và sửa những thói quen xấu đã hình thành, qua đó rèn luyện được thái độ tư duy. Khả năng nhận biết được các tệ nạn xã hội, làm chủ được bản thân. Những người không được giáo dục thường dễ bị lừa gạt hơn.
– Thực hiện ước mơ: Giáo dục cung cấp cho ta một nền tảng kiến thức cơ bản, kinh nghiệm và tri thức cần thiết để thực hiện được nhưng ước muốn, ý tưởng của bản thân. Việc nhận được kiến thức, kinh nghiệm từ người đi trước sẽ giúp mọi người thực hiện được những ước muốn, ý tưởng của bản thân dễ dàng và thuận lợi hơn.
– Tăng trưởng kinh tế: Dễ dàng nhận thấy các cường quốc kinh tế trên thế giới đều có những nền giáo dục rất tân tiến và ưu việt, Việc sử dụng giáo dục để nâng cao năng lực của mỗi một cá nhân giúp thúc đẩy nền kinh tế quốc gia đó. Các hoạt động khoa học – kỹ thuật cần có nguồn nhân lực chất lượng cao nên việc giáo dục là để tạo nên những nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cần thiết để phát triển kinh tế của quốc gia đó.
Như vậy có thể thấy giáo dục là một phần không thể thiếu trong sự phát triển văn minh xã hội loài người hiện đại. Giáo dục đóng vai trò quan trọng và không thể thay thế được trong việc tạo ra một sự hưng thịnh của một quốc gia và cuộc sống thoải mái, hiện đại của mỗi cá nhân trong đời sống hiện đại. Nền kinh tế tri thức phát triển ngày càng nhanh chóng và đòi hỏi mỗi cá nhân nhân trong xã hội này phải học tập và rèn luyện nhiều hơn để phát triển hoàn thiện bản thân. Nói cách khác giáo dục chính là nhân tố then chốt đóng góp vào sự phát triển bền vững xã hội.