Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng? Xin giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng như thế nào?
Nguồn giống là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng. Vậy khi các cá nhân hay tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giống cây trồng pháp luật quy định như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng ra sao? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết câu trả lời ngay nhé.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động về giống cây trồng:
Căn cứ theo quy định tại điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng Luật trồng trọt 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng có quyền sau đây:
a) Được cung cấp đầy đủ thông tin về giống cây trồng và hướng dẫn sử dụng giống cây trồng;
b) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân được cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng giống cây trồng có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ quy trình sản xuất do tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký cấp quyết định công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành giống cây trồng công bố;
b) Khi xảy ra sự cố hoặc phát hiện hậu quả xấu do giống cây trồng gây ra phải kịp thời
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.
Tổ chức, cá nhân nêu trên bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có trụ sở, địa chỉ thường trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại nước có ký kết với Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng.
Bên cạnh đó sử dụng giống cây trồng cũng phải thực hiện các nghĩa vụ như trên để phát triển được giống cây trồng tốt nhất đem lại năng xuất và hiệu quả cao trong khi sử dụng.
Bên cạnh đó thì nếu xét về cơ chế chính sách đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống, nhà lưới, nhà giâm hom, vườn giống gốc cây ăn quả, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở sản xuất giống nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm giống, hỗ trợ phục tráng, bảo tồn nguồn giống cây lương thực, cây mía, bình tuyển, công nhận cây đầu dòng đối với cây ăn quả có múi. Về quản lý, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn tới các tổ chức, cá nhân tuân thủ các quy định hiện hành trong hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, quy hoạch các vùng sản xuất giống cây lương thực, cây mía, cây ăn quả có múi đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân. Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra thì ngày 25 tháng 3 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị định 27/2021/NĐCP về việc quản lý giống cây trồng lâm nghiệp; Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2021 và Theo quy định tại khoản 3, Điều 21 Nghị định 27/2021/NĐ-CP: “Trước khi sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi
2. Xin giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng như thế nào?
Giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp sẽ đảm bảo được giống cây trồng lâm nghiệp đạt chất lượng tốt, có thể cho năng suất cao. Tạo sự tin tưởng cho người mua để sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống người nông dân đồng thời nâng cao sự cạnh tranh và lợi nhuận của doanh nghiệp trên thị trường.
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý
Thời gian tiếp nhận: Tất cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ và ngày lễ)
Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo mẫu; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi cục lâm nghiệp
Hồ sơ.
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Thông báo thu hoạch vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp trước khi thu hoạch vật liệu giống phần 01 (có mẫu): 01 bản chính;
– Chứng chỉ công nhận nguồn giống:01 bản sao;
– Sổ nhật ký quá trình thu hoạch giống: 01 bản chính;
– Kết quả thu hoạch giống và xin cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp sau khi hoàn thành thu hoạch vật liệu giống (phần 02): 01 bản chính..
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ bản chính.
Thời hạn giải quyết:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ thủ tục hồ sơ hợp lệ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, thành phố
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có):
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT
d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Hội đồng thẩm định công nhận nguồn giống, Chủ nguồn giống
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
Phí, lệ phí: Có
Phí Cấp giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống cây trồng lâm nghiệp: 500.000 đồng/Lô giống.
Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính: Chứng chỉ
Yêu cầu hoặc điều kiện để được cấp thủ tục hành chính:
+ Tổ chức, cá nhân có đăng ký sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp
+ Chủ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp phải lưu giữ các văn bản, chứng từ liên quan, lập sổ theo dõi cập nhật để chứng minh được mọi loại vật liệu giống đưa vào sản xuất kinh doanh và lưu thông đều có mã số nguồn giống rõ ràng, chính xác với số lượng và năm sản xuất;
+ Mọi loại vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính lưu giữ trong kho hoặc trong quá trình lưu thông, vận chuyển phải được gắn nhãn với các thông tin sau đây: Tên và địa chỉ của chủ nguồn giống cây trồng lâm nghiệp; Tên khoa học, tên Việt Nam và tên địa phương (nếu có) của vật liệu giống; Số lượng kèm mã số nguồn giống của từng lô hạt giống, từng dòng vô tính; Năm sản xuất;
+ Trong quá trình thu hoạch giống, chủ nguồn giống phải lập sổ cập nhật các số liệu sau:
+ Đối với hạt giống:
+ Khối lượng hạt thu hoạch được theo từng đợt tại hiện trường nguồn giống.
+ Khối lượng hạt nhập kho sau khi đã phơi sấy và tinh chế.
+ Đối với giống vô tính:
+ Số hom hoặc số bình cấy (mô) của từng dòng đưa vào nhân giống.
+ Số cây giống vô tính đã nhân thành công của từng dòng đang được nuôi dưỡng.
+ Khi xuất bán các loại vật liệu giống, chủ nguồn giống có trách nhiệm:
+ Lập
+ Bản sao chứng nhận nguồn gốc của lô giống của lô giống bán cho khách hàng;
+ Ghi chép cập nhật vào sổ theo dõi. Bản lưu