Khái quát về thương nhân thực hiện khuyến mại? Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại? Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại?
Khuyến mại là một trong các hoạt động xúc tiến thương mại được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến để thực đẩy hoạt động bán hàng, cung ứng dịch vụ của mình trên thị trường. Hoạt động khuyến mại là hoạt động đặc biệt chịu sự điều chỉnh của pháp
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Nghị định 81/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại
1. Khái quát về thương nhân thực hiện khuyến mại?
Theo giải thích tại Khoản 1, Điều 88 Luật Thương mại: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.” Có thể nói, khuyến mại là hoạt động nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với hàng hóa, dịch vụ của mình trên thị trường bằng cách tặng thêm cho khách hàng ngoài các lợi ích mà bản thân hàng hóa, dịch vụ mang lại.
Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân (thương nhận thực hiện khuyến mại). Thương nhân bao gồm ” tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.” (Khoản 1, Điều 6, Luật Thương mại).
Để tạo nhiều cơ hội thương mại, pháp luật cho phép thương nhân có thể tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc sử dụng dịch khuyến mại do thương nhân khác cung cấp trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại. Cụ thể, tại Khoản 2, Điều 88 Luật Thương mại nêu rõ:
Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh. Thương nhân này khá phổ biến bởi họ dễ dàng nắm bắt được sản phẩm, dịch mà mình kinh doanh, từ đó đưa ra các hình thức khuyến mại phù hợp. Chủ thể ở đây còn được mở rộng bao gồm cả thương nhân thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật) (Điểm a, Khoản 1, Điều 2, Nghị định 81/2018/NĐ-CP).
– Thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó. Quan hệ giữa thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại và thương nhân khác được thiết lập trên cơ sở hợp đồng và phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
2. Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại?
Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại là điều mà pháp luật ghi nhận và cho phép thương nhân xử sự khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Quyền của thương nhân thực hiện khuyến mại được quy định tại Điều 95 Luật Thương mại, bao gồm 4 quyền cơ bản:
Thứ nhất, quyền được lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
Việc được tự do lựa chọn các nội dung về khuyến mại tạo cho thương nhân được chủ động sáng tạo trong giới hạn luật định, đưa ra các phương án phù hợp với hoạt động kinh doanh, chiến lược kinh doanh, dễ dàng tiếp cận khách hàng và thu hút sự quan tâm.
Pháp luật quy định cụ thể các hình thức khuyến mại (ví dụ: Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền; Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền;….), ngoài ra, thương nhân có thể lựa chọn các hình thức khác nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Đối với thời gian, địa điểm khuyến mại thì các doanh nghiệp thường lựa chọn phụ thuộc vào đối tượng khách hàng mà họ muốn tiếp cận, giả sử, đối với mặt hàng phụ vụ cho học sinh, thì thông thường, thời gian thực hiện khuyến mãi sẽ diễn ra sau thời gian tan học và địa điểm là tại các trường học. Một ví dụ về hoạt động khuyến mại điển hình đó là giảm giá mua máy tính vào thời điểm nhập học của các tân sinh viên.
Việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ khuyến mại cũng được tự do lựa chọn nhưng phải đảm bảo đúng nguyên tắc ” hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp” , tức là được phép tự do lưu thông.
Thứ hai, quyền được quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng phù hợp với hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại mà thương nhân được thực hiện trong hoạt động khuyến mại.
Nội dung về hạn mức tối đa, mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại được Chính Phủ quy định tại Nghị định 81/2018/NĐ-CP. Thực tế, mặc dù là quyền, những việc quy định các lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng của thương nhân thực hiện khuyến mại cũng mang tính nghĩa vụ tương đối, việc quy định cụ thể giúp minh bạch, rõ ràng, đảm bảo được quyền lợi cho người tiêu dùng, cũng là đảm bảo cho chính thương nhân thực hiện khuyến mại, “tính nghĩa vụ” thể hiện ở việc phải phù hợp với hạn mức tối đa đã được Chính phủ quy định.
Thứ ba, quyền được thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình.
Đây là quyền dựa trên việc tự do giao kết hợp đồng trong thương mại. Thông thường, nếu thương nhân không thể tự mình thực hiện hoạt động khuyến mại, do không có kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng, thì họ hoàn toàn có quyền thuê thương nhận kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại để đạt được hiệu quả tối ưu nhất.
Thứ tư, quyền được tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại Điều 92 của Luật Thương mại.
Nếu như ở quyền đầu tiên cho phép thương nhân được quyền lựa chọn, thì ở quyền này, pháp luật cho phép thương nhân được tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại. Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân mang lại lợi ích nhất định cho khách hàng của mình. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa), hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Mỗi hình thức khuyến mại sẽ có các nội dung, cách thức tổ chức khác nhau và yêu cầu đặt ra đối với mỗi hình thức là khác nhau, buộc thương nhân phải đánh giá được tình hình thực tế và điều kiện kinh doanh để đưa ra các phương thức khuyến mại phù hợp và hiệu quả nhất.
3. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại?
Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại là điều được pháp luật ghi nhận và thương nhân buộc phải xử sự khi thực hiện hoạt động khuyến mại. Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện khuyến mại được quy định tại Điều 96, Luật Thương mại, Điều 16, Nghị định 81/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Thứ nhất, thực hiện đầy đủ các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại.
Cũng giống như các hoạt động xúc tiến thương mại khác, khuyến mại có sự ràng buộc và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mà để quản lý hiệu quả thì bắt buộc, hoạt động khuyến mại trước khi được thực hiện phải trải qua các trình tự, thủ tục nhất định, trong đó quan trọng nhất là thủ tục
Thứ hai,
Các thông tin được thông báo khá đa dạng, ví dụ: tên của hoạt động khuyến mại, giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ khuyến mại và các chi phí có liên quan để giao hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại cho khách hàng; thời gian khuyến mại, ngày bắt đầu, ngày kết thúc và địa bàn hoạt động khuyến mại,….(Điều 97, Luật Thương mại). Việc thông báo công khai các nội dung thống tin tới khách hàng nhằm giúp khách hàng tiếp cận được đối với sự kiện, nhanh chóng biết và hiểu rõ nội dung, giúp họ chủ động tham gia hoạt động khuyến mại nếu có nhu cầu. Có thể nói đây là nghĩa vụ khá đơn giản, bởi nếu không xem đây là nghĩa vụ thì việc một thương nhân muốn để khách hàng mình biết đến hàng hóa, dịch vụ của mình và đã thực hiện khuyến mại thì chả ai muốn làm trong “sự im lặng”.
Thứ ba, thực hiện đúng chương trình khuyến mại đã thông báo và các cam kết với khách hàng.
Nghĩa vụ này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện trách nhiệm của thương nhân thực hiện khuyến mại trước khách hàng của mình, việc không thực hiện đúng chương trình khuyến mại vừa làm mất uy tín của thương nhân, vừa gây ra những phản ứng gay gắt của khách hàng, gây mất trật tự và ảnh hưởng tới lợi ích nhà nước trong một số trường hợp.
Thứ tư, đối với một số hình thức khuyến mại: “Bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính may rủi mà việc tham gia chương trình gắn liền với việc mua hàng hóa, dịch vụ và việc trúng thưởng dựa trên sự may mắn của người tham gia theo thể lệ và giải thưởng đã công bố” thương nhân phải trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng.
Thông thường, các giải thưởng theo hình thức khuyến mại này thường có giá trị rất lớn và việc dựa vào tính may rủi và sự may mắn của người tham gia đối khi khiến cho hình thức khuyến mại này như một “ván đặt cược”. Thương nhân trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước cũng gần như là một phương thức “đóng thuế”.
Thứ năm, tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại nếu thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại.
Khi kí kết hợp đồng dịch vụ khuyến mại, các bên sẽ có các thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, theo đó, các bên sẽ phải tự mình, chủ động thực hiện các nghĩa vụ để bảo đảm quyền cho bên còn lại. Thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại không chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ nêu trên mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ được ghi nhận theo thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ. Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng đối với các hoạt động thuộc phạm vi hợp đồng dịch vụ khuyến mại.
Đối với thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trực tiếp thực hiện khuyến mại hoặc thực hiện khuyến mại thông qua các thương nhân phân phối (bán buôn, bán lẻ, đại lý, nhượng quyền thương mại và các thương nhân phân phối khác theo quy định của pháp luật), bên cạnh các nghĩa vụ chung nêu trên, còn phải đảm bảo các nghĩa vụ như chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về chương trình khuyến mại; cung cấp cho khách hàng, các thương nhân phân phối và các bên liên quan đầy đủ, chính xác và rõ ràng các nội dung thông tin phải thông báo công khai. (Khoản 1, Điều 16, Nghị định 81/2018/NĐ-CP).