quy định về lựa chọn nhà thầu tư vấn? Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án?
Hiện nay, việc xây dựng các cơ sở hạ tầng hay các khu dân cư ở Việt Nam được thực hiện rất nhiều thông qua việc đấu thầu các công trình này. Đặc biệt là các công chính xây dựng lớn như trường học, chung cư, các khu du lịch … thì sẽ cần đến việc tư vấn lập dự án, quản lý dự án ngày một nhiều, nhưng về mức độ phổ biến thông tin của tổ chức này đến người dân thì chưa được nhiều theo xu hướng ngày một phát triển của xã hội. Chính vì vấn đề ứng dụng việc nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án đấu thầu là rất nhiều và được sử dụng rộng rãi nên pháp luật cũng đã quy định kèm theo đó là quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án.
Vậy pháp luật hiện hành đã quy định về nội dung quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ gửi tới quý bạn đọc nội dung này như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Xậy dựng năm 2014
– Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Quy định về nhà thầu tư vấn
Trên cơ sở quy định của pháp luật Đấu thầu thì vấn đề hay hoạt động
Tùy theo từng tính chất và mức độ phức tạp của các gói thầu khác nhau mà thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan. Các cá nhân khi tham gia tổ chuyên gia ứng các điều kiện về chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu, đồng thời thì các nhà thầu tư vấn cần phải thực sự có sự hiểu biết sâu rộng về các các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu. Điều kiện cuối cùng là về thời gian công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu ít nhất phải là 3 năm.
Bên cạnh đó thì pháp luật hiện hành cũng đưa ra các quy định về một số hoạt động mà pháp luật quy định về dịch vụ tư vấn được thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 4
Thứ nhất, Nhà thầu tư vấn cần phải thực hiện việc lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
Thứ hai, Nhà thầu tư vấn cần phải thực hiện việc đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; Thẩm tra, thẩm định; Giám sát dự án; Quản lý dự án; Thu xếp tài chính; Kiểm toán; Đào tạo và chuyển giao công nghệ. Cuối cùng thì nhà thầu tư vấn thực hiện các dịch vụ tư vấn khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án
Trước khi đi vào tìm hiểu về quyền hạn và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có nội dung như thế nào, cần tìm hiểu, nhà thầu tư vấn là gì? chính vì thế, ngoài việc hiểu một cách đơn giản về nhà thầu tư vấn của hoạt động đấu thầu này thì dựa theo quy định tại Điều 38 Luật Đấu thầu năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng như sau:
“Điều 38. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
1. Nhà thầu tư vấn có các quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng tư vấn thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng quy định tại Nghị định quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và các pháp luật khác có liên quan.
2. Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao.
3. Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ công việc tư vấn do mình thực hiện; cung cấp thông tin dữ liệu quản lý chi phí của dự án khi cơ quan quản lý nhà nước và chủ đầu tư yêu cầu.
4. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật.
5. Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư.
6. Bồi thường thiệt hại do không tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư”
Trên cơ sở quy định của Luật Đầu tư năm 2013 hiện hành đã có quy định về nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án. Theo như cơ cấu tổ chức và hoạt động của quá trình hoạt động đấu thầu thì nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án được xác định là cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tư vấn lập và quản lý dự án. Trong đó, hoạt động đấu thầu thì nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án ở đây theo như quy định của pháp luật này thì thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
2.1. Quyền của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án
Trên cơ ở quy định của pháp luật hiện hành về nhà thầu tư vấn thực hiện công việc về quản lý chi phí đầu tư xây dựng hay còn được gọi là nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án với vai trò quan trọng của hoạt động đấu thầu. Chính bởi vì giữ một vai trò quan trong trong hoạt động đấu thầu cho nên nhà thầu tư vấn được Luật Đấu thầu năm 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động tư vấn lập dự án và quản lý dự án tại Điều 38 Luật này như sau:
“a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của mình theo quy định của pháp luật;
c) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
d) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan”.
Từ quy định pháp luật trên đây, có thể thấy rằng pháp luật này đã quy định về quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án của hoạt động hay dự án đấu thầu rất chi tiết và cụ thể, đã nêu rõ được quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án trong từng công việc cụ thể như: liên quan đến việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ tư vấn được giao của các chủ đầu tư cần cung cấp cho nhà thầu tư vấn.
Không những thế mà pháp luật này còn đưa ra các quy định về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm tư vấn của nhà thầu tư vấn và đây là một quyền cơ bản của nhà thầu tư vấn trong sở hữu trí tuệ. Trong quá trình tham gia hoạt động tư vấn của các nhà thầu tư vấn thì cũng như trong các hoạt động làm việc khác của các đối tượng khác thì nhà thầu tư vấn có quyền được từ chối các công việc gây ảnh hưởng hoặc liên quan đến các vấn đề trái pháp luật.
2.2. Nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án, quản lý dự án
Trên cơ ở quy định của pháp luật hiện hành về nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự á với vai trò quan trọng của các hoạt động đấu thầu của những dự án thầu theo như quy định của pháp luật Đấu thầu đó. Chính bởi vì giữ một vai trò quan trong hoạt động đấu thầu về tư vấn dự án, quản lý dự án cho nên nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự á được Luật Đấu thầu năm 2013 quy định nghĩa vụ của mình trong quá trình hoạt động nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án tại Điều 38 như sau:
“a) Thực hiện nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng đã được ký kết phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết;
c) Bồi thường thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp và vi phạm hợp đồng làm thiệt hại cho chủ đầu tư;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan”.
Như vậy, có thể thấy rằng khi nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án của hoạt động tư vấn lập dự án và quản lý khi tham gia vào hoạt động tư vấn và hoạt động quản lý của quá trình đấu thầu thì cần phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện về quyền và nghĩa vụ của mình khi được pháp luật hiện hành quy định về liên quan đến việc nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án của dự án đấu thầu thì nhà thầu tư vấn lập dự án và quản lý dự án không thể nào không có trách nhiệm về quyền và nghĩa vụ của mình như việc chịu trách nhiệm về chất lượng công việc theo hợp đồng đã được ký kết hay việc pháp luật Đầu tư quy định về vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng hay các thiệt hại khi sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, giải pháp kỹ thuật, tổ chức quản lý không phù hợp trong quá trình này. Ngoài ra còn được quy định về các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.