Người tổ chức đấu giá hàng hóa là gì? Quyền của người tổ chức đấu giá hàng hóa? Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa?
Đấu giá hàng hóa là một hoạt động thương mại ngày càng phát triển không ngừng cả về loại hình và phương thức thực hiện tại Việt Nam. Ở đó, người bán hàng không còn tự mình thực hiện hoạt động đấu giá mà có xu hướng cần đến sự hỗ trợ của thương nhân tổ chức đấu giá tài sản, từ đó, thương nhân tổ chức đấu giá tài sản dần trở thành chủ thể quan trọng không thể thiếu khi tìm hiểu quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ tập trung phân tích một nội dung cực kỳ quan trong, chi phối mọi hoạt động của người tổ chức đấu giá tài sản đó là: Quyền và nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Người tổ chức đấu giá hàng hóa là gì?
Dưới góc độ pháp lý, đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất. (Khoản 1, Điều 185 Luật Thương mại). Trong chính định nghĩa về đấu giá hàng hóa cũng đã đồng thời nhắc đến 3 chủ thể trong hoạt động đấu giá hàng hóa bao gồm: người bán hàng hóa, người tổ chức đấu giá hàng hóa và người mua hàng hóa.
Người tổ chức đấu giá ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao hàm cả người bán hàng hóa. Điều này được chứng minh tại Khoản 1, Điều 186 Luật Thương mại, cụ thể: Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá.
Nói sâu hơn về thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh (Điều 6, Luật Thương mại). Phạm vi này rộng hơn quy định về doanh nghiệp đấu giá tài sản trong Luật Đấu giá tài sản năm 2016: Doanh nghiệp đấu giá tài sản được thành lập, tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh. Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản là: chủ doanh nghiệp là đấu giá viên; công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên; có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản. (Khoản 3, Điều 23).
Khi tìm hiểu về đấu giá hàng hóa nói chung và người tổ chức đấu giá hàng hóa nói riêng thì việc kết hợp giữa Luật Thương mại và Luật Đấu giá tài sản là điều cần thiết.
2. Quyền của người tổ chức đấu giá hàng hóa?
Quyền của người tổ chức đấu giá hàng hóa là cách thức xử sự được xây dựng dựa trên cơ sở thỏa thuận hoặc luật định cho phép người tổ chức đấu giá hàng hóa thực hiện một số hoạt động nhất định. Điều 189 Luật Thương mại quy định rằng: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người tổ chức đấu giá có các quyền sau đây:…” Như vậy, pháp luật vẫn luôn ưu tiên các bên tự do ý chí trong việc thiết lập hợp đồng thuê dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa, điều này cũng một phần thể hiện, quyền mà pháp luật quy định hơi thiên về người tổ chức đấu giá hàng hóa là thương nhân có kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa.
Các quyền luật định như sau:
Thứ nhất, yêu cầu người bán hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hóa đấu giá, tạo điều kiện cho người tổ chức đấu giá hoặc người tham gia đấu giá kiểm tra hàng hóa đấu giá và giao hàng hóa được bán đấu giá cho người mua hàng trong trường hợp người tổ chức đấu giá không phải là người bán hàng đấu giá.
Người bán hàng là người nắm rõ nhất các thông tin liên quan đến hàng hóa đấu giá, từ số lượng, chất lượng, chủng loại, xuất xứ, vì vậy việc người tổ chức đấu giá tài sản yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin là điều hoàn toàn cần thiết để đảm bảo cho hoạt động đấu giá có thể diễn ra. Không chỉ là việc cung cấp thông tin thông thường mà phải đáp ứng nguyên tắc “đầy đủ, chính xác, kịp thời”, nguyên tắc này sẽ do người tổ chức đấu giá xác định và thông thường quyền này được bảo đảm trên thực tế.
Bên cạnh quyền yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin, người tổ chức đấu giá tài sản còn có quyền được giao hàng hóa cho người mua hàng hóa (kể cả họ không phải là người bán hàng hóa), bởi lúc này, người tổ chức đấu giá hàng hóa đang “nhân danh” hoạt động “bán hàng” của người bán hàng, do đó để tránh các thủ tục phức tạp thì pháp luật cho phép thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa được phép giao hàng hóa cho người mua hàng.
Thứ hai, xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng ủy quyền.
Giá khởi điểm là giá ban đầu thấp nhất của hàng hóa đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức trả giá lên; giá ban đầu cao nhất của hàng hóa đấu giá trong trường hợp đấu giá theo phương thức đặt giá xuống. (Khoản 3, Điều 5 Luật Đấu giá tài sản).
Việc xác định giá khởi điểm của người bán hàng là quyền đương nhiên bởi họ là chủ sở hữu hàng hóa, họ có quyết định giá trị ban đầu của nó, đối với người được bán hàng ủy quyền, thì thông thường đó là “người” có chuyên môn, có khả năng thẩm định, xem xét, đánh giá giá trị thực sự của hàng hóa để đưa ra mức giá khởi điểm hợp lý.
Quyền xác định giả khởi điểm là quyền quan trọng, khởi đầu cho quá trình bán đấu giá hàng hóa.
Thứ ba, tổ chức cuộc đấu giá.
Đây là quyền trọng tâm của người tổ chức đấu giá hàng hóa. Người bán hàng hay thương nhân kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa cũng chỉ có thể đạt được các mục đích của mình thông qua quyền này. Tổ chức cuộc đấu giá là việc tiến hành các hoạt động cần thiết tai một địa điểm, thời gian nhất định và kết quả là xác định được người mua hàng hóa.
Thứ tư, yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán.
Người mua hàng là người đã trúng đấu giá trong phiên đấu giá và được xem như ràng buộc trong
Thứ năm, nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả theo quy định tại Điều 211 của Luật này.
Thù lao dịch vụ đấu giá được xác định theo thỏa thuận của các bên dựa trên các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ (nếu đấu giá thành công). Trường hợp không đấu giá thành công thì người bán hàng phải trả mức thù lao bằng 50% của mức thù lao của đấu giá thành công.
3. Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa?
Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa là cách thức xử sự mà người tổ chức đấu giá hàng hóa buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá hàng hóa được ghi nhận tại Điều 190 Luật Thương mại, cụ thể gồm có 8 nghĩa vụ cơ bản sau:
Thứ nhất, tổ chức đấu giá hàng hóa theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thỏa thuận với người bán hàng.
Việc đề ra các nguyên tắc, thủ tục, phương thức đấu giá là quy định nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người mua hàng hóa, nhằm tạo sự công khai, minh bạch, hiệu quả trong hình thức mua bán hàng hóa đặc biệt này. Do vậy, việc tổ chức đấu giá hàng hóa thực hiện đúng theo quy định và thỏa thuận và điều hoàn toàn hợp lý, là nghĩa vụ quan trọng đầu tiên của tổ chức đấu giá hàng hóa.
Thứ hai, thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến hàng hóa đấu giá.
Trên cơ sở quyền yêu cầu người bán hàng cung cấp thông tin, tổ chức đấu giá phải tiến hành thông báo, niêm yếu thông tin liên quan đến hàng hóa đấu giá để đảm bảo người tham gia đấu giá biết và hiểu rõ hàng hóa được đấu giá, việc che dấu làm ảnh hưởng đến việc giao kết
Thứ ba, bảo quản hàng hóa đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
Bảo quản hàng hóa đấu giá là việc trông coi, tránh bị hư hỏng hoặc tác động của người thứ ba lên hàng hóa. Nghĩa vụ này chỉ phát sinh khi được người bán hàng giao giữ hàng hóa.
Thứ tư, trưng bày hàng hóa, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho người tham gia đấu giá xem xét.
Nghĩa vụ này và nghĩa vụ thứ hai gắn liền với nhau, mục đích là để người tham gia đấu giá có thể vừa được thấy thông tin, vừa thấy hàng hóa để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Thư năm, lập văn bản bán đấu giá hàng hóa và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật này.
Văn bản bán đấu giá hàng hóa là văn bản xác nhận việc mua bán. Đây là phương tiện pháp lý được xem gần như “hợp đồng mua bán hàng hóa”, việc gửi tới các chủ thể như người bán hàng, người mua hàng là điều hoàn toàn cần thiết. Bên cạnh đó, văn bản bán đấu giá hàng hóa được dùng làm căn cứ để chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa đấu giá mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu. (Khoản 1, Điều 206).
Thứ sáu, giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hóa.
Hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu giá hàng hóa là
Thứ bảy, làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa bán đấu giá phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
Nghĩa vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu thường thuộc về người bán hàng, mặc dù pháp luật cho phép người tổ chức đấu hàng hóa được thực hiện. Chi phí làm thủ tục chuyển quyền sở hữu được trừ vào tiền bán hàng hóa, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.(Khoản 3, Điều 206).
Thứ tám, thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả quy định tại khoản 3 Điều 204 của Luật này hoặc trả lại hàng hóa không bán được cho người bán hàng theo thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hóa trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Đây là nghĩa vụ được ghi nhận trong trường hợp đấu giá thành hoặc đấu giá không thành, thương nhân kinh doanh dịch vụ tổ chức đấu giá chỉ thực hiện việc bán hàng thay chứ không phải là chủ sở hữu tài sản, họ phải có nghĩa vụ trả lại tiền hàng đã bán được cho người bán hàng hoặc trả lại hàng hóa và sẽ được thanh toán thù lao theo quyền mà họ được hưởng (phân tích ở Mục 2).