Người giám định, người dịch thuật là gì? Người giám định, người dịch thuật tiếng Anh là gì? Quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng hình sự? Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật? Điều kiện để trở thành người giám định?
Bên cạnh các chủ thể tiến hành tố tụng đại diện cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thì trong hoạt động tố tụng hình sự còn có sự tham gia của các cá nhân khác, gọi chung là người tham gia tố tụng. Trong những người tham gia tố tụng vì người phiên dịch, người dịch thuật và người giám định là những chủ thể không thể thiếu trong hoạt động tố tụng hình sự. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giới thiệu về người phiên dịch, người giám định trong tố tụng hình sự.
1. Người giám định, người dịch thuật là gì?
Tại
Và “Người phiên dịch, người dịch thuật là người có khả năng phiên dịch, dịch thuật và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt hoặc có tài liệu tố tụng không thể hiện bằng tiếng Việt.” (Khoản 1 Điều 70). Thông thường, người phiên dịch, người dịch thuật tham gia hoạt động tố tụng trong các trường hợp như bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự,… là người nước ngoài mà họ không sử dụng được tiếng Việt hoặc trong vụ án có thể có những tài liệu nước ngoài.
2. Người giám định, người dịch thuật tiếng Anh là gì?
Người giám định tiếng Anh là “Expert witnesses”.
Người phiên dịch, người dịch thuật tiếng Anh là “Interpreters and translators”.
3. Quyền, nghĩa vụ của người giám định trong tố tụng hình sự
Tại Điều 68
* Người giám định có quyền:
– Tìm hiểu tài liệu của vụ án có liên quan đến đối tượng phải giám định. Quy định này là hoàn toàn cần thiết để người giám định có cái nhìn tổng quan về vụ án có liên quan đến đối tượng giám định, thực hiện nghiệp vụ giám định đạt hiệu quả cao nhất.
– Yêu cầu cơ quan trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định cung cấp tài liệu cần thiết cho việc kết luận;
– Tham dự vào việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi về những vấn đề có liên quan đến đối tượng giám định. Hoạt động giám định sẽ được thực hiện hiệu quả hơn khi người giám định được nghe những lời khai về những đối tượng giám định. Và cũng có thể tham dự việc hỏi cung, lấy lời khai và đặt câu hỏi thì người giám định có thể xác định được việc bị can, bị cáo có thành khẩn, khai trung thực hay không.
– Từ chối thực hiện giám định trong trường hợp thời gian không đủ để tiến hành giám định, các tài liệu cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận, nội dung yêu cầu giám định vượt quá phạm vi hiểu biết chuyên môn của mình;
– Ghi riêng ý kiến của mình vào bản kết luận chung nếu không thống nhất với kết luận chung trong trường hợp giám định do tập thể giám định tiến hành;
– Các quyền khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
* Người giám định có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
– Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi thực hiện giám định. Giám định viên phải giữ bí mật kết quả giám định của mình và những thông tin khác về vụ án mà thông qua việc tham gia giám định mà họ biết được để đảm bảo tính minh bạch của vụ án hình sự cũng như đảm bảo quyền của bị can, bị cáo, bị hại,…
– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
* Người giám định kết luận gian dối hoặc từ chối kết luận giám định mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
* Người giám định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch, người dịch thuật, người định giá tài sản trong vụ án đó;
– Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
– Việc thay đổi người giám định do cơ quan trưng cầu giám định quyết định
Việc quy định như vậy xuất phát từ việc đảm bảo sự công bằng trong tố tụng, nếu người giám định đã tham gia với tư cách khác trong vụ án thì không đảm bảo tính khách quan trong vụ án, họ có thể làm thay đổi kết quả giám định, hoặc thực hiện không đúng nghiệp vụ mà lẽ ra họ phải làm,…
4. Quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người dịch thuật
Người phiên dịch, người dịch thuật có quyền:
– Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định, đây là quyền cơ bản của người phiên dịch khi bắt đầu tham gia hoạt động tố tụng
– Đề nghị cơ quan yêu cầu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa.
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc phiên dịch, dịch thuật. Việc quy định người phiên dịch, người dịch thuật có quyền này có vai trò quan trọng, vì mặc dù không phải là người có quyền, lợi ích bị xâm phạm hay là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, không trực tiếp liên quan đến vụ án, nhưng thông qua hoạt động thực hiện nghiệp vụ của mình mà người phiên dịch, người dịch thuật biết được hành vi vi phạm của cơ quan, chủ thể có thẩm quyền, thì họ được khiếu nại, góp phần giúp hoạt động tố tụng đạt hiệu quả cao nhất.
– Được cơ quan yêu cầu chi trả thù lao phiên dịch, dịch thuật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật. Thực chất khi thực hiện hoạt động phiên dịch trong quá trình tố tụng gần như việc cung cấp dịch vụ phiên dịch bình thường, nên người phiên dịch phải được hưởng thù lao phiên dịch, dịch thuật.
Người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ:
– Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Phiên dịch, dịch thuật trung thực. Nếu phiên dịch, dịch thuật gian dối thì người phiên dịch, người dịch thuật phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự. Nghĩa vụ này là nghĩa vụ cơ bản của người phiên dịch, dịch thuật, vì nếu phiên dịch, dịch thuật sai sẽ dẫn đến việc hiểu sai, hiểu lệch lạc các thông tin, dẫn đến việc giải quyết vụ án hình sự không đạt được mục đích đó chính là trừng trị, xử lý những hành vi phạm tội.
– Giữ bí mật điều tra mà mình biết được khi phiên dịch, dịch thuật. Cũng tương tự như nghĩa vụ của người giám định, thì việc giữ bí mật này nhằm bảo vệ quyền cho các cá nhân khác khi tham gia tố tụng cũng như thể hiện thượng tôn pháp luật, bảo đảm bí mật của vụ án đến khi đưa vụ án ra xét xử.
– Phải cam đoan trước cơ quan đã yêu cầu về việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Đây là nghĩa vụ để dựa vào đó mà cơ quan tiến hành tố tụng có thể xử lý người phiên dịch, người dịch thuật khi họ phiên dịch, dịch thuật gian dối.
Người phiên dịch, người dịch thuật phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:
– Đồng thời là bị hại, đương sự; là người đại diện, người thân thích của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo;
– Đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản trong vụ án đó;
– Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
Quy định này cũng tương tự như quy định của người giám định, nhằm đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Việc thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật do cơ quan yêu cầu phiên dịch, dịch thuật quyết định.
Những quy định về quyền và nghĩa vụ trên cũng áp dụng đối với người biết được cử chỉ, hành vi của người câm, người điếc, chữ của người mù. Vì dù cùng một ngôn ngữ, chữ viết nhưng người câm, người điếc, người mù gặp khó khăn trong việc tiếp nhận cũng như truyền đạt lại thông tin nên người biết cử chỉ, hành vi của họ cũng chính là những “người phiên dịch” của họ trong suốt quá trình tố tụng.
5. Điều kiện để trở thành người giám định
Người giám định bao gồm giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc, Theo đó,
Tại Luật giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về điều kiện trở thành giám định viên đó chính là:
– Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
– Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định. (Khoản 1 Điều 7)
Và điều kiện để trở thành người giám định tư pháp theo vụ việc gồm:
– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
– Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc. (Khoản 1 Điều 18)