Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ. Chỉ định người giám hộ để quản lý tài sản.
Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ đối với người được giám hộ. Chỉ định người giám hộ để quản lý tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư: Tôi cần giúp về việc quản lý tài sản gia đình khi mẹ tôi đang bị bệnh mất trí nhớ ngày càng nặng. Gia đình tôi gồm 4 người: Bố mẹ và 2 anh em trai. Hiện nay mẹ tôi 62 tuổi được bác sỹ chuẩn đoán bị bệnh suy giảm trí tuệ người già (hiện tại không nhìn được đồng hồ mấy giờ – không ký tên được nữa). Bố tôi 68 tuổi sức khỏe bình thường nhưng nghiện cờ bạc, trong quá khứ đã nhiều lần mất tiền vào cờ bạc và bị lừa đảo (cụ thể mất 2 miếng đất để trả nợ cho ông). Mẹ tôi 10 năm nay luôn có gắng giữ tài sản của cả gia đình. Hiện tại nhà tôi còn 1 mảnh đất đứng tên bố mẹ tôi. Hai anh em tôi và họ hàng rất muốn giữ mảnh đất này để bảo đảm kinh tế cho việc chăm sóc mẹ tôi sau này. Vậy mong luật sư tư vấn giúp làm sao để bố tôi không thể bán mảnh đất trên một cách hợp pháp, khi mà theo luật thì người giám hộ cho mẹ tôi lại là bố tôi. Liệu mẹ tôi với tình trạng hiện giờ có thể có quyền chỉ định người giám hộ? Hoặc đủ pháp lý viết di chúc không? Kính mong luật sư giup đỡ mình.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Câu hỏi bạn nêu vào thời điểm tháng 10/2016 do đó áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005.
Theo như bạn trình bày, mẹ bạn bị mắc bệnh mất trí nhớ là một dạng bệnh về thần kinh, do đó bạn cần đưa mẹ bạn đi kiểm tra để xác định khả năng nhận thức và khả năng điều khiển h. Nếu mẹ bạn được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự, theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Dân sự 2005, người giám hộ đương nhiên của mẹ bạn là bố bạn. Khi bố bạn là người giám hộ của mẹ bạn thì bố bạn có các quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản của mẹ bạn như sau:
– Quản lý tài sản của người được giám hộ;
– Được thực hiên các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ. Đối với những giao dịch với tài sản có giá trị lớn phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ;
– Không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về giám hộ đương nhiên: 1900.6568
– Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Khi bố bạn là người giám hộ của mẹ bạn thì bố bạn không có quyền bán tài sản chung của bố mẹ bạn, trừ trường hợp bố bạn chứng minh được việc bán tài sản chung là vì lợi ích của mẹ bạn.
Điều 59 Bộ luật Dân sự 2005 quy định giám sát việc giám hộ, tức anh em bạn có quyền của giám sát việc giám hộ để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ, xem xét, giải quyết kịp thời những đề nghị, kiến nghị của bố bạn liên quan đến mẹ bạn. Ngoài ra, tài sản là nhà đất được xác định là tài sản có giá trị lớn nên nếu bố bạn muốn chuyển nhượng thì phải được người giám sát việc giám hộ đồng ý. Ngoài ra, nếu bố bạn vi phạm nghĩa vụ giám hộ thì theo quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự 2005, bạn có quyền yêu cầu thay đổi người giám hộ, lúc này sẽ chỉ định người giám hộ cho mẹ bạn.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự 2005, mẹ bạn không làm chủ được hành vi do đó sẽ không thể lập được di chúc, nếu mẹ bạn có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì mẹ bạn chỉ được lập di chúc định đoạt phần tài sản thuộc sở hữu của mẹ bạn.