Khái quát về đặc điểm của tranh chấp lao động? Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động?
Tranh chấp lao động theo quy định của
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về đặc điểm của tranh chấp lao động?
Đặc điểm về chủ thể của tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động có hệ thống chủ thể riêng, bao gồm người lao động, người sử dụng lao động, tập thể lao động, đại diện của người lao động và đại diện của người sử dụng lao động. Quan niệm về chủ thể tranh chấp lao động gồm cả các đại diện của các bên thực ra chưa được công nhận chính thức và phổ biến ở Việt Nam. Theo quan niệm thông thường, tranh chấp lao động xảy ra giữa hai bên của quan hệ lao động còn việc tham gia của đại diện của hai bên của quan hệ lao động chỉ có ý nghĩa đại diện chứ không phải là chủ thể của tranh chấp.
Trong thực tiễn có thể xảy ra tranh chấp giữa công đoàn một doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp về việc kí kết thoả ước lao động tập thể, tranh chấp về việc đảm bảo các điều kiện cho công đoàn hoạt động v.v.. Vậy, công đoàn có phải là chủ thể của hai tranh chấp đó hay không? Trong mối quan hệ tranh chấp thứ nhất, công đoản được pháp luật quy định, một mặt là đại diện của tập thể lao động, mặt khác có tư cách độc lập của một tổ chức xã hội. Công đoàn có thể dựa vào một trong hai tư cách đó để yêu cầu chủ sử dụng lao động thương lượng ki kết thoả ước lao động tập thể. Tuy nhiên, khi trực tiếp thương lượng để kí kết thoả ước lao động tập thể thì công đoàn bắt buộc phải xuất hiện dưới vai trò là tổ chức đại diện cho tập thể lao động.
Việc tranh chấp của công đoàn ở giai đoạn đề nghị chủ sử dụng lao động thương lượng kí kết thoả ước lao động tập thể và dẫn đến xung đột, hoặc là với vai trò của tổ chức đại diện của tập thể lao động, hoặc là với vai trò một tổ chức xã hội độc lập đều có thể thoả mãn yếu tố chủ thể của tranh chấp lao động. Ở dạng tranh chấp mà trong đó tổ chức công đoàn đòi hỏi chủ sử dụng lao động đảm bảo các điều kiện để hoạt động, công đoàn không phải là bên không có quan hệ gì mà lại đưa ra những đòi hỏi vô lí. Mối quan hệ giữa công đoàn và chủ sử dụng lao động lúc đó vẫn trong phạm vi của lao động. Bởi lẽ, công đoàn yêu cầu những điều kiện làm việc, mà về mặt nguyên tắc, công đoàn được đảm bảo là có quyền theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, những điều kiện làm việc đó, xét cho cùng, cũng là nhằm tạo điều kiện để công đoàn thực hiện tốt vai trò của tổ chức đại diện người lao động chứ không phải phục vụ cho công đoàn tiến hành các hoạt động ngoài mục đích đó.
– Đặc điểm về phạm vi tranh chấp của tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động là loại tranh chấp xuất hiện, tồn tại trong phạm vi của quá trình lao động (theo nghĩa đầy đủ của từ này). Nếu chỉ đề cập tới quan hệ lao động giữa một người lao động với chủ sử dụng lao động thông qua một
– Đặc điểm về nội dung tranh chấp của tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động có nội dung khá đặc trưng, đó là những giá trị vật chất, tinh thần gắn liền với lao động, nói cách khác, đó là các quyền, lợi ích gắn với nghề nghiệp. Những khoản tiền lương, phụ cấp, kí kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, việc thành lập công đoản v.v.. đều là những vấn để quen thuộc của quá trình lao động, có thể giúp ta bóc tách và phân biệt với các loại tranh chấp khác, phân biệt một cách dễ dàng xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ lao động xung quanh một vấn đề không thuộc phạm vi của lao động như là khoản tiền vay cá nhân hay sự xúc phạm danh dự không phải trong quá trình lao động mà là trong quá trình sinh hoạt. Toà án sẽ không chấp nhận việc đưa một khiếu kiện ngoài luồng giữa các bên của quan hệ lao động thành một vụ kiện lao động.
– Đặc điểm về ảnh hưởng xã hội của tranh chấp lao động: Tranh chấp lao động có sự ảnh hưởng rất lớn tới đời sống lao động và đời sống kinh tế – xã hội, đời sống chính trị. Tranh chấp lao động làm cho quan hệ lao động và các quan hệ xã hội khác trong quá trình lao động bị sứt mẻ, biến dạng, thậm chí bị phá vỡ. Nhiều vụ tranh chấp lao động đã dẫn các bên tham gia quan hệ đi đến chỗ tìm cách cắt đứt quan hệ lao động thay vì nỗ lực hàn gắn lại. Các tranh chấp lao động rất có thể dẫn đến các cuộc định công của người lao động trong một doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Các tranh chấp lao động có quy mô lớn, các tranh chấp lao động dẫn đến đỉnh công có thể làm xáo động các quan hệ kinh tế – xã hội khác. Có những tranh chấp lao động có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống chính trị của quốc gia và thậm chí là các vấn đề quốc tế có liên quan.
2. Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động?
Các bên tranh chấp tham gia vào quá trình hoả giải với tư cách là bên được trợ giúp trong quá trình hoà giải. Một hoặc các bên tranh chấp cũng có thể thực hiện sự uỷ quyền cho người khác tham gia (người lao động uỷ quyền cho công đoàn, người sử dụng lao động uỷ quyền cho nhân viên thuộc cấp). Về việc tham gia cụ thể này pháp luật không có quy định mang tính hạn chế hoặc cứng nhắc. Vấn đề quan trọng là ở chỗ một trong các bên tranh chấp không thể đồng thời là thành viên của hội đồng hoà giải lao động cơ sở.
Quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại Điều 182 Bộ luật lao động 2019 như sau:
– Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có quyền sau đây:
+ Các bên tham gia giải quyết tranh chấp có quyền trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết;
+ Các bên tham gia giải quyết tranh chấp có quyền rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu;
+ Các bên tham gia giải quyết tranh chấp có quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
– Trong giải quyết tranh chấp lao động, các bên có nghĩa vụ sau đây:
+ Các bên tham gia giải quyết tranh chấp phải thực hiện nghĩa vụ cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình;
+ Các bên tham gia giải quyết tranh chấp lao động có nghĩa vụ phải chấp hành thỏa thuận đã đạt được, quyết định của Ban trọng tài lao động, bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Như vậy, qua phân tích ở trên có thể thấy các bên trong giải quyết tranh chấp được trao các quyền về tham gia giải quyết tranh chấp lao động cũng như các quyền về thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động. Bên cạnh đó các bên còn phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, chứng cứ liên quan phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp lao động và phải chấp hành kết quả giải quyết tranh chấp lao động để việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các nội dung khái quát về tranh chấp lao động, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của Bộ luật Lao động cũng như các nội dung liên quan khác.