Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã bắt đầu hình thành và phát triển tại nước ta từ thời kỳ cải cách đất nước. Ngày nay, làn sóng đầu tư vào Việt Nam đang tăng mạnh do nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn tăng trưởng. Ngoài ra, các chính sách khuyến khích đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài cũng được Nhà nước tập trung phát triển. Một trong những vấn đề được các nhà đầu tư nước ngoài cần quan tâm là quyền và nghĩa vụ của họ khi thực hiện đầu tư tại Việt Nam, nói cách khác là những gì họ được làm và những gì họ bắt buộc phải làm theo quy định pháp luật nước ta. Việc nắm bắt các quy định này sẽ giúp nhà đầu tư an tâm thực hiện dự án và đảm bảo sự hợp pháp của hoạt động đầu tư. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
1.1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hiểu thông qua các khái niệm sau đây:
– Theo Luật Đầu tư 2020 và
“Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông”.
– Trong đó tại khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 cũng quy định nội dung sau đây:
“Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
– Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 với nội dung như sau:
“Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
– Theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 thì các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành lập khi đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư, theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế trong các trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
– Trường hợp thứ hai: Có tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp thứ nhất nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
– Trường hợp thứ ba: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại trường hợp thứ nhất nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
1.2. Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm:
– Thành lập doanh nghiệp vốn nước ngoài là một hình thức đầu tư mang tính bền vững, lâu dài và có tổ chức.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Việc quy định về hình thức đầu tư này nghĩa là nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm trong phần góp vốn của mình đối với các khoản nợ của doanh nghiệp.
– Quyền sở hữu của doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào thỏa thuận của các thành viên thành lập công ty, nhà đầu tư có quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ tài sản công ty.
– Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên cơ sở của Luật Đầu tư,
Trên đây là các đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tồn tại ở Việt Nam sẽ mang những đặc điểm cụ thể được nêu trên.
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
Theo Điều 7
– Doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
– Doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
– Doanh nghiệp có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
– Doanh nghiệp có quyền tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
– Doanh nghiệp có quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
– Doanh nghiệp có quyền tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
– Doanh nghiệp có quyền chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
– Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp có quyền từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp có quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 8 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định chung về nghĩa vụ của doanh nghiệp có nội dung sau đây:
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp có nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Trên đây là những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các loại hình doanh nghiệp trên đất nước Việt Nam.
Ngoài ra, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, căn cứ các quy định tại
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các ngành nghề mà pháp luật không cấm;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền tự chủ quyết định hoạt động đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật, được tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp với quy định pháp luật, thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, ký kết hợp đồng BCC, các loại hợp đồng PPP.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền chuyển nhượng, điều chỉnh, chấm dứt dự án đầu tư.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền đưa ra đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện điều chỉnh nội dung đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm, trụ sở kinh doanh.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền được bảo trợ theo quy định của pháp luật Việt Nam nếu tuần thủ đúng những yêu cầu về mặt pháp lý kinh thực hiện hoạt động kinh doanh.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thực hiện thủ tục đăng ký cấp tài khoản sử dụng trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định pháp luật.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ ký quỹ để thực hiện dự án (nếu có).
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ tuân thủ chế độ
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có nghĩa vụ đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, ta nhận thấy, thông qua