Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động?
Việc một doanh nghiệp thực hiện cho thuê lại người lao động được nhìn dưới góc độ pháp luật thương mại thì đây là một hình thức kinh doanh có lời của doanh nghiệp. Theo đó, mà thuật ngữ “cho thuê lại lao đông” đối với mọi người không còn là một thuật ngữ mới mẻ. Trong quy định về việc cho thuê lại lao động có sự xuất hiện của ba chủ thế đó là: doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay còn gọi là bên cho thuê lao động, bên thuê lao động và người lao động thuê lại. Trong mỗi chủ thể khác nhau thì
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Mục lục bài viết
1. Điều kiện để doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Trên cơ sở quy định tại Điều 12 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định về định nghĩa của doanh nghiệp cho thuê lại là: “Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của
Từ khái niệm trên, và dựa theo quy định tại Điều 54
– Thứ nhất, theo như quy định thì để một doanh nghiệp có thể hoạt động trong việc cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được thành lập theo quy định của
– Thứ hai, Theo như quy định của Bộ luật Lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì mới có quyền thực hiện hoạt động cho thuê lại người lao động của mình. Trong đó, doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải để được cấp giấy phép hoạt động, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
+ Một là, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phải bảo đảm điều kiện theo như quy định tại Điều này là người quản lý doanh nghiệp theo quy định; không có án tích; đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) trở lên trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.
+ Hai là, Doanh nghiệp đã thực hiện ký quỹ 02 tỷ đồng.
– Thứ ba, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có tuyển dụng, giao kết hợp đồng lao động với người lao động, sau đó chuyển người lao động sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự ra đời của
2. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động:
Như đã biết được đó thì khi xác lập một quan hệ nào đó thì kèm theo đó pháp luật đã có những quy định quyền quyền và nghĩa vụ gắn liền với việc xác lập đó. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp cho thuê lại lao động hoạt động việc cho thuê lại người lao động của mình thì cần phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ được quy định dựa theo Điều 56
“Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động
Ngoài các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 6 của Bộ luật này, doanh nghiệp cho thuê lại lao động có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động;
2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động;
3. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động;
4. Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
5. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động và định kỳ báo cáo cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
6. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động”.
Từ quy định nêu ở trên, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, doanh nghiệp cho thuê lại lao động được xác định trong quan hệ lao động là Bên cho thuê lao động thực hiện việc quản lý lao động sau khi tuyển dung và thực hiện việc cho thuê đối với bên thuê lao động theo như quy định của Bộ luật Lao động. Chính vì có sự quy định tương quan giữ ba các bên của quan hệ này, trong quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động được xác định trong mối quan hệ với ba chủ thể đối với người lao động cho thuê lại, bên thuê lại lao động và quy định liên quan tới nhà nước như sau:
– Thứ nhất, Đối với bên thuê lại lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động. Bên cạnh đó thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động có quyền và nghĩa vụ thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.
Mục đích chính của Bên thuê lại lao động khi thực hiện hoạt động thuê lại người lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động là muốn thuê được những người lao động phù hợp với yêu cầu công việc và thực hiện tốt công việc mà mình đang cần giải quyết mà không cần qua giai đoạn đào tạo hay thử việc. Vì lẽ này mà Bên thuê lại lao động mới sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo như quy định của pháp luật lao động hiện hành thay vì việc bên thuê lại lao độn phải từ mình tuyển dụng người lao động chính thức và phải trải qua các giai đoạn đào tạo và thử việc của các lao động thông thường khác.
– Thứ hai, Đối với người lao động cho thuê lại, thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động hay còn được xác định trong hoạt động thuê lại lao động là bên cho thuê lao động phải thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động; ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
Ngoài ra thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần phải thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động thuê lại bằng việc trả tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật. Không những thế mà theo như quy định của pháp luật lao động về việc bảo đảm quyền lợi của người lao động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.
Mặt khác, trong mối quan hệ lao động giữa người lao động cho thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động có đặc thù so với các quan hệ lao động khác ở chỗ người lao động không trực tiếp làm việc cho Bên cho thuê mình làm người lao động, mà lại làm việc cho Bên thuê lại lao động cùng với những người lao động chính thức của Bên thuê lại lao động được hưởng lương, chịu sự tác động của điều kiện lao động và chịu sự điều hành của Bên thuê lại lao động.
Thứ ba, Đối với Nhà nước, Bên cho thuê lao động hay là doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động.
Như vậy, có thể thấy rằng với sự ra đời của Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản pháp lý ban hành kèm theo đã quy định rất chi tiết và cụ thể về nội dung quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong quá trình thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động của mình. Do đó, trong quá trình hoạt động thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động cần phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình có liên quan đến các chủ thể như người lao động cho thuê lại, bên thuê lại lao động và quy định liên quan tới nhà nước đã được nêu ra rất cụ thể trong nội dung bài viết trên.