Nhìn chung thì thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với môi trường và các sinh vật có liên quan, trong đó bao gồm cả con người và động vật. Vì thế quá trình kiểm dịch thực vật được đặt ra. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về quyền và nghĩa vụ của chủ thể thực vật kiểm dịch thực vật.
Mục lục bài viết
1. Quyền và nghĩa vụ của chủ thực vật kiểm dịch thực vật:
Theo quy định tại Điều 3 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018 hiện nay có định nghĩa về vấn đề chủ thực vật. Theo đó thì, chủ thực vật là khái niệm để chỉ các chủ thể là tổ chức và cá nhân, có quyền sở hữu hoặc có quyền sử dụng hoặc có quyền trực tiếp quản lý thực vật. Theo đó có thể bóc tách khái niệm này như sau: thực vật là khái niệm để chỉ các loại cây trồng và sản phẩm của cây. Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng chống sinh vật gây hại cho thực vật trong quá trình trồng trọt của con người. Sinh vật gây hại có thể là các sinh vật gây ra thiệt hại trực tiếp hoặc các sinh vật gây ra thiệt hại gián tiếp đối với các loại thực vật bao gồm vi sinh vật gây bệnh, cỏ dại, côn trùng gây hại, hoặc các sinh vật khác có hại cho thực vật. Quá trình kiểm dịch thực vật là khái niệm để chỉ hoạt động ngăn chặn và kiểm soát cũng như phát hiện ra các sinh vật gây hại của các đối tượng kiểm dịch thực vật. Nhìn chung thì hiện nay, pháp luật cũng đã quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kiểm dịch thực vật. Cụ thể như sau:
1.1. Quyền của chủ thực vật kiểm dịch thực vật:
Căn cứ theo Điều 47 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018 hiện nay thì có quy định về quyền của chủ thực vật kiểm dịch thực vật như sau:
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật có quyền được cung cấp thông tin về kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của pháp luật;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật có quyền được các cơ quan chuyên ngành tiến hành hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật cũng như hướng dẫn phát hiện và nhận biết sinh vật gây hại cho cây trồng và các biện pháp xử lý các sinh vật gây hại đó sao cho phù hợp;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và yêu cầu các cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cung cấp các thông tin cho nước nhập khẩu đối với vật thể phải phân tích nguy cơ dịch hại theo đúng quy định của pháp luật;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật có quyền khiếu nại về kết quả kiểm dịch thực vật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và quyết định của cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Ngoài ra thì chủ thực vật kiểm dịch thực vật còn có quyền được hưởng các chính sách hỗ trợ khác theo quy định của nhà nước.
1.2. Nghĩa vụ của chủ thực vật kiểm dịch thực vật:
Căn cứ theo Điều 47 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018 hiện nay thì có quy định về nghĩa vụ của chủ thực vật kiểm dịch thực vật như sau:
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ thực hiện theo các yêu cầu của công chức kiểm dịch thực vật khi thi hành công vụ, thực hiện nhiều hoạt động khác nhau có thể là mở hoặc đóng phương tiện vận chuyển, mở hoặc đóng kho chứa vào các kiện hàng cũng như bố trí các nguồn nhân lực phù hợp, bố trí phương tiện phục vụ cho quá trình kiểm tra và lấy mẫu của các vật thể, chủ thực vật kiểm dịch thực vật phải chịu trách nhiệm về việc quản lý và bảo quản bắt trẻ thuộc diện kiểm dịch thực vật trong thời gian thực hiện các thủ tục kiểm dịch theo quy định của pháp luật, và có nghĩa vụ hướng dẫn các công chức kiểm dịch vào nơi có vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật để tiến hành kiểm dịch theo đúng trình tự và thủ tục quy định;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin cần thiết và hợp lý để phục vụ cho quá trình công tác kiểm dịch khi cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật có yêu cầu;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin phù hợp, có nghĩa vụ theo dõi và kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu trong quá trình các vật thể này được vận chuyển và bảo quản, sử dụng theo đúng quy định. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật, các đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lại phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi gần nhất;
– Chủ thực vật kiểm dịch thực vật phải có nghĩa vụ thực hiện kịp thời và đầy đủ, có nghĩa vụ thực hiện đúng trong quá trình xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo quyết định và thường dẫn của các cơ quan chuyên ngành trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các biện pháp quy định trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành vận chuyển và bảo quản, trong quá trình sử dụng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phù hợp với quy định;
– Ngoài ra thì các chủ thực vật kiểm dịch thực vật còn phải thực hiện và tuân thủ các nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luât.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của công chức kiểm dịch thực vật được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018 hiện nay thì có ghi nhận về nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thể là công chức kiểm dịch thực vật như sau:
– Có nhiệm vụ trong việc thực hiện quá trình kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật và chấp hành quy trình nghiệp vụ kiểm dịch thực vật, các công chức kiểm dịch thực vật phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình;
– Công chức kiểm dịch thực vật có quyền yêu cầu chủ thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cung cấp các hồ sơ và tài liệu có liên quan, cung cấp các phương tiện và nhân lực cần thiết cho quá trình kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của pháp luật;
– Công chức kiểm dịch thực vật có trách nhiệm hướng dẫn và giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định, thực hiện việc kiểm tra và lấy mẫu trong quá trình kiểm dịch theo quy trình mà pháp luật đã ghi nhận;
– Đối với những nơi thuộc bí mật về an ninh và quốc phòng, bí mật quốc gia và các trường hợp đặc biệt khác thì sẽ được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ kiểm dịch thực vật nhưng phải đảm bảo yêu cầu bảo mật và không được lộ các thông tin quan trọng ra bên ngoài.
3. Người đưa đối tượng kiểm dịch thực vật ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 3 và điểm a khoản 6 Điều 21 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (sau được sửa đổi bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP), mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật nội địa được ghi nhận như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm của các chủ thể mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa do cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng công bố dịch là đối tượng kiểm dịch thực vật ra vùng khác.
Thứ hai, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tiến hành hoạt động vận chuyển, bốc dỡ vật thể thuộc diện kiểm dịch bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ không đúng địa điểm quy định trong Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa;
– Tiến hành hoạt động đưa vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật tới những nơi không quy định trong Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.
Thứ ba, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Tiến hành hoạt động đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ ra các vùng trong lãnh thổ Việt Nam;
– Tiến hành hoạt động vận chuyển, lưu thông vật thể thuộc diện kiểm dịch đã có kết luận bị nhiễm đối tượng kiểm dịch, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ mà không thực hiện đúng quy định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền;
– Tiến hành hoạt động không chấp hành các biện pháp khoanh vùng, bao vây, tiêu diệt ổ dịch, đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ theo quyết định của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có thẩm quyền.
Thứ tư, biện pháp khắc phục hậu quả có thể bị áp dụng bao gồm:
– Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lây lan đối tượng kiểm dịch đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật;
– Buộc tiêu hủy vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm đối tượng kiểm dịch đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2018;
– Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP.