Quy định về môi giới thương mại? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong môi giới thương mại?
Hiện nay, trong nền phát triển kinh tế cũng như tìm kiếm việc làm thì không thể kể đến một hoạt đọng khá phổ biến đó chính là môi giới thương mại. Hoạt động này có thể thấy rõ nhất trong môi giới bất động sản như giới thiệu nhà cho thuê, khu đất cho thuê, bán,…. và được thấy chủ yếu với đối tượng là những người kinh doanh tự do, sinh viên đi học hoặc người lao động xa quê thuê nhà trọ để ở. Vậy đối với hoạt động môi giới thương mại thì thì hai bên tham gia có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ pháp lý: Luật Thương mại 2005
1. Quy định về môi giới thương mại?
Thứ nhất, khái niệm môi giới thương mại:
Xét theo khía cạnh trong hoạt động thương mại thì môi giới thương mại là một trong bốn hoạt động trung gian thương mại mà Luật thương mại 2005 quy định. Xét về bản chất thì môi giới thương mại là một loại hình dịch vụ thương mại và là trung gian để cho hai bên trong giao dịch tiếp xúc, giao thiệp với nhau.
Điều 150 Luật thương mại 2005 đã định nghĩa môi giới thương mại như sau:
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết
Thứ hai, từ khái niệm trên có thể đưa ra đặc điểm của môi giới thương mại như sau:
– Về Chủ thể: pháp luật đã quy định về chủ thể của quan hệ môi giới thương mại gồm: bên môi giới và bên được môi giới. Bên môi giới sẽ là thương nhân, có thể hoạt động trái ngành trong môi giới chứ không nhất thiết phải có ngành nghề kinh doanh trùng với ngành nghề kinh doanh của bên được môi giới. Bên được môi giới có thể là bất cứ cá nhân nào đó chứ không nhất thiết là thương nhân.
– Về mục đích của hoạt động môi giới thương mại: mục đích chung của hoạt động môi giới là có thể tạo điều kiện để các bên được môi giới giao kết được hợp đồng với nhau. Mục đích của bên môi giới là tìm kiếm lợi nhuận còn mục đích của bên được môi giới thỏa mãn lợi ích của mình đồng nghĩa với việc phải trả thù lao cho bên môi giới.
– Nội dung của hoạt động môi giới rất rộng, bao gồm nhiều hoạt động như: Tìm kiếm và cung cấp thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động về giới thiệu hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên được môi giới soạn thảo hợp đồng thi có yêu cầu. Chính vì vậy, trên thực tế thì hoạt động môi giới đã xuất hiện rất nhiều và người môi giới có thể môi giới nhiều dịch vụ khác nhau.
Thứ ba, phạm vi của hoạt động môi giới thương mại:
Theo
Thứ tư, về hình thức
Trong luật thương mại 2005 đã quy định trong quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới, đây là loại hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới.
Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới, cung cấp cơ hội giao kết hợp đồng giữa bên được môi giới với bên thứ ba. Luật thương mại 2005 không quy định về hình thức của
Tuy nhiên, nếu căn cứ vào khoản 1 Điều 153
Như vậy, trong giao dịch thương mại thì có hoạt động môi giới thương mại diễn ra mà có thể nhận định được diễn ra một cách phổ biến. Pháp luật về thương mại đã không quy định rõ về một số vấn đề liên quan tuy nhiên về các hình thức thực hiện môi giới thương mại, phạm vi hoạt động,.. có thể dựa trên thực tế để đưa ra những nhận định chung.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong môi giới thương mại?
Như chúng ta có thể thấy, quyền và nghĩa vụ của các bên trong môi giới thương mại sẽ được thể hiện ở trong nội dung của hợp đồng môi giới thương mại và cơ sở phát sinh quan hệ môi giới thương mại là hợp đồng môi giới thương mại. Luật thương mại 2005 không quy định hình thức cũng như nội dung bắt buộc của hợp đồng môi giới thương mại. Tuy nhiên, có quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng môi giới thương mại như sau:
– Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới thương mại
+ Về quyền:
Quyền hưởng thù lao môi giới
Quyền quan trọng đầu tiên của bên môi giới là quyền hưởng thù lao và tương ứng với nó là nghĩa vụ trả thù lao của bên được môi giới. Thù lao môi giới là khoản tiền mà bên được môi giới phải tra cho bên môi giới khi bên môi giới đem đến cho bên được môi giới một cơ hội giao kết hợp đồng dự định.
Tại khoản 1 Điều 153 Luật thương mại 2005 quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau”.
Điều này cho thấy việc bảo đảm cho bên môi giới có trách nhiệm đối với bên hành vi của mình. Chỉ khi hoạt động trung gian môi giới có kết quả thì bên môi giới mới được hưởng thù lao. Xét dưới góc độ thực tiễn và pháp lý, việc xác định thời điểm được hưởng thù lao trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác sẽ hạn chế việc bên được môi giới trốn tránh nghĩa vụ trả thù lao trong quan hệ môi giới.
Quyền thứ hai của bên môi giới là quyền được thanh toán các chi phí phát sinh liên quan đến việc môi giới. Điều 154 Luật thương mại năm 2005 quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên được môi giới phải thanh toán các chi phí hợp lí liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới”.
Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới, thương nhân hoặc người môi giới không phải là thuuwong nhân có thẻ là cá nhân nào đó thực hiện dịch vụ môi giới như: môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới mua bán doanh nghiệp thường thu một khoản phí nhất định có tính tượng trưng của bên được môi giới để trang trải trong hoạt môi giới gọi là phí giao dịch.
Chi phí tượng trưng này có thể hiểu là chi phí tối thiểu của bên môi giới trong việc tìm kiếm đối tác cho người nhờ môi giới trong một khoản thời gian nhất định. Nếu bên được môi giới không sử dụng dịch vụ của bên môi giới thì khoản thu đó có thể được xem là khoản chi phí cho việc môi giới, nhưng không có kết quả. Nhưng nếu giao dịch thành công thì bên môi giới sẽ được hưởng thù lao.
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau.
Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật thương mại năm 2005.
– Về nghĩa vụ:
Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thì tuân theo thỏa thuận nhưng khi đưa ra tranh chấp hay gửi quyết vấn đè thì phải có tài liệu để chứng minh sự thỏa thuận hợp pháp giữu hai bên. Trường hợp không có thỏa thuận thì bên môi giới thương mại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới.
+ Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới.
+ Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.
+ Không được tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có uỷ quyền của bên được môi giới.
– Nghĩa vụ của bên được môi giới:
Luật thương mại 2005 tôn trọng trước tiên về sự thỏa thuận giữa các bên về nghĩa vị của bên được môi giới. Trường hợp không có thỏa thuận thì mới áp dụng quy định của luật. Theo quy định của luật bên được môi giới có các nghĩa vụ sau đây:
+ Cung cấp các thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết liên quan đến hàng hoá, dịch vụ;
+ Trả thù lao môi giới và các chi phí hợp lý khác cho bên môi giới.
+ Bên được môi giới phải thanh toán các chi phí phát sinh hợp lý liên quan đến việc môi giới, kể cả khi việc môi giới không mang lại kết quả cho bên được môi giới.
Thông qua các nội dung được trình bày thì có thể nhận định rằng môi giới thương mại có vai trò như cầu nối giữa cung và cầu trong cán cân thương mại, ngoài ra đây còn là hoạt động có nhiều khả năng có thể phát triển và phối kết hợp đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa giữa các thương nhân, giữa các ngành nghề. Hay nói một cách khác thì hoạt động môi giới thương mại giúp rút ngắn khoảng cách giữa các thương nhân, giúp cho đơn vị cung cấp tiếp xúc gần hơn với người mua hàng, người sử dụng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch.