Một số quy định về hợp đồng hợp tác? Các bên trong hợp đồng hợp tác?
Trong sản xuất, kinh doanh cùng ngành nghề, một lĩnh vực kinh doanh, cá nhân, pháp nhân có thể có thể hợp tác, liên kết với nhau bằng một hợp động bằng văn bản hợp tác để cùng sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về hợp đồng hợp tác:
1.1. Khái niệm về hợp đồng hợp tác:
Hợp đồng hợp tác được hiểu là một loại hợp đồng có nhiều bên tham gia và các bên có quyền và nghĩa vụ theo nội dung thoả thuận trong hợp đồng.
Khi hợp tác kinh doanh hoặc khi các chủ thể cùng tham gia để thực hiện một công việc nhất định, các chủ thể sẽ cần giao kết một hợp đồng bằng vãn bản theo quy định tại Điều 504
Nhóm hợp tác không có tư cách pháp nhân chính bởi vù thế để thuận tiện cho việc tham gia các quan hệ dân sự thì các thành viên có thể cử một thành viên khác làm người đại diện hoặc tất cả thành viên cùng tham gia giao dịch.
1.2. Đặc điểm của hợp đồng hợp tác:
Hợp đồng hợp tác có các đặc điểm cụ thể như sau:
– Thứ nhất: Đúng như tên gọi thì hợp đồng hợp tác là hợp đồng có nhiều bên tham gia, các chủ thể tham gia hợp đồng này với mục đích hợp tác cùng làm một công việc hoặc để sản xuất, kinh doanh.
Vì đối tượng của hợp đồng hợp tác là các cam kết mà các bên đã thoả thuận với nhau chính bởi vì thế mà hợp đồng hợp tác mang tính ưng thuận. Hiện nay, pháp luật nước ta quy định hợp đồng hợp tác phải lập thành văn bản làm cơ sở pháp lí để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia do vậy sau khi các bên giao kết thực hiện ký hợp đồng thì hợp đồng hợp tác sẽ có hiệu lực pháp luật, các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng hợp tác đó.
– Thứ hai: Hợp đồng hợp tác là hợp đồng song vụ. Chính vì thế nên các bên trong hợp đồng đều có quyền và nghĩa vụ với nhau. Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên phát sinh theo thoả thuận hay do pháp luật quy định.
– Thứ ba: Một đặc điểm quan trọng nữa đó là hợp đồng hợp tác là hợp đồng không có đền bù, bởi lẽ sau khi giao kết hợp đồng, các bên sẽ có trách nhiệm cần phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thoả thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thu được lợi nhuận sẽ chia cho các thành viên theo thoả thuận trong hợp đồng. Ngược lại, nếu bị thua lỗ thì các thành viên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp tài sản của mình.
Như vậy, hợp đồng hợp tác là một loại hợp đồng đáp ứng đầy đủ các điều kiện được nêu cụ thể bên trên. Các chủ thể khi tham gia giao kết loại hợp đồng này cần chú ý các đặc điểm cụ thể này để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ của mình đối với các chủ thể liên quan.
1.3. Nội dung của hợp đồng hợp tác:
Tại Điều 505 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng đã quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng hợp tác như sau:
– Mục đích, thời hạn hợp tác.
– Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân.
– Tài sản đóng góp, nếu có.
– Đóng góp bằng sức lao động, nếu có.
– Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức.
– Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác,
– Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có,
– Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có,
– Điều kiện chấm dứt hợp tác.
Ngoài ra, các chủ thể giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận các nội dung khác nếu thấy cần thiết.
Pháp luật quy định, các chủ thể trong hợp đồng hợp tác sẽ có quyền thỏa thuận các nội dung nêu trên và các thỏa thuận khác nếu thấy cần thiết. Ngoài ra, nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác bao gồm các quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác.
Mục đích liên kết của nhóm hợp tác trên thực tế là để các chủ thể khác nhau cùng thực hiện một công việc để mang lại lợi ích cho các thành viên hợp tác. Do đó nên trong quá trình hợp tác thì hoa lợi, lợi tức mà nhóm hợp tác thu được sẽ chia cho các thành viên tương ứng với phần tài sản và công sức đóng góp của các thành viên trong việc tạo lập khối tài sản chung.
Tất cả thành viên hợp tác đều sẽ có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề mà nhóm hợp tác sẽ thực hiện theo nội dung của hợp đồng hợp tác. Ngoài ra, các thành viên hợp tác sẽ có quyền kiểm tra, giám sát hành vi của mỗi thành viên khác trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm hợp tác.
Cần lưu ý rằng trong quá trình thực hiện các quyền và nghĩa vụ của nhóm hợp tác mà thành viên có lỗi gây ra những thiệt hại cho nhóm hợp tác thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó. Mỗi thành viên hợp tác sẽ cần phải thực hiện một nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác hoặc theo thỏa thuận của tất cả thành viên hợp tác. Khi thành viên hợp tác thực hiện các công việc được phân công thì phải hoàn thành tốt công việc đó như công việc của chính mình.
2. Các bên trong hợp đồng hợp tác:
2.1. Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác:
Quyền và nghĩa vụ của các thành viên hợp tác được xác định tại Điều 507
– Các thành viên hợp tác được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động hợp tác.
– Các thành viên hợp tác sẽ tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động hợp tác.
– Các thành viên hợp tác có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra.
– Các thành viên hợp tác sẽ thực hiện quyền, nghĩa vụ khác theo hợp đồng.
2.2. Quy định về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự của tổ hợp tác:
– Trong trường hợp các thành viên hợp tác cử người đại diện thì người này là người đại diện trong xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
– Đôi với trường hợp các thành viên hợp tác không cử ra người đại diện cụ thể thì các thành viên hợp tác sẽ phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Giao dịch dân sự do các chủ thể là các thành viên hợp tác xác lập, thực hiện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của tất cả thành viên hợp tác.
Ta có thể nhận thấy tổ hợp tác cũng giống như các doanh nghiệp sẽ cần có người đại diện hợp pháp để xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự. Nhưng tại các doanh nghiệp thì bắt buộc phải có người đại diên hợp pháp còn ở tổ hợp tác có thể có hoặc không có người đại diên hợp pháp. Nếu tổ hợp tác không có người đại diên cho tổ hợp tác thì các thành viên hợp tác phải cùng tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trừ trường hợp các bên đã có thỏa thuận khác.
2.3. Quy định về trách nhiệm của thành viên hợp tác:
Các thành viên hợp tác sẽ chịu trách nhiệm dân sự chung bằng tài sản chung. Trong trường hợp nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung thì các thành viên hợp tác sẽ phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc luật có quy định khác.
2.4. Nghĩa vụ đóng góp tài sản của các thành viên hợp tác:
Bản chất của hợp đồng hợp tác là sự liên kết của các chủ thể. Khi xác lập hợp đồng này thì các thành viên sẽ cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất kinh doanh, cho nên mỗi thành viên phải đóng góp một phần tài sản theo thỏa thuận và cùng tạo lập khối tài sản chung theo phần của các thành viên. Tài sản được các thành viên đóng góp có thể là vật chất hoặc là tiền. Nếu tài sản đóng góp là tiền mà có thành viên chậm đóng góp thì phải tiếp tục đóng góp và phải trả lãi theo quy định tại Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 trên số tiền chậm đóng góp tương ứng với thời hạn chậm đóng góp.
Cụ thể, Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây:
“Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền
1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”
– Tài sản chung của nhóm hợp tác bao gồm động sản và bất động sản.
Các thành viên của nhóm hợp tác sẽ đưa ra thỏa thuận về việc sử dụng tài sản chung. Đối với những tài sản có giá trị lớn hoặc là tư liệu sản xuất chủ yếu của nhóm hợp tác thì việc định đoạt tài sản đó sẽ phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của các thành viên trong nhóm hợp tác theo đúng quy định.
– Theo quy định của pháp luật, trong quá trình nhóm hợp tác tồn tại thì các thành viên trong nhóm hợp tác sẽ không được yêu cầu chia tài sản chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác của nhóm hợp tác. Đối với trường hợp các thành viên đã có thỏa thuận chia tài sản chung cho một hoặc một số thành viên thì các quyền và nghĩa vụ của nhóm hợp tác đã xác lập trước thời điểm phân chia tài sản không thay đổi hoặc không chấm dứt mà các thành viên còn lại phải tiếp tục thực hiện.
Cần lưu ý trong trường hợp các thành viên thỏa thuận phân chia toàn bộ tài sản chung của nhóm hợp tác thì trước khi phân chia tài sản chung, nhóm hợp tác phải thực hiện xong nghĩa vụ bằng tài sản chung, số tài sản còn lại được chia cho các thành viền. Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm theo phần bằng tài sản riêng của mình theo quy định cụ thể tại Điều 506 Bộ luật dân sự năm 2015.