Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản?
Theo quy định pháp luật về hợp đồng thì có rất nhiều các loại hợp đồng khác nhau như hợp đồng giao dịch mua bán, hợp đồng chuyển nhượng,
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng thuê khoán tài sản là gì?
Điều 501 Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng thuê khoán tài sản như sau:
“Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê”.
Về bản chất hợp đồng thuê khoán tài sản cũng là một dạng của hợp đồng thuê tài sản, trong đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê sử dụng, còn bên thuê phải trả tiền thuê. Song, do tầm quan trọng của mỗi loại tài sản trong nền kinh tế quốc dân, kết hợp với nhu cầu quản lý nhà nước đối với từng loại giao dịch dân sự cần có sự điều chỉnh của pháp luật ở những mức độ khác nhau, nên pháp luật có những quy định riêng để điều chỉnh quan hệ thuê khoán tài sản.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê khoán tài sản?
Trong hợp đồng thuê khoán, mỗi bên chủ thể đều có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Các bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ và tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo cho hợp đồng được tiến hành theo thỏa thuận, hạn chế tranh chấp
2.1. Quyền, nghĩa vụ của bên cho thuê khoán?
– Quyền của bên thuê khoán:
Bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê phải khai thác tài sản thuê theo đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận.
Bên cho thuê khoán có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức. “Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền, hoặc bằng thực hiện một công việc” (khoản 1 Điều 506 Bộ luật dân sự)
+ Quyền yêu cầu bên thuê trả tiền thuê: Bên cho thuê khoán có quyền yêu cầu bên thuê phải trả tiền thuê như thỏa thuận và đúng phương thức. Tiền thuê có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
+ Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng: Bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp sau:
Nếu bên thuê khoán vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình, dựa trên căn cứ đã thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Bên cho thuê đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhưng phải báo trước cho bên thuê với một khoảng thời gian hợp lí phù hợp với thời vụ hoặc chu kì khai thác.
Nếu bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán không phải là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán
– Nghĩa vụ của bên cho thuê khoán:
Bên cho thuê khoán có nghĩa vụ giao tài sản thuê khoán đúng thời hạn, đúng tình trạng đã thỏa thuận. Khi giao bên cho thuê khoán phải lập biên bản đánh giá tình trạng thuê khoán và xác định giá trị tài sản thuê khoán.
Chủ thể của bên cho thuê khoán có thể là chủ sở hữu tài sản hoặc người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Theo đó, đối tượng của hợp đồng cho thuê khoán là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu thì các bên phải lập thành văn bản, có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải đăng kí hợp đồng theo quy định của pháp luật
Pháp luật quy định cụ thể tại Điều 487 Bộ luật dân sự về trường hợp khi giao tài sản thuê khoán, các bên phải lập biên bản đánh giá tình trạng của tài sản và xác định trị giá của tài sản thuê khoán để bảo đảm quyền lợi của các bên và xác định tình trạng tài sản phù hợp với mức độ khấu hao đã thỏa thuận khi trả lại tài sản. Nếu bên thuê làm mất tài sản hoặc làm giảm sút giá trị mức khấu hao tài sản thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2.2. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê khoán tài sản?
Nghĩa vụ của bên thuê được xác lập gồm khai thác tài sản thuê khoán, bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán, nghĩa vụ trả tiền thuê khoán, khai thác tài sản thuê khoán.
Căn cứ theo Điều 489 quy định bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng mục đích đã thỏa thuận và báo cho bên thuê khoán theo định kỳ về tình trạng tài sản và tình hình khai thác tài sản. Trong khoản thời gian cho thuê khoán khi bên thuê khoán khai thác công dụng tài sản thuê khoán không đúng mục đích thì bên cho thuê khoán có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên thuê khoán phải khai thác tài sản thuê khoán đúng công dụng, mục đích đã thỏa thuận gồm:
+ Về mục đích trước mắt: người thuê dự định để làm gì đối với tài sản thuê khoán, sau khi nhận tài sản thuê khoán như thuê để xây dựng nhà xưởng,..
+ Về mục đích lâu dài là lợi ích mà người thuê khoán đặt ra sau khi khai thác công dụng tài sản thuê khoán như thuê lấy lợi nhuận, hoa lợi,..
Bảo quản, bảo dưỡng, định đoạt tài sản thuê khoán
Lấy căn cứ tại khoản 1 Điều 490 Luật dân sự năm 2015 thì trong thời hạn khai thác tài sản thuê khoán, bên thuê khoán phải bảo quản, bảo dưỡng tài sản thuê khoán và trang thiết bị kèm theo bằng chi phí của mình, nếu bên thuê khoán làm mất, hư hỏng hoặc làm mất giá trị, giảm sút giá trị tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.
Bên thuê khoán có thể tự mình sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán, nếu có thỏa thuận và phải bảo toàn giá trị tài sản thuê khoán. Còn đối với bên cho thuê khoán phải thanh toán cho bên thuê khoán chi phí hợp lý để sửa chữa, cải tạo tài sản thuê khoán theo thỏa thuận và bên thuê khoán không được cho thuê khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.
Nghĩa vụ trả tiền thuê khoán
Trong pháp luật cũng như trong thực tế thì bên đi thuê khoán bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê khoán kể cả trong những trường hợp không khai thác được công dụng của tài sản thuê khoán. Bởi lẽ việc không thu được lợi nhuận trong trường hợp này không phải do lỗi của người có tài sản mà do các yếu tố khách quan hoặc chủ quan tác động trực tiếp đến kết quả này.
Đối với giá cho thuê khoán đối với tài sản thì giá thuê khoán tài sản ổn định trong thời gian thuê nhưng giá thuê khoán có thể tăng hay giảm. Điều này phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là do thay đổi về tình trạng tài sản không phải do lỗi của bên thuê hoặc có những thay đổi cơ bản như thay đổi giá,.. và các bên có sự thỏa thuận trước các điều kiện tăng, giảm giá thuê
Cho thuê khoán lại
Trong thời hạn thuê khoán, người thuê khoán không được cho thuê khoán lại nếu không được sự đồng ý của bên cho thuê bởi lẽ nội dung này đã được xác lập trong quyền và nghĩa vụ thỏa thuận từ khi giao kết hợp đồng. Ngược lại, nếu có sự đồng ý của bên cho thuê, bên thuê cho người thứ ba thuê lại thì quan hệ hợp đồng giữa người cho thuê và người thuê vẫn tồn tại và phát sinh quan hệ thuê thứ hai giữa người thuê và người thuê lại.
Việc phân biệt rõ các quan hệ này có ý nghĩa trong việc xác định trách nhiệm dân sự của người thuê và người thuê lại trong hai quan hệ hợp đồng. Bởi lẽ căn cứ theo khoản 2 Điều 492 Bộ luật dân sự quy định về việc vi phạm nghĩa vụ thì bên cho thuê có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng.
Tuy nhiên tong trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Quyền của bên thuê là trả lại tài sản thuê khoán được quy định tại Điều 493 đó là khi hai bên chấm dứt hợp đồng thuê khoán, bên thuê khoán phải trả lại tài sản thuê khoán ở tình trạng phù hợp với mức độ khấu hao theo thỏa thuận. Trường hợp bên thuê làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thuê khoán thì phải bồi thường thiệt hại.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt, bên thuê khoán phải trả lại tài sản tuy nhiên, nếu quyết định chấm dứt đơn phương thì bên chấm dứt phải
Như vậy, từ những nội dung trên có thể thấy, đối với hợp đồng thuê khoán tài sản thì cũng sẽ được thực hiện cơ bản như những hợp đồng khác cũng có mục quan trọng nhất đó là quyền và nghĩa vụ thực hiện của hai chủ thể ký kết.