Khái quát chung về mua bán tài sản theo quy định của pháp luật? Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự?
Mua bán tài sản là một chủ đề có thể nói đã rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Đó là giao dịch giữa bên mua và bên bán qua nhiều hình thức khác nhau và phổ biến hơn hết đó là mua bán tài sản kèm theo hợp đồng mua bán để có thể bảo vệ quyền và lợi ích cho các bên tham gia giao dịch mua bán. Tại
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật dân sự 2015
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
1. Khái quát chung về mua bán tài sản theo quy định của pháp luật
1.1. Hợp đồng mua bán tài sản là gì?
Tại Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán tài sản như sau:
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Theo đó chúng ta có thể thấy đối với việ trao đổi, mua bán tài sản cần phải có hợp đồng để có thể đảm bảo thực hiện và bảo vệ quyền lợi cho các bên khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ liên quan trong giao dịch mua bán tài sản giữa các bên với nhau theo nguyên tắc tự nguyện và thỏa thuận giữa các bên.
1.2. Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng mua bán tài sản
Đặc điểm của đồng mua bán tài sản là hợp đồng song vụ có những đặc điểm như bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận vật và trả tiền mua vật; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao vật và nhận tiền bán vật.
Đặc điểm của hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù đó là về hợp đồng thỏa thuận về một khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản với mục đích đó chính là khoản đền bù về việc mua bán tài sản
Đặc điểm của hợp đồng có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản là đặc điểm để phân biệt với Hợp đồng cho mượn hay cho thuê tài sản
2. Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự
2.1. Quyền của bên mua bán tài sản theo bộ luật dân sự 2015
Căn cứ dựa trên quy định tại Điều 333. Quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
2. Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, từ quy định chúng tôi đưa ra như trên có thể thấy khi các bên chủ thể của quan hệ mua bán tài sản có thỏa thuận áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu, pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản như sau:
Sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.
Khi các bên giao kết với nhau hợp đông dân sự hoặc mua bán tài sản có thể thấy hầu hết các bên chủ thể đều mong muôn đạt được sự thỏa thuận và thực hiện theo đúng thỏa thuận đó. Tuy nhiên, việc thực hiện các hợp đồng trên thực tế không phải lúc nào cũng diễn ra theo đúng nguyện vọng của các bên.
Xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau, một trong các bên của hợp đồng hoàn toàn có thể vi phạm nghĩa vụ phát sinh theo chính thỏa thuận đó. Việc vi phạm này của một trong các bên sẽ làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên còn lại.
Trong hợp đồng mua bán, khi bên bán đã chuyển giao tài sản cho bên mua mà bên mua chưa kịp thanh toán tiền thì rủi ro sẽ nhiều hơn cho bên bán. Vì quyền và lợi ích của bên bán có đạt được hay không lại hoàn toàn dựa vào việc thực hiện hành vi của bên mua. Còn bên mua đã được chiếm hữu thực tế tài sản đó nên nếu bên mua có vi phạm, bên bán có quyền đòi lại tài sản đó. Tuy nhiên, không phải lúc nào bên mua cũng vi phạm nghĩa vụ trả tiền. Do vậy, trong khoảng thời gian thanh toán theo thỏa thuận của các bên, việc chiếm hữu thực tế tài sản của bên mua sẽ phát sinh quyền được khai thác, sử dụng hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản mua bán.
Ví dụ, A và B có thỏa thuận mua bán dây chuyền sản xuất đồ gia dụng, theo đó, A là bên bán sẽ thực hiện vận chuyển và giao cho B vào ngày 20/11/2015, B sẽ phải thanh toán cho A tổng số tiền là 12 tỷ đồng. Việc thanh toán sẽ chia thành 2 đợt, đợt 1 là 5 tỷ sau khi chuyển giao tài sản; đợt 2 là ngày 20/11/2016. Để đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện nghĩa vụ của B, A thỏa thuận kem theo bảo lưu quyền sở hữu của mình cho đến khi B thanh toán đủ tiền cho A. Đến 20/11/2016, B không có khả năng để thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền 7 tỷ đồng cho A. Theo quy định của pháp luật, A được quyền đòi lại tài sản sau khi trừ đi chi phí khấu hao tài sản mà B dùng sau 1 năm. Còn B, trong vòng một năm B đã thực hiện việc khai thác, sử dụng, đồng thời có cho thuê hệ thống dây chuyền này và thu được một khoản tiền là 500 triệu. Như vậy, B có quyền sở hữu khoản tiền 500 triệu phát sinh từ hợp đồng thuê dây chuyền sản xuất với chủ thể thứ ba.
Chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Rủi ro về tài sản được hiểu là những tổn thất xảy đến với chính tài sản có thể xuất hiện do khách quan hoặc tiềm ẩn ngay trong nội tại của tài sản đó. Xét về nguyên tắc, bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản.
Trường hợp cụ thể như với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký. Theo quy định như vậy thì trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, bên mua sẽ phải gánh chịu rủi ro đối với tài sản nếu không có thỏa thuận khác. Vì có thể thấy trên thực tê tài sản đã được chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Nhưng nếu các bên có thỏa thuận khác, pháp luật sẽ tôn trọng và bảo đảm thực hiện theo.
2.2. Nghĩa vụ của bên mua bán tài sản theo bộ luật dân sự 2015
Nghĩa vụ của bên bán
– Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với hàng hóa. Đây là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của bên bán. Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm
– Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa
– Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng và chứng từ liên quan
– Nghĩa vụ giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận
– Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa: Bản chất của việc mua bán hàng hóa là sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ bên bán cho bên mua. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa được xác định như sau: trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa. Đây là một trong những nghĩa vụ cơ bản của người bán, được quy định trong
Nghĩa vụ của bên mua
Như vậy dựa trên những thông tin chúng tôi đã đưa ra và phân tích như trên ta có thể thấy quyền của bên này sẽ tương ứng với nghĩa vụ của bên kia. Hai bên trong giao kết hợp đồng cần thiện chí, trung thực, tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết, tích cực hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng để đảm bảo đạt được mục đích giao kết.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quyền và nghĩa vụ của bên mua bán tài sản theo Bộ luật dân sự và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.