Quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế? Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao quyền sử dụng sáng chế?
Trong quá trình sử dụng quyền sáng chế, theo quy định của pháp luật một số trường hợp phải thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế. Vậy, quyền và nghĩa vụ các bên khi bắt buộc chuyển giao sáng chế.
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1.Quy định của pháp luật về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế:
Liên quan đến vấn đề về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế, điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về căn cứ bắt buộc chuyển quyền sử dụng đối với sáng chế . Theo quy định này có thể hiểu rằng căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền người nắm độc quyền sử dụng sáng chế phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng theo theo quy định mà không cần được sự đồng ý của họ. Cụ thể là một số trường hợp:
– Người nắm độc quyền sử dụng sáng thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm .
– Sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội;
– Mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thoả đáng nhưng giữa người có nhu cầu sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế.
Sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế mà người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế.
Khi căn cứ chuyển giao không còn tồn tại và không có khả năng tái xuất hiện với điều kiện việc chấm dứt quyền sử dụng đó không gây thiệt hại cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì người nắm độc quyền sử dụng sáng chế có quyền yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế.
Bên cạnh đó, theo quy định của pháp luật thì khi thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cũng cần phải chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ nhất định, cụ thể là:
-Tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo mẫu
-Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện;
– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí
– Tài liệu chứng minh tại thời điểm nộp đơn, thực tế đang có nhu cầu sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh hoặc phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội, nhưng người nắm giữ độc quyền sáng chế đã không sử dụng sáng chế và việc không sử dụng sáng chế sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được mục đích nêu trên;
– Tài liệu chứng minh người nắm giữ độc quyền sáng chế đã không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế và tại thời điểm nộp hồ sơ đã kết thúc thời hạn 04 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc thời hạn 03 năm kể từ ngày sáng chế được cấp bằng độc quyền;
-Tài liệu chứng minh rằng người có nhu cầu sử dụng sáng chế không đạt được thoả thuận với người nắm độc quyền sử dụng sáng chế về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế
– Tài liệu chứng minh rằng người nắm độc quyền sử dụng sáng chế đã thực hiện hành vi bị coi là hạn chế cạnh tranh bị cấm
-Tài liệu chứng minh việc sử dụng sáng chế đó chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc xuất trình tài liệu chứng minh người nắm độc quyền sử dụng sáng chế đã thực hiện hành vi bị coi là hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh
Tùy từng mục đích chuyển giao nhất định mà việc xác định thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cũng khác nhau. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những cơ quan sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
Đối với trường hợp việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho Nhân dân hoặc đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của xã hội sẽ do Bộ, cơ quan ngang bộ ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Việc ban hành quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không cần sự đồng ý của người năm độc quyền sử dụng sáng chế nhưng cần phải thông báo ngay cho họ biết về quyết định đó.
Đối với trường hợp sau khi kết thúc bốn năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế và kết thúc ba năm kể từ ngày cấp Bằng độc quyền sáng chế mà người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thực hiện nghĩa vụ sử dụng sáng chế theo quy định thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
Đối với trường hợp mặc dù trong một thời gian hợp lý đã cố gắng thương lượng với mức giá và các điều kiện thương mại thỏa đáng nhưng giữa người có nhu cầu sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không đạt được thỏa thuận với về việc ký kết hợp đồng sử dụng sáng chế thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Đối với trường hợp người nắm độc quyền sử dụng sáng chế bị coi là thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của pháp luật về cạnh tranh thì Bộ Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền ban hành quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế
Khi bị chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc thì người nắm độc quyền sử dụng sáng chế sẽ được bồi thường một khoản tiền nhất định. Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng định giá hoặc trưng cầu giám định để xác định giá đền bù. Cụ thể, khoản bồi thường này phải tuân theo quy định tại điều 24
Tuy nhiên, theo quy định thì giá đền bù không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế.
Như vậy, khi thực hiện việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc thì phải tuân theo những điều kiện nhất định và việc chuyển giao đó cũng được đền bù theo các tiêu chí mà pháp luật đã quy định.
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong chuyển giao quyền sử dụng sáng chế:
Khi đã có quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì theo quy định của pháp luật các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và nội dung được chuyển giao không được quy định rõ ràng. Tuy nhiên dựa theo quy định tại 1 Điều 146 Luật sở hữu trí tuệ thì có thể xác định được rằng khi đã có quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thì theo quy định của pháp luật các bên sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
Quyền sử dụng được chuyển giao thuộc dạng không độc quyền;
Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước,
Đối với sáng chế trong lĩnh vực công nghệ bán dẫn thì việc chuyển giao quyền sử dụng chỉ nhằm mục đích công cộng, phi thương mại hoặc nhằm xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh;
Người được chuyển giao quyền sử dụng không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác,
Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng tuỳ thuộc vào giá trị kinh tế của quyền sử dụng đó
Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc với những điều kiện hợp lý;
Người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản không được chuyển nhượng quyền đó
Như vậy, từ những lập luận và phân tích như trên có thể xác định được rằng khi chuyển giao quyền sử dụng sáng chế các bên có các quyền và nghĩa vụ như:Không được chuyển nhượng quyền đó cho người khác. Quyền sử dụng được chuyển giao chỉ được giới hạn trong phạm vi và thời hạn đủ để đáp ứng mục tiêu chuyển giao và chủ yếu để cung cấp cho thị trường trong nước. Người được chuyển giao quyền sử dụng phải trả cho người nắm độc quyền sử dụng sáng chế một khoản tiền đền bù thoả đáng. Được trả một khoản tiền đền bù. Người nắm độc quyền sử dụng sáng chế cơ bản cũng được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế phụ thuộc.