Quy định về việc bảo đảm quyền và lợi ích của các chủ thể khi thi hành quyết định về biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Việc thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời bao gồm quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được tiến hành nhanh chóng, kịp thời. Vì vậy, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự phải xem xét ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho cơ quan thi hành án dân sự nơi người phải thi hành án cư trú hoặc có tài sản tổ chức thi hành. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ủy thác thi hành án, thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự nhận ủy thác ra quyết định thi hành án. Trên cơ sở quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, chấp hành viên phải tiến hành ngay các biện pháp cần thiết để tổ chức thi hành quyết định biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều 130
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật thi hành án dân sự năm 2008.
– Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.
2. Luật sư tư vấn:
Luật đã có những quy định cụ thể về thi hành các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng những quy định này trong thực tế.
Đối với biện pháp bảo đảm tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự và tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản: Theo Điều 68 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án hoặc thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyền sở hữu, sử dụng”. Tương tự, tại Điều 69 Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 quy định “trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Chương IV của Luật này; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.”
>>> Luật sư
Đối với định giá tài sản đã kê biên:
“- Về việc Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên theo khoản 3 Điều 98 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, nhưng chưa quy định cơ chế bắt buộc cơ quan chuyên môn phải có ý kiến. Vì thế, cần quy định cụ thể theo hướng trường hợp cơ quan chuyên môn không có ý kiến theo đề nghị của Chấp hành viên thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự báo cáo, đề nghị Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo các cơ quan nói trên có ý kiến để Chấp hành viên xác định giá tài sản kê biên.
– Về quyền yêu cầu định giá lại tài sản kê biên: Trường hợp đương sự có yêu cầu định giá lại tài sản kê biên trước khi có thông báo công khai việc bán đấu giá tài sản theo điểm b khoản 1 Điều 99 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì Chấp hành viên tổ chức định giá lại tài sản kê biên. Điều luật không quy định được yêu cầu đến lần thứ mấy, thực tế có trường hợp người phải thi hành án lợi dụng quy định này để yêu cầu định giá lại nhiều lần nhằm kéo dài việc thi hành án. Vì thế, cần quy định bổ sung theo hướng đương sự chỉ được yêu cầu định giá lần một lần đối với tài sản bán đấu giá không thành”.