Quyền tự do hợp đồng là một trong những quyền cơ bản của con người. Đảm bảo quyền tự do hợp đồng đồng nghĩa với việc đảm bảo quyền con người. Dưới đây là quy định của pháp luật về quyền tự do hợp đồng.
Quyền tự do hợp đồng theo quy định của pháp luật là một trong những bộ phận cơ bản thể hiện tối đa sự tôn trọng của pháp luật đối với ý chí của con người. Có thể nhìn nhận, tự do hợp đồng là bộ phận để cấu thành nên quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng cũng là một bộ phận để cấu thành nên quyền tự do nói chung của con người. Quyền tự do hợp đồng theo quy định của pháp luật được thể hiện như sau:
Mục lục bài viết
1. Quyền được tự do, bình đẳng và tự nguyện trong giao kết hợp đồng:
Trong quá trình giao kết hợp đồng, tự do và tự nguyện giao kết hợp đồng là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Dù thiết lập quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực dân sự, lĩnh vực thương mại hay lĩnh vực lao động … thì các bên chủ thể đều có quyền tự do về mặt ý chí, không được bên nào có quyền áp đặt ý chí của mình để bắt buộc hoặc ngăn cản các chủ thể tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng. Quyền tự do trong quá trình giao kết
– Điều 11 của Văn bản hợp nhất
– Căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng. Theo đó, hợp đồng được xem là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự, theo đó giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm thay đổi hoặc phát sinh hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể. Một trong những điều kiện để hợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói riêng có hiệu lực đó là mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ theo quy định tại Điều 386 của Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định và đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc của đề nghị đó của bên đề nghị đối với bên được đề nghị, bên được đề nghị có thể là bên đã được xác định từ trước hoặc gửi tới công chúng. Trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có quy định rõ thời hạn trả lời, nếu như bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ 03 trong thời gian chờ bên được đề nghị trả lời thì sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị, không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh trên thực tế.
Như vậy có thể nói, quyền tự do, bình đẳng và tự nguyện trong giao kết hợp đồng đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên trên thực tế, quyền tự do bình đẳng giao kết hợp đồng sẽ không được thực hiện trong một số lĩnh vực đặc thù. Điển hình là các hợp đồng cung cấp dịch vụ công tử các chủ thể là công ty nhà nước độc quyền phân phối các loại hình dịch vụ như điện, nước, điện thoại … Chủ thể giao kết là người dân sử dụng dịch vụ này thì sẽ bị bắt buộc ký kết các hợp đồng mẫu đã được soạn sẵn, tức là các hợp đồng không được thay đổi, thậm chí khi thiệt hại cho người sử dụng cũng không có điều khoản để bồi thường như việc các công ty cung cấp điện tự động ngắt điện làm hư hỏng các thiết bị điện của người dân hoặc hư hỏng các sản phẩm của người dân đang trong quá trình sản xuất …
2. Quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng:
Quyền được tự do lựa chọn đối tác trong quá trình giao kết hợp đồng là quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ thể kinh doanh, bởi lẽ họ sẽ lựa chọn những đối tác để thực hiện giao kết hợp đồng sao cho thuận lợi nhất cho mình. Quá trình lựa chọn đối tác để giao kết hợp đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như văn hóa ứng xử, khả năng kinh nghiệm trên thực tế, quá trình kinh doanh của đối tác, uy tín của đối tác, các điều kiện về lợi ích kinh tế phát sinh từ sự thương thảo hợp đồng … chủ thể kinh doanh chỉ cần căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với nội dung hợp đồng để tạo thuận và tuân thủ trong quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng. Pháp luật Việt Nam hiện nay có quy định về điều kiện các chủ thể được tham gia vào các giao kết hợp đồng.
Đối với cá nhân thì cá nhân đó phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự căn cứ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Bộ luật dân sự năm 2015, đại diện của pháp nhân căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật dân sự năm 2015, thương nhân được quy định cụ thể tại Điều 6 của Văn bản hợp nhất
3. Quyền được tự do thỏa thuận nội dung giao kết hợp đồng:
Quyền tự do thỏa thuận nội dung trong quá trình giao kết hợp đồng là một trong những quyền cơ bản, đây được xem là yếu tố cơ bản nhất tác động đến lợi ích của các bên trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng. Các bên hoàn toàn có quyền lựa chọn đối tượng hàng hóa để mua bán, dịch vụ để cung cấp, thỏa thuận về giá cả, thỏa thuận về cách đánh giá, phương thức thanh toán, điều kiện giao nhận hàng, điều kiện vận chuyển, đóng gói bao bì và một số nội dung khác trong hợp đồng dựa trên cơ sở đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên khi thực hiện quyền tự do thỏa thuận trong hợp đồng, pháp luật về thương mại và pháp luật về dân sự, pháp luật về lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan cũng quy định về các điều khoản chủ yếu cần có trong hợp đồng, các bên có quyền thỏa thuận về những nội dung trong hợp đồng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng, mà các bên hoàn toàn có quyền thỏa thuận về những nội dung của hợp đồng. Căn cứ theo quy định tại Điều 398 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định hợp đồng có thể có các nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, hình thức thực hiện hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm và vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp. Theo đó thì pháp luật dân sự chỉ đưa ra các gợi ý cho các bên trong quá trình thương thảo nội dung của hợp đồng. Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng cần phải phù hợp với quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội căn cứ tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Trong hoạt động thương mại, văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 quy định cụ thể hơn về quyền này thông qua quy định của các hợp đồng thương mại: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, trung gian thương mại … và một số hợp đồng thương mại khác chỉ được pháp luật thương mại điều chỉnh khi các bên không có thoả thuận trong hợp đồng. Như vậy có thể nói, quyền tự do thỏa thuận nội dung trong hợp đồng của các bên bị giới hạn bởi các quy định của pháp luật. Vấn đề này là phù hợp nhằm mục đích đảm bảo sự thỏa thuận của các bên nằm trong khuôn khổ của pháp luật và không xâm phạm đến lợi ích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xâm phạm đến lợi ích công cộng.
4. Quyền được tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện:
Quyền tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện, tức là các bên có thể thỏa thuận về vấn đề thay đổi nội dung, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng đã giao kết trong quá trình thực hiện hợp đồng. Đây được coi là quyền năng khẳng định sự trọn vẹn của các bên chủ thể trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng trên thực tế. Quy định này có ý nghĩa vô cùng quan trọng thể hiện sự tôn trọng đối với quyết định và tôn trọng đối với ý chí của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng. Có thể là quyết định thay đổi một phần hợp đồng, quyết định thay đổi toàn bộ hợp đồng, quyết định chấm dứt hợp đồng … Điều kiện sửa đổi, chấm dứt hợp đồng trước khi hết hạn, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng có quy định về vấn đề này, tuy nhiên không gợi mở các nội dung hợp đồng mà chỉ ghi nhận riêng về việc sửa đổi hợp đồng dân sự căn cứ theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật dân sự năm 2015 và chấm dứt hợp đồng dân sự căn cứ tại Điều 422 của Bộ luật dân sự năm 2015. Bên cạnh đó, văn bản hợp nhất Luật thương mại năm 2019 cũng quy định về việc điều chỉnh các nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại khi các bên không có thoả thuận về vấn đề này. Tức là khi các bên không có thoả thuận thì pháp luật mới điều chỉnh. Về bản chất thì pháp luật vẫn yêu tiên sự tự do thỏa thuận của các bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 Luật Thương mại.