Cưỡng bức trong lao động là một trong các hành vi bị nghiêm cấm mà Bộ luật Lao động đã quy định. Vậy quyền tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động:
- 2 2. Thủ tục tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động:
- 2.1 2.1. Chuẩn bị hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
- 2.2 2.2. Nộp hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
- 2.3 2.3. Thụ lý tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
- 2.4 2.4. Xác minh nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
- 2.5 2.5. Kết luận nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
- 2.6 2.6. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
1. Quyền tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động:
Điều 8
– Hành vi phân biệt đối xử trong lao động.
– Hành vi ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
– Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
– Hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động
– Hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
– Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề hay công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
– Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác nhằm để lừa gạt người lao động
– Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để tuyển dụng người lao động với mục đích là để thực hiện hành vi mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động
– Hành vi lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện những hành vi trái pháp luật.
– Sử dụng lao động chưa thành niên trái với pháp luật.
Thêm nữa, các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động là người giúp việc gia đình được quy định ở tại Điều 165
– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là những người giúp việc gia đình.
– Giao việc cho người giúp việc gia đình mà không theo
– Giữ các giấy tờ tùy thân của người lao động.
Theo đó, hành vi cưỡng bức lao động là một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong pháp luật lao động nói chung, bao gồm có người lao động là giúp việc gia đình. Khoản 7 Điều 3
Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình được quy định tại Điều 164 Bộ luật Lao động 2019, bao gồm:
– Thực hiện đầy đủ các thỏa thuận đã giao kết trong
– Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu như làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
– Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa đến an toàn, sức khỏe, tính mạng, đến tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
– Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, hành vi cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Theo quy định trên thì người lao động là người giúp việc gia đình phải có nghĩa vụ tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 2
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, công vụ;
– Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực.
Mà như đã nói ở trên, hành vi cưỡng bức lao động là một hành vi pháp luật đã nghiêm cấm. Như vậy, có thể khẳng định được rằng việc tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động không chỉ là nghĩa vụ của người giúp việc mà đó còn là quyền của họ.
2. Thủ tục tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động:
Thủ tục tố cáo của giúp việc khi bị cưỡng bức lao động được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
Hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn tố cáo. Trong đơn tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động phải có những nội dung sau:
+ Ngày, tháng, năm tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
+ Cơ quan nhận đơn tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động: theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì cơ quan nhận đơn tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động là Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
+ Thông tin của người tố cáo, bao gồm có những thông tin sau:
++ Đầy đủ họ tên của người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
++ Giấy tờ chứng minh nhân dân/căn cước công dân của người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
++ Địa chỉ của người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
++ Số điện thoại của người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
++ Địa chỉ email (nếu như có) của người tố cáo.
+ Thông tin của người bị tố cáo có hành vi cưỡng bức lao động: các thông tin tương tự với người tố cáo đã nêu trên.
+ Nêu rõ tên của hành vi vi phạm.
+ Nêu rõ căn cứ pháp lý xác định hành vi.
+ Ghi rõ những tài liệu, chứng cứ kèm theo (bệnh án của người bị cưỡng bước lao động, camera,..)
+ Người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
– Những tài liệu, chứng cứ chứng minh giúp việc bị cưỡng bức lao động (bệnh án của người bị cưỡng bước lao động, camera,..)
2.2. Nộp hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
Người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động thực hiện nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến cơ quan chức năng có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động trực tiếp đến cơ quan chức năng có thẩm quyền
– Nộp hồ sơ tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động qua đường bưu điện.
Cơ quan chức năng có thẩm quyền nhận đơn tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động bao gồm những cơ quan sau:
– Cơ quan công an các cấp;
– Viện kiểm sát nhân dân các cấp;
– Tòa án;
– Cơ quan báo chí,…
2.3. Thụ lý tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
Người giải quyết tố cáo ra quyết định thụ lý tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Tố cáo được thực hiện theo các quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
– Người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động có đủ năng lực hành vi dân sự;
– Nếu người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
– Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động;
– Nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động, người giải quyết tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết.
2.4. Xác minh nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
– Người giải quyết tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh về nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động.
– Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo người giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động và kiến nghị biện pháp xử lý.
2.5. Kết luận nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động:
– Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo có hành vi cưỡng bức lao động và kết quả xác minh, những tài liệu, chứng cứ có liên quan thì người giải quyết tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động ban hành kết luận nội dung tố cáo.
– Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động, người giải quyết tố cáo phải gửi kết luận nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo có hành vi cưỡng bức lao động và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.
2.6. Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo:
Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo khi giúp việc bị cưỡng bức lao động không vi phạm pháp luật thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo.
– Trường hợp kết luận người bị tố cáo có hành vi cưỡng bức lao động thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp hành vi cưỡng bức lao động của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến cơ quan chức năng để xử lý.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.
–